Thuyết minh về văn chương của Bác Hồ

I

inuyashahot

A

angels_96

Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Hồ Chủ Tịch nói tiếng nói của dân tộc, của nhân dân Việt Nam, Nhiều từ ngữ dân gian được bác đưa vào ngôn ngữ của mình rất tự nhiên, hợp lý, sãng tạo… “Người còn làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều từ mới, từ rút ngắn như Vùng trời, Giặc đói, giặc ***…

Nhà báo nổi tiếng U.Bơcset lại nhận xét: “nét điển hình ở Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ hoặc một vài hình ảnh, Người có thể trình bầy được những vấn đề phức tạp”. Hình ảnh đoàn quân đội viễn chinh Pháp bị nhốt váo đáy mũ của Người minh hoạ cho cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ lúc nên đến đỉnh cao là một ví dụ rõ nét nhất…

Một nhà báo, nhà sử học Pháp còn phát hiện: “Hồ Chí Minh đã gạch tất cả những công thức tiêu cực để thay bàng những công thức tiêu cực cùng nghĩa. Người không đồng ý câu tôi viết trong đề cương là: Không có chủ nghĩa xã hội thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn, mà đề nghị sửa lại là: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm bảo cho các dân tộc giải phóng hoàn toàn”.

Sự phong phú trong cách thể hiện của Bác Hồ khi nói và viết làm chúng ta nhận ra những đặc trưng trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh. Đó là:

- Chân thực. Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu cầu đầu tiên của Bác Hồ đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói, khi viết. Bác thường nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; không nên nói ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”…

- Ngắn gọn là một đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh, “ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông. Đó cũng là kết quả công phu rèn luyện của Bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách mạng.Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.

- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại.

Muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Bác Hồ, trước hết phải học cách nói của quần chúng. Phải thực sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ. Bác Hồ phê phán rất gay gắt những cán bộ đem “thặng dư giá trị” ra nhồi sọ cho ba con nông dân; có cán bộ đem “tân dân chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng; mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc ngữ…. Trong cách nói cách viết của mình, bác thường giản dị hoá mọi vấn đề khó hiểu mà không phải là sự đơn giản tầm thường, Sự giản dị, trong sáng của Người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ…


Để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng phải chống lại căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài nào đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta nói độc lập chư không nói đứng một, nói du kích chứ không nói đánh chơi.. Còn đối với bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo kiểu *** hay nói chữ thì cái hại lại càng to….

Sinh thời Bác Hồ đã căn dặn chúng ta nhiều điều khi học viết, học nói. Văn không chỉ là văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng bước hoàn thiện những phẩm giá của mình.
 
Top Bottom