Văn Thuyết Minh

HUY Quang Mai

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tư 2017
534
263
121
20
Thanh Hóa
Bighit Entertainment
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp mình với bài này là bài tập học thêm mình chưa làm xong đang loay hoay mãi mà chẳng nghĩ thêm được điều j mọi người giúp mình nhé;)
Đề bài: Thuyết minh về động từ thức
để mình nói sơ qua về"Động từ thức" nha
Động Từ Thức còn gọi là Động Bích Đào, là một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá được gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Động nằm trên dãy núi Tam Điệp, thuộc địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nằm cạnh đường quốc lộ 10, cách thị trấn Phát Diệm hơn 10 cây số về phía Tây Nam, trên sườn một ngọn núi đá nhỏ có thả dê của đồng bào địa phương, xung quanh là ruộng lúa nước. Trong khoảng thời gian chiến tranh với nước Mỹ, động này bỏ hoang không có ai lui tới, lơ thơ chút cỏ hoang mọc trước cửa động.
 

day and night

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng năm 2017
538
684
154
21
Mọi người giúp mình với bài này là bài tập học thêm mình chưa làm xong đang loay hoay mãi mà chẳng nghĩ thêm được điều j mọi người giúp mình nhé;)
Đề bài: Thuyết minh về động từ thức
để mình nói sơ qua về"Động từ thức" nha
Động Từ Thức còn gọi là Động Bích Đào, là một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá được gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Động nằm trên dãy núi Tam Điệp, thuộc địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nằm cạnh đường quốc lộ 10, cách thị trấn Phát Diệm hơn 10 cây số về phía Tây Nam, trên sườn một ngọn núi đá nhỏ có thả dê của đồng bào địa phương, xung quanh là ruộng lúa nước. Trong khoảng thời gian chiến tranh với nước Mỹ, động này bỏ hoang không có ai lui tới, lơ thơ chút cỏ hoang mọc trước cửa động.
đề 1 : thuyết minh về động từ thức.
Động Từ Thức – lạc bước cảnh tiên
“Khách về Nga Thiện quê tôi
Thăm động Từ Thức, thăm người cảnh tiên.”
Đó là câu thơ mà người dân Nga Sơn vẫn hay đọc cho nhau nghe với một niềm tự hào chan chứa trong ánh mắt. Giấu mình trong dãy núi đá vôi trùng điệp thuộc dãy Tam Điệp – Biện Sơn nổi tiếng, được che chở bởi những lùm cây um tùm, xanh mát, động Từ Thức ( Nga Thiện – Nga Sơn), giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi vẻ đẹp lộng lẫy do tạo hoá ban tặng và cả bởi truyền thuyết Từ Thức gặp tiên.
Động Từ Thức thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, cách thành phố Thanh Hoá về phía đông bắc khoảng 50 km. Theo những bậc thang đá quanh co, du khách sẽ lên tới cửa động. Nơi đây có một ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Sơn Thần, chỉ cao chấm đầu người và không rộng lắm. Đứng ở cửa động phóng tầm mắt ra xung quanh, du khách sẽ bao quát được bao cảnh sắc kỳ thú: những thửa ruộng vuông vắn như bàn cờ, những dòng sông quanh co uốn lượn, những xóm thôn trù phú nép mình trong luỹ tre xanh… Toàn cảnh hiện lên như một bức tranh thuỷ mặc làm say đắm lòng người.
Động Từ Thức gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên, câu chuyện tình yêu say đắm giữa chàng Từ Thức và nàng Giáng Hương. Truyện kể rằng : Ở làng Cẩm La xưa, thuộc Tống Sơn (nay thuộc huyện Nga Sơn) có chàng thanh niên là Từ Thức. Khoảng cuối đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388 - 1398) Từ Thức được bổ làm quan tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh ngày này). Ông nổi tiếng thanh liêm, chính trực và yêu thích ngao du sơn thuỷ. Mùa xuân năm Bính Tý (1396) Từ Thức đi chơi hội “mẫu đơn” ở một ngôi chùa đẹp nổi tiếng, đã gặp một thiếu nữ xinh đẹp bị nhà chùa giữ lại vì vô tình làm gãy một cành hoa mẫu đơn. Động lòng thương, Từ Thức liền cởi áo gấm chuộc lỗi cho cô gái. Vốn là người yêu thích nghệ thuật, chán ghét lợi danh nên nhân việc chịu tang mẹ, Từ Thức treo ấn từ quan. Về quê, chàng ngày ngày ngao du sơn thuỷ. Một ngày kia, tới cửa biển Thần Phù (Nga Sơn), chàng bỗng thấy phía khơi xa có một ngọn núi tuyệt đẹp. Chàng liền chèo thuyền ra xem và làm một bài thơ khắc trên vách núi đá. Bỗng từ vách núi nứt ra một cửa động, chàng bước vào, thì đấy là một chốn bồng lai tráng lệ. Chàng đang mải mê thì có hai thiếu nữ áo xanh mời chàng và cửa hang liền khép lại. Chàng được đưa tới gặp một vị tiên áo trắng, vị tiên đón tiếp ân cần và cho chàng biết đây là động Phù Lai, động thứ 6 trong 36 động cõi tiên, và cho biết chàng sẽ kết duyên với con của gái bà là Giáng Hương - cô gái được chàng cứu trong dịp hội “mẫu đơn” năm nào. Từ Thức cùng Giáng Hương đã sống những ngày hạnh phúc ở cõi tiên. Nhưng ở chốn cực lạc, chàng vẫn không nguôi nhớ quê hương, nhớ những cuộc ngao du. Chàng đã ngỏ lời được về thăm quê, khuyên chồng không được, Giáng Hương đành phải bằng lòng cho chàng cưỡi xe mây về trần. Về tới quê, chàng bàng hoàng vì cảnh quê vẫn như xưa nhưng không còn gặp lại ai chốn quê cũ nữa. Chàng hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ ở trong làng và được kể rằng, thuở nhỏ, cụ được nghe nói có ông tam đại tên là Từ Thức treo ấn từ quan, đi ngao du rồi mất tích. Chàng buồn bã chán ngán, một năm tiên giới bằng trăm năm trần gian. Chàng hối hận muốn quay lại cõi tiên, nhưng xe mây đã biến mất, mở phong thư mà Giáng Hương trao cho lúc tiễn biệt, thì đấy chính là lời biệt ly:
Kết hoan hỷ (ư) vân trung, tiên duyên dỹ đoạn
Phỏng tiên sơn (ư) hải thượng, hậu hội vô nhân
(Kết bạn loan trong mây, duyên xưa đã dứt
Tìm núi tiên trên biển, dịp khác không còn).
Chàng buồn, thất vọng đi về phía núi Ngũ Hàn Sơn (Nông Cống), rồi sau đó biệt tích. Động Từ Thức, được coi là nơi ghi dấu cuộc sống hạnh phúc của chàng Từ Thức và nàng Giáng Hương.
Câu chuyện tình yêu giữa người và tiên trên đây, dẫu sao cũng chỉ là truyền thuyết, có người tin, có kẻ ngờ. Nhưng vẻ đẹp như cõi tiên của động Từ Thức thì ai đã đến đây một lần cũng thấy ngạc nhiên trước những cảnh đẹp mà tạo hóa đã ban cho nơi này. Dưới trần gian, trên Thiên đàng có gì thì trong động đều có những thứ ấy như: Bờ tre, quả mít, cây táo, con dê, con voi, ao bèo, mâm xôi thủ lợn, đàn đá, kho muối, kho gạo, kho tiền, kho vàng, kho bạc, kho thuốc thần, rồng chầu ấp trứng, cỗ xe mây, Quần Tiên hội ẩm, bàn cờ Tiên…… Phong cảnh nơi đây đã trở thành nơi dừng chân lý tưởng cho biết bao phong nhân mặc khách.
Đường vào động là một lối đá mòn dễ đi, dài chừng 100 m. Trước cửa động hiện còn thấy hai bài thơ chữ Hán khắc trên đá, một của chúa Trịnh Sâm, bài thứ hai là của Lê Quý Đôn:
Thế nhân khổ tác thiên thai mộng
Thùy thức thiên thai diệc hí trường
(Người đời mơ tưởng lên tiên sướng
Đâu biết lên tiên cũng chuyện đùa)
Suốt chiều sâu của động, có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù độc đáo và được gắn liền với truyền thuyết về Từ Thức và Giáng Hương. Động chính gồm có 2 phần, phần ngoài rộng, trần động hình vòng cung như một chiếc bát úp khổng lồ. Phía dưới vòng cung đó có một nhũ đá toả xuống trông như một trái đào tiên, nên động còn được gọi là động Bích Đào. Dưới là nền đá phẳng, nhẵn, là vết tích đền thờ Từ Thức còn lưu lại đến hôm nay. Sau đó là đụn nhũ thạch lấp lánh được ví như những kho chứa khác nhau. Kho tiền là những chỗ thạch nhũ xanh nổi hình tròn từng lớp chồng lên nhau, kho vàng là những thỏi đá óng ánh mầu vàng, kho muối là một quần thể thạch nhũ bé, trắng toát, kho gạo lại hấp dẫn hơn bởi những hòn đá mịn được gắn chặt, đều màu nâu bạc…….
Từ động ngoài, luồn theo hành lang hẹp vào động trong, chập chờn trong ánh sáng mờ ảo, du khách sẽ bắt gặp vô vàn những thạch nhũ từ trên rủ xuống, từ dưới nhô lên với những dáng hình kỳ lạ, những sắc màu lung linh kích thích trí tưởng tượng: một cỗ tam sinh có đủ trâu, dê, lợn; một mâm ngũ quả bằng đá được thiên nhiên bày sẵn từ muôn đời nay… Càng vào sâu, lòng động càng rộng ra, với nhiều dấu tích về tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức: buồng tắm của Giáng Hương; thư phòng của Từ Thức; một dàn nhạc cụ bằng đá, dùng gậy tre gõ vào, phát ra những âm thanh khác nhau, lúc bập bùng như tiếng trống, lúc âm u như tiếng chuông, cộng hưởng thành một bản nhạc du dương mà theo người dân bản địa, đó chính là bản nhạc của đất trời được tấu lên trong tiệc cưới của Từ Thức và Giáng Hương nơi tiên cảnh, một dải đá màu lục lốm đốm như những cánh bèo cùng những hình thù ếch nhái tạo nên ao bèo – biểu tượng cho nỗi nhớ quê hương của chàng Từ Thức khi ở cõi tiên. Cuối cùng là một ngã rẽ vẫn bí ẩn muôn đời nay mà theo tương truyền là đường lên cõi tiên của Từ Thức với một hõm sâu theo đường xoáy ốc, nhân dân quen gọi là đường xuống địa ngục..
Sức hấp dẫn của những danh lam thắng cảnh không chỉ là ở cảnh sắc mỹ lệ thiên nhiên ban tặng mà còn ở những truyền thuyết gắn liền với khung cảnh đó. Cảnh sắc thiên nhiên là phần vỏ, truyền thuyết là phần hồn. Hai yếu tố hoà quyện, thẩm thấu trong nhau tạo nên tổng thể hấp dẫn. Động Từ Thức cũng vậy. Đến đây, du khách không chỉ đắm say với cảnh mà còn lắng sâu trong câu chuyện tình duyên cảm động của chàng Từ Thức và tiên nữ Giáng Hương, đồng thời còn cảm nhận được những thông điệp cha ông đã khéo léo ký gửi trong đó. Niềm cảm thông của Từ Thức và hành động cởi áo gấm cứu Giáng Hương trong hội mẫu đơn chính là hiện thân cho tấm lòng nhân ái bao la “thương người như thể thương thân” của người Việt. Với phương châm xử thế: “Lẽ nào chỉ vì một vài đấu thóc mà ta đành dìm thân trong chốn lợi danh! Sao bằng với một chiếc thuyền con, ta thoát khỏi vòng cương toả. Nước biếc non xanh sẽ không bao giờ phụ ta” cùng hành động từ quan, Từ Thức đã hoá thân thành biểu tượng cho lòng yêu thích cuộc sống tự do, phóng túng cốt giữ cho được tiết sạch giá trong của người Việt mà không chịu cúi đầu trước cường quyền, trước sự cám dỗ của lợi danh.
Hành trình lên tiên kết duyên cùng Giáng Hương của Từ Thức, một mặt phản ánh cái khát vọng đạt tới cuộc sống hạnh phúc muôn đời của con người (tiên cảnh, tiên nữ ở đây thực chất là biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc viên mãn), mặt khác trong cái khát vọng ấy lại gói gém triết lý của cha ông về hạnh phúc đích thực. Sống trong hạnh phúc tràn đầy nơi tiên cảnh, Từ Thức vẫn cảm thấy cô quạnh, vẫn đau đáu nhớ quê hương với cây đa, giếng nước, với ao bèo, với cha, với mẹ và những người thân thuộc… Niềm luyến nhớ ấy đã thôi thúc chàng rời bỏ cõi tiên tìm về chốn cũ. Điều này đã thể hiện triết lý: hạnh phúc không phải là thứ viển vông, ở một thế giới xa lạ mà nó gần gũi và tồn tại ngay trên chính cuộc đời, ngay tại quê hương mình, thể hiện truyền thống yêu nước, yêu nhà tha thiết của con người Việt Nam.
Thăm quan động Từ Thức, ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu mà tọa hóa đã ban cho mảnh đất này, mà qua đó, chúng ta còn có thể suy ngẫm những triết lý nhân sinh sâu sắc qua câu chuyện tình của chàng Từ Thức và nàng Giáng Hương. Ngắm nhìn phong cảng thiên nhiên tươi đẹp, bất ngờ trước vẻ đẹp lung linh muôn màu của hang động, bài học về hạnh phúc, về tình yêu trong cuộc đời con người,…… Đó là những điểm hấp dẫn của động Từ Thức, để mọi người khi đến với mảnh đất huyền thoại Nga Sơn thì không thể không ghé thăm chốn tiên cảnh nơi đây.
( Tuệ An - Trung tâm văn hóa Nga Sơn )
 
  • Like
Reactions: HUY Quang Mai
Top Bottom