Văn 8 Thuyết minh về tác phẩm quê hương

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
câu 1 : Hãy thuyết minh ( kết hợp chứng minh) về tác phẩm quê hương
I. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương (sáng tác năm 1956 đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc).
- Bài thơ là dòng hồi tưởng về niềm thương nhớ tha thiết của tác giả với con sồng quê hương và qua đó nhà thơ nhớ tới miền Nam.

II. Thân bài
1. Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ
- Dòng thơ hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.
- Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông...)

2. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương
- “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”: tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.
Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Ồng thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chi triều mến “mở nước ôm tôi”.
- Các định ngữ “quê hương", tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước.
.Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam
- Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực.... hai tiếng miền Nam”.
- Nhớ quê hương, Lác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết... của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.
- Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh đòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).
- Tin tưởng vào thống nhất Tổ quốc để được trỏ lại con sông xưa (điệp ngữ “tôi sẽ”...)

III. Kết bài
- Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
- Liên hệ bản thân..v.v
 
Top Bottom