Thuyết minh

S

sad_why

Bình ngô đại cáo được biết đến như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết dưới triều Lê bởi một vị quan đại tài, một danh nhân văn hoá thế giới - Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hoá, văn học. Thân sinh ông là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Thưở thiếu thời, Nguyễn Trãi sớm phải chịu đựng nhiều mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1440, ông đỗ Thái học sinh, cúng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang TQ. "Nợ nước, thù nhà", khắc sâu lời cha dặn, thừa lúc giặc Minh giam lỏng, ông đã trốn về nước, từ Đông Quan tìm vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa dưới sụ chỉ huy của Lê Lợi. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thằng vẻ vang của dân tộc.

Sau khi chiến thắng Lam Sơn toàn thắng, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Traĩ viết Đại cáo bình Ngô. Ông hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng rồi mâu thuẫn nội bộ triều đình xảy ra, ông bị nghi oan, tống giam rồi lại được thả ra nhưng ko kòn đc tin dùng như trc nên đã lui về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1440, ông lại đợc Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước, nhưng oan nghiệt lại giáng xuống đâu ông một lần nữa khi xảy ra vụ án Lệ Chi viên, vào năm 1442, nhân vụ việc Lê Thái Tông đột ngột qua đời tại Lệ Chi viên, các gian thần ganh ghét, đố kị vs ông đã vu khống ông tội giết vua, khép ông vào tội "tru di tam tộc". Năm 1467, Lê Thánh Tông đã lật lại hồ sơ, minh oan cho Nguyễn Trãi, sưu tâm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan ...

Nguyễn Trãi không chỉ là một vị quan đại tài của đất nước, ông còn là mốt nhà văn chính luận kiệt xuất, một nhà thơ trữ tình sâu sắc...

Trong văn học trug đại VN, NT là một nvăn chính luận lỗi lạc nhất. Những áng văn chính luận sâu sắc của ông được thể hiện qua nhưng tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới nhà Lê,... Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của ông là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Nguyễn Trãi quan niệm khi đất nước có giặc ngoại xâm thì yêu nước, nhân nghĩa, anh hùng là chống xâm lược. Trong cảnh thái bình, ông vẫn ước vọng nhà nước phong kiến dùng nhân nghĩa để "trị dân", "khoan dân",...Văn chính luận của NT đạt tới trình đô nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

NT là một người anh hùng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là một con người của trần thế.

Lí tưởng của người anh hùng là sự quyện hoà giữ nhân nghĩa vs yêu nc, thương dân. Lí tưởng ấy lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt. Phẩm chất, ý chí của người anh hùng luôn ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong đấu tranh chống cường quyền, bạo ngược vì chân lí: "Vườn quỳnh dầu chim kêu hót - Cõi trần có trúc đững ngăn" (Tự thán) ... Là bậc anh hùng vs lí tương cao cả nhưng NT cũng là một con người trần thế. Ông đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người. NT đau khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội cũ: "Phượng những tiếc cao diều hãy lượn - Hoa thường hay héo cỏ thường tươi" (Tự thuật).

Tình yêu của NT dành nhiều ckoaz thiên nhiên, đất nc, con người, cuộc sống. Tình yêu thiên nhiên của NT thể hiện qua mảng thơ thiên nhiên rất có giá trị ở Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Trong thơ chữ Hán có những bức tranh thiên nhiên hoành tráng: "Kình ngạc băm vằm non mấy khúc - Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng" (Cửa biển Bạch Đằng). Thiên nhiên trong thơ Nôm có bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất phong vị thơ Đường: "Nước biếc non xanh thuyền gối bãi - Đêm thanh nguyệt khách lên lầu" (Bảo kính cảnh giới). Thiên nhiên bình dị, dân dã, từ quả núc nác, lảnh mồng tơi, bè rau muống, đến "ngõ cày đất ải", con đòng đong,... đều đi vào thơ NT một cách tự nhiên, tạo nên những rung động thẩm mĩ. Thiên nhiên trở thành môi trường sống thanh tao, con người gắng giữ gìn vẻ đẹp nguyên sơ, không làm tổn thương đến cảnh vật.

Thơ NT có những câu nói về nghĩa vua tôi, về tình cha con xiết bao cảm động: "Quân thân chưa báo lòng canh cánh - Tình phụ cơm trời áo cha". Ức Trai thường hay nói tới lòng bạn. Lòng bạn bao giờ cũng sáng trong như vầng nguyệt: "Lòng bạn trăng vằng vặc cao". NT gắn bó tha thiết vs quê hương. Nỗi nhớ quê hương trong thơ Ức Trai cụ thể, sâu sắc.

Những vần thơ NT viết về thiên nhiên đất nước, về tình cha con, tình bạn,... xiết bao gần gũi, thân thương. Khía cạnh "con người" trong người anh hùng NT chính là vẻ đẹp nhân bản đã góp phần nâng người anh hùng dân tộc lên tầm nhân loại.

NT là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc



nguồn ST!
 
1

123khanhlinh

“Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh nặng gánh nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Bác đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho tổ quốc, cho quê hương này. Trong suốt cuộc đời mình, Bác luôn dành tình yêu thương cho đồng bào, cho đất nước, cho tất cả mọi người mà chưa một lần nào dành riêng cho bản thân điều gì. Đạo đức đã trở nên thống nhất chặc chẽ giữa nói và làm, giữa công và tư, nó đã thấm nhuần trong con người Bác và trở thành biểu tượng của đạo đức và văn minh không chỉ của riêng Đảng và nhà nước ta mà là của toàn nhân loại.
Hôm nay đây, đã hơn sáu mươi năm đất nước được giải phóng khỏi ách nô lệ và chiến tranh, cũng như đã trải qua bốn mươi ba năm từ cái ngày Bác đi xa nhưng chưa một ai có thể quên được Bác và công lao to lớn của Bác. Tất cả, hầu như tất cả những gì về Bác đều được lưu giữ lại. Lúc sinh thời, Bác đã từng nói :
“Sông phải có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Đó là bài học đạo đức quý báu từ Bác, Bác còn dạy chúng ta phải biết lấy “Trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” làm đầu. Có biết bao nhiêu bài học đạo đức từ Bác mà ta chưa thể biết hết nhưng điều mà ai cũng hiểu rõ là những gì mà Bác dạy luôn được thể hiện nơi chính con người Bác.
Để hiểu thêm về con người Bác, tôi đã đọc qua rất nhiều sách và chuyện kể, từ đó tôi càng thêm khâm phục tấm lòng vì dân vì nước và nhân cách vĩ đại của Người và hiểu được từ khi còn rất trẻ, Bác đã nung nấu trong tim ý chí bảo vệ non sông, làm sao cho dân ta độc lập, làm sao để đất nước Việt Nam là của người Việt Nam. Bảy mươi chín tuổi đời, sáu mươi năm hoạt động cách mạng. Bao nhiêu đó cũng đủ để ta hiểu được con người Bác, tấm lòng của Bác đối với quê hương, với dân tộc. Nhưng để có được sự thành công, ngoài lòng nhiệt huyết, có tài, có đức… thế thôi thì chưa đủ, nhất định phải có đức tính cần cù, hăng say thực hiện ước mơ. Bởi tính cần cù tạo điều kiện để buộc lộ và thể hiện những đức tính tốt đẹp khác. Bác cũng đã từng dạy “Lao động là vinh” đấy thôi.


Trong vô vàn những câu chuyện rất hay về Bác, tôi cảm thấy ý nghĩa nhất là câu chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” được trích trang 130 - 131 trong cuốn “Bác Hồ học tập và sử dụng tiếng nước ngoài – phần hai”. Câu chuyện kể khoảng thời gian sau ngày năm tháng sáu năm một nghìn chín trăm mười một_ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, lúc ấy Bác sống và làm việc trên con tàu Đô Đốc La – tu – sơ Tơ – rê – vin. Nội dung nổi bật trong câu chuyện là tinh thần học hỏi và sự siêng năng cần cù của Bác dù trong điều kiện sống khắc nghiệt và gian khổ. Câu chuyện như sau:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta học trong nhà trường không nhiều nhưng lại nói được rất nhiều thứ tiếng. Như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,... đó là kết quả của lòng quyết tâm, sự kiên trì tự học của Bác.
Lúc còn làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc La - tu - sơ Tơ - rê - vin chạy từ Sài Gòn sang Pháp. Mỗi ngày Bác phải làm việc từ bốn giờ sáng đến chín giờ tối mới xong, dù rất mệt, Bác vẫm cố gắng tự học thêm hai giờ nữa. Trong khi mọi người đánh bài hoặc đi ngủ. Khi học, gặp những từ không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp chỉ giúp. Bác còn nghĩ ra một cách học rất độc đáo là mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm đọc.
Sau này, lúc làm việc ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Cứ mỗi buổi sáng sơm và chiều tối, Bác lại đem sách bút ra vườn hoa Hay - dơ để học tiếng Anh. Mỗi tuần có một ngày nghỉ, Bác lại đến học tiếng Anh với giáo sư người Ý. Với cách học như thế, đến bất kì quốc gia nào, Bác cũng đều học được tiếng của nước ấy.
Về sau này, dù tuổi đã cao, nhưng mỗi lần đọc sách báo tiếng nước ngoài. Gặp từ nào không hiểu hoặc danh từ khoa học. Bác đều hỏi những người thạo tiếng nước ấy hoặc tra từ điển rồi ghi vào sổ mới nhớ. Bác của chúng ta đã tự học như thế đấy. Cả cuộc đời Người là một chuỗi những năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ, vượt qua bao khó khăn Người kiên trì mục đích tự học tự rèn đúng như câu nói:
"Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần phải càng cao"


Dù câu chuyện được viết cách nay rất lâu nhưng nó vẫn còn mang tính giáo dục cao, tính thời sự nóng hổi và có sức lan tỏa rộng trong nhân dân, học sinh và sinh viên chúng ta ngày nay, để chúng ta nhìn lại mình đã học hỏi và áp dụng được gì từ những bài học về Bác kính yêu. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể kịp thời phát hiện ra thiếu sót nơi bản thân để sửa chữa lại mình. Tấm gương đạo đức của Bác là tấm gương của một bậc lãnh tụ vĩ đại, tấm gương của một bậc thánh nhân và còn là tấm gương của một người bình thường như bao người, rất chân thực, rất giản dị và gần gũi mà ai cũng có thể học tập và làm theo được. Một câu chuyện nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa và thông điệp rất lớn đến người đọc và người nghe, một bài học vô cùng sâu sắc về đức tính cần cù chăm chỉ. Câu chuyện cho ta hiểu thêm về Bác, hiểu thêm về đức tính cần cù tuy quan trọng nhưng lại ít được người ta xem trọng. Có người cho rằng “cần cù bù thông minh” thế nên những người thông minh cần chi đến đức tính cần cù. Nhưng ý kiến ấy là sai, sai hoàn toàn, bởi Bác là một người tài giỏi và trí tuệ nhưng đức tính cần cù vẫn không thể thiếu nơi con người Bác. Cũng từ đức tính cần cù, Bác mới có thể trụ nổi trên tàu, mới có thể đặt chân đến những nơi tưởng chừng như không thể đến được, mới có thể giải thoát dân tộc ta khỏi ách nô lệ.
Câu chuyện mang đến cho ta nhiều bài học quí báu đáng suy ngẫm về đức tính cần cù. Nhận thức được trách nhiệm cao cả của đất nước, dân tộc dành cho chúng ta. Là học sinh, thanh niên_thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải ra sức học tập rèn luyện tích cực tinh thần chăm chỉ và hăng hái học tập, lao động cống hiến hết sức mình để xây dựng non sông Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
nguồn ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuyetdethuong1

Bình ngô đại cáo được biết đến như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết dưới triều Lê bởi một vị quan đại tài, một danh nhân văn hoá thế giới - Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hoá, văn học. Thân sinh ông là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Thưở thiếu thời, Nguyễn Trãi sớm phải chịu đựng nhiều mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1440, ông đỗ Thái học sinh, cúng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang TQ. "Nợ nước, thù nhà", khắc sâu lời cha dặn, thừa lúc giặc Minh giam lỏng, ông đã trốn về nước, từ Đông Quan tìm vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa dưới sụ chỉ huy của Lê Lợi. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thằng vẻ vang của dân tộc.

Sau khi chiến thắng Lam Sơn toàn thắng, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Traĩ viết Đại cáo bình Ngô. Ông hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng rồi mâu thuẫn nội bộ triều đình xảy ra, ông bị nghi oan, tống giam rồi lại được thả ra nhưng ko kòn đc tin dùng như trc nên đã lui về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1440, ông lại đợc Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước, nhưng oan nghiệt lại giáng xuống đâu ông một lần nữa khi xảy ra vụ án Lệ Chi viên, vào năm 1442, nhân vụ việc Lê Thái Tông đột ngột qua đời tại Lệ Chi viên, các gian thần ganh ghét, đố kị vs ông đã vu khống ông tội giết vua, khép ông vào tội "tru di tam tộc". Năm 1467, Lê Thánh Tông đã lật lại hồ sơ, minh oan cho Nguyễn Trãi, sưu tâm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan ...

Nguyễn Trãi không chỉ là một vị quan đại tài của đất nước, ông còn là mốt nhà văn chính luận kiệt xuất, một nhà thơ trữ tình sâu sắc...

Trong văn học trug đại VN, NT là một nvăn chính luận lỗi lạc nhất. Những áng văn chính luận sâu sắc của ông được thể hiện qua nhưng tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới nhà Lê,... Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của ông là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Nguyễn Trãi quan niệm khi đất nước có giặc ngoại xâm thì yêu nước, nhân nghĩa, anh hùng là chống xâm lược. Trong cảnh thái bình, ông vẫn ước vọng nhà nước phong kiến dùng nhân nghĩa để "trị dân", "khoan dân",...Văn chính luận của NT đạt tới trình đô nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

NT là một người anh hùng vĩ đại nhưng đồng thời cũng là một con người của trần thế.

Lí tưởng của người anh hùng là sự quyện hoà giữ nhân nghĩa vs yêu nc, thương dân. Lí tưởng ấy lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt. Phẩm chất, ý chí của người anh hùng luôn ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong đấu tranh chống cường quyền, bạo ngược vì chân lí: "Vườn quỳnh dầu chim kêu hót - Cõi trần có trúc đững ngăn" (Tự thán) ... Là bậc anh hùng vs lí tương cao cả nhưng NT cũng là một con người trần thế. Ông đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người. NT đau khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội cũ: "Phượng những tiếc cao diều hãy lượn - Hoa thường hay héo cỏ thường tươi" (Tự thuật).

Tình yêu của NT dành nhiều ckoaz thiên nhiên, đất nc, con người, cuộc sống. Tình yêu thiên nhiên của NT thể hiện qua mảng thơ thiên nhiên rất có giá trị ở Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Trong thơ chữ Hán có những bức tranh thiên nhiên hoành tráng: "Kình ngạc băm vằm non mấy khúc - Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng" (Cửa biển Bạch Đằng). Thiên nhiên trong thơ Nôm có bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất phong vị thơ Đường: "Nước biếc non xanh thuyền gối bãi - Đêm thanh nguyệt khách lên lầu" (Bảo kính cảnh giới). Thiên nhiên bình dị, dân dã, từ quả núc nác, lảnh mồng tơi, bè rau muống, đến "ngõ cày đất ải", con đòng đong,... đều đi vào thơ NT một cách tự nhiên, tạo nên những rung động thẩm mĩ. Thiên nhiên trở thành môi trường sống thanh tao, con người gắng giữ gìn vẻ đẹp nguyên sơ, không làm tổn thương đến cảnh vật.

Thơ NT có những câu nói về nghĩa vua tôi, về tình cha con xiết bao cảm động: "Quân thân chưa báo lòng canh cánh - Tình phụ cơm trời áo cha". Ức Trai thường hay nói tới lòng bạn. Lòng bạn bao giờ cũng sáng trong như vầng nguyệt: "Lòng bạn trăng vằng vặc cao". NT gắn bó tha thiết vs quê hương. Nỗi nhớ quê hương trong thơ Ức Trai cụ thể, sâu sắc.

Những vần thơ NT viết về thiên nhiên đất nước, về tình cha con, tình bạn,... xiết bao gần gũi, thân thương. Khía cạnh "con người" trong người anh hùng NT chính là vẻ đẹp nhân bản đã góp phần nâng người anh hùng dân tộc lên tầm nhân loại.

NT là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc



nguồn ST!

Bạn có thể tham khảo tại đây
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=288886
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=288309
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=36828
 
Top Bottom