thuyết minh

N

nguyenhanhnt2012

Tham khảo

qua cầu Trắng, đến một ngã ba rẽ phải đi thành cổ Quảng Trị.
Đến thị xã Quảng Trị, thị xã Đông Hà, ngã ba rẽ trái theo quốc lộ 9 đi Khe Sanh và qua nước Lào (cửa khẩu Lao Bảo).
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có sông Bến Hải – cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam – Bắc Việt Nam trong gần 20 năm (1954 – 1975).
Quảng Trị bao gồm 2 thị xã và 8 huyện bao gồm: thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Cam Lộ, huyện Cồn Cỏ, huyện Đa Krơng, huyện Gio Linh, huyện Hải Lăng, huyện Hướng Hĩa, huyện Triệu Phong, huyện Vĩnh Linh.
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi, sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Khí hậu khắc nghiệt, có gió Tây Nam (còn gọi là gió Lào ) rất khô và nóng .
Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử.
Qua cầu treo Đakrơng là đến đường mòn Hồ Chí Minh.
Thành cổ Quảng Trị là một nơi gắn liền với chiến dịch mùa hè 1972.
Tại tỉnh này còn có một số địa danh khác như nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu, hàng rào điện tử McNamara…
Quảng Trị còn có bãi tắm Cửa Tùng được các sĩ quan Hải quân Pháp mệnh danh là “hoàng hậu của các bãi tắm” Đông Dương.
Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A chạy qua. Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu Lao Bảo sang Lào.
Địa phận ranh giới giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế: km791+500. tỉnh Quảng Trị phía đông giáp biển, tây giáp Lào, nam giáp Thừa Thiên Huế, được tách ra từ Bình Trị Thiên cũ năm 1989 và tỉnh Quảng Trị có 2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị. Trong tương lai giữa Đông Hà và Quảng Trị có thị trấn Ái Tử, Quảng Trị và Đông Hà được sáp nhập thành phố. Hiện nay Quảng Trị thu nhập người dân không thấp như ngày xưa và sự phát triển kinh tế. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống cửa khẩu kinh tế mở, nên người dân ở đây có đời sống tương đối. Tuy nhiên Quảng Trị bây giờ đất đai vẫn khô cằn, nắng và gió.
Trước thuộc châu Ô Lý, vua Chế Mân cưới công chúa Huyền Trân đem dâng vùng đất này nên Quảng Trị trở thành vùng lảnh thổ thuộc nước ta. Năm 1858 chúa Nguyễn Hoàng từ Bắc vào xứ Đàng trong, 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc có một vị quan nhà Lê tên Nguyễn Kim, kéo quân về Thanh Hóa tập hợp lực lượng đưa vua Lê Trung Tông lên ngôi với tư cách phò Lê diệt Mạc. Trong quá trình diễn biến như thế, năm 1545 trong lúc tham gia đánh Mạc ông bị một hàng tướng đầu độc chết, ngày nay một số sách sử ghi rằng có lẽ do con rể Trịnh Kiểm giết chết. Nguyễn Kim có 3 người con là Nguyễn Uông, Nguyễn Bảo và Nguyễn Hoàng. Sau khi Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thâu tóm toàn bộ binh quyền và giết luôn anh vợ mình là Nguyễn Uông. Tính đường xa, Nguyễn Hoàng đã sai người xuống gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin ý kiến. Trạng Trình chỉ nói một câu: “Hoàng Sơn nhất *** vạn đại dung thân” rồi bỏ đi. Nghe thế Nguyễn Hoàng bèn đến gặp chị mình nhờ đánh tiếng nói với Trịnh Kiểm xin cho Nguyễn Hoàng vào Nam. Lúc bấy giờ, trong Nam này trước là vùng Ô Châu ác địa, Nguyễn Bỉnh Khiêm nghĩ xứ này vốn là vùng rừng thiêng nước độc, vào trong này thế nào cũng chết nên đồng ý. Thế nhưng vào đàng trong Nguyễn Hoàng không chết mà còn cùng tướng tài khai hoang ruộng đất. Nơi ông đặt doanh trại đầu tiên là vùng Quảng Trị và nơi đầu tiên là Ái Tử.
Bắt đầu từ cầu Mỹ Chánh về Quảng Trị cho đến Ái Tử dài hơn 20km, người ta gọi là Đại lộ kinh hoàng vào thời điểm 1972 (mùa hè đỏ lửa). Từ đây đến Quảng Trị 20km có 6 nghĩa trang, sau hiệp đinh Giơnevơ thì vĩ tuyến 17 được thiết lập, sau 2 năm tiến hành tổng tuyển cử lấy vĩ tuyến 17 đổ về 2 bên, mỗi bên cách vĩ tuyến 17 năm dặm gọi là khu vực phi quân sự hay còn gọi là DMZ: khu vực không diễn ra chiến sự. Nhưng sự kiện này tồn tại từ 1945 đến 1965 là kết thúc vì sau này chiến tranh diễn ra ác liệt dọc theo vĩ tuyến. Bắt đầu từ chiến tranh cục bộ đến chiến tranh đặc biệt. Lúc đó đấu tranh giữa 2 bên loa và cờ. Năm 1965 lính Mỹ được đưa vào chiến tranh cục bộ, khi đổ bộ vào, họ cho rằng đây là vùng chiến thuật đặc biệt không thể để mất được. Họ đưa quân đến đóng và lập căn cứ rất nhiều ở đây. Dù gì người Mỹ cũng không thể đóng quân ở vĩ tuyến 17 được nên họ phải đóng xa ra và lấy con đường mang tên đuờng 9 Nam Lào cắt ngang qua đường mòn Hồ Chí Minh gồm các căn cứ: Lao Bảo, Khe Sanh, Khe Hon, làng Vây,…
Quảng trị, vùng đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh, đổi lại nơi này cũng có nhiều di tích thắng cảnh đẹp. Cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, hay Thánh địa La Vang….
Vietnamtourism
 
0

0872

Tham khảo:
Thành cổ Quảng Trị là điểm dừng chân thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt vì những câu chuyện huyền thoại và chứng tích bi tráng của nơi từng diễn ra trận đánh đẫm máu 81 ngày đêm năm 1972 giữa quân dân ta với Mỹ-ngụy.
Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón du khách bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc, vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị – đặc biệt là ở Thành cổ - khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương tưởng nhớ những người đã khuất. Được biết, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi. Đến thăm Thành cổ, du khách sẽ được nghe kể lại những câu chuyện huyền thoại bởi các hướng dẫn viên của Di tích Thành cổ. Đặc biệt trong ngày lễ, kỷ niệm, ngày rằm, mùng một... sông Thạch Hãn chảy quanh Thành cổ trở thành dòng sông hoa tươi và hoa đăng do những cựu chiến binh và nhiều người dân của thị xã thả xuống. Từ rất lâu rồi, việc thả hoa xuống sông Thạch Hãn đã trở thành một tập quán đẹp của chính quyền và nhân dân địa phương. Đến Thành cổ trong những dịp này, trong lòng du khách sẽ lưu lại dấu ấn rất sâu đậm. Du khách sẽ cảm thấy như đang có một sợi dây vô hình kết nối hiện tại với quá khứ, hiểu thêm những nét đẹp trong tình cảm và đời sống tâm linh của người dân sống quanh Thành cổ.
Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất. Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi.
Thành cổ được vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam. Từ Thành cổ có thể ra Bắc, vào Nam bằng đường bộ lẫn thủy thuận tiện. Theo sử liệu, ban đầu thành chỉ đắp bằng đất, sau được vua Minh Mạng cho xây lại với chức năng quân sự với 4 pháo đài, có 4 cửa ra vào, bao quanh là hệ thống hào thành sâu hơn 3 mét, rộng hơn 18 mét. Các cửa thành đều được xây vòm cuốn với vọng lâu, mái cong lợp ngói âm dương. Bên ngoài mỗi cửa đều có một chiếc cầu uốn cong bắc qua hào thành. Bên trong thành có hành cung được bảo vệ bởi hệ thống tường cao, dày, có nhà ở của các vị Vua khi đi kinh lý qua hay dự lễ thăng chức của các quan. Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta.
Cùng với những địa danh như địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, Đường 9, cầu Hiền Lương... Thành cổ Quảng Trị là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế của tỉnh Quảng Trị.
nguồn: yahoo hỏi& đáp
 
Top Bottom