Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào mọi người, em mới làm một bài thuyết minh về tác giả Tố Hữu. Mong mọi người nhận xét xem có thiếu ý hay lỗi diễn đạt không. Qua tết em phải kiểm tra rồi ạ.
-------------------
Đối với dòng thơ chính trị, Tố Hữu là một cái tên đã đi vào lòng người. Ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng nước nhà đồng thời còn là một chính khách, cán bộ cách mạng lão thành. Thơ của ông như những bài ca yêu nước mang đậm khí thế cách mạng và triết lý quý giá.
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 2002. Bút danh của Tố Hữu được một ông cụ đồ người Quảng Bình đặt cho, có nghĩa là “có sẵn ý chí khí phách tiềm ẩn trong người”. Cha Tố Hữu là một nhà nho nghèo không đỗ đạt, tuy phải vật lộn bạn để mưu sinh nhưng vẫn giữ niềm yêu thơ và ca dao tục ngữ. Mẹ ông cũng xuất thân từ nhà nho, biết nhiều về ca dao dân ca Huế. Tâm hồn yêu thơ ca đẹp đẽ từ cha mẹ chính là gốc rễ nuôi dưỡng một trái tim thơ đầy mãnh liệt như Tố Hữu.
Năm ông lên 12 tuổi, mẹ ông mất. Năm 13 tuổi, Tố Hữu đi học ở trường Quốc Học Huế. Tại đây ông được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Các Mác, Ăng-ghen, Maxim Goki và nhờ sự vận động của các Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, Tố Hữu sớm tiếp cận với lý tưởng Cộng sản. Điều đó đã góp phần giúp cho người thanh niên Nguyễn Kim Thành giác ngộ Cách mạng từ rất sớm. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương và được kết nạp vào Đảng. Từ đó con đường sáng tác thơ của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị bắt và tra tấn dã man, bị đày đi nhiều nhà lao, trong đó có lao Thừa Phủ ở Huế rồi sang nhà tù Lao Bảo ở Quảng Trị. Tuy ở nơi ngục tù tăm tối, người thanh niên ấy vẫn luôn giữ khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng với ý chí tin tưởng vào tự do dân tộc. Bài thơ “Khi Con Tu Hú” (1942) đã thể hiện khát vọng tự do và ý chí lớn lao của người thanh niên Nguyễn Kim Thành. Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu vượt ngục thành công và liên lạc với Đảng.
Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế. Cuối năm 1947, ông lên Việt Bắc công tác văn nghệ và tuyên huấn. Từ đó, Tố Hữu nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, năm 1969, ông được giao là người sửa cuối cùng bản điếu văn trong tang lễ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quá trình sáng tác thơ của Tố Hữu gắn liền chặt chẽ vẽ với quá trình hoạt động cách mạng và nhiệm vụ của Đảng của người thanh niên yêu nước. Có thể chia sáng tác của ông làm các giai đoạn. “Từ Ấy” (1937-1946) là tập thơ đầu tay của ông, được viết nên từ sự thôi thúc hồn thơ trong người thanh niên 19 tuổi đã giác ngộ trước Cách mạng. Tập thơ “Từ Ấy” bao gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Những sáng tác trong giai đoạn này là vần thơ khẳng định niềm tin yêu vào tương lai của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự trung thành của người chiến sĩ. Bên cạnh đó tố cáo những bất công trong xã hội và kêu gọi đấu tranh. Những tác phẩm nổi bật trong giai đoạn 1937 đến 1946 là Từ ấy, Vú em, Hai đứa bé, Hồn chiến sĩ,... “Việt Bắc” (1947-1954) là chặng đường thơ Tố Hữu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những vần thơ mơ đẹp đẽ, trữ tình ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, chiến khu, nhân dân, là bản hùng ca kể về chặng đường gian lao của nhân dân cho một kháng chiến thắng lợi. Phần cuối được lấy cảm hứng từ trữ tinh-sử thi. Các tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này là Nhớ Việt Bắc, Ta đi tới,... “Gió lộng” (1955-1961) được viết nên từ tình cảm bao trùm lên đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Tố Hữu đã thể hiện niềm phấn khởi của những người xây dựng đất nước khi miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và và ý chí thống nhất đất nước tiêu biểu qua các tác phẩm : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61,... Trong những năm tháng đấu tranh quyết liệt chống Đế quốc Mỹ, “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977) như những bài ca hào hùng cổ vũ tinh thần của nhân dân tiến lên giành lấy độc lập cuối cùng, với những bài thơ đã đi vào lòng người: Bác ơi, Ba Mươi Năm Đời Ta Có Đảng, Việt Nam máu và hoa. Hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999) là những chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống, những triết lí quý giá, giọng thơ trầm lắng, suy tư. Các bài thơ “Một khúc ca”, “Ngày và đêm”, “Ta lại đi”là những sáng tác tiêu biểu.
Là người chiến sĩ yêu nước, cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu có lẽ là tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với Đảng, đối với sự nghiệp cách mạng. Từ những ngày đầu đứng trong hàng ngũ của Đảng, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã viết nên những dòng thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng (“Từ ấy”) cho đến khi đã là một Đảng viên lão thành, thơ ông vẫn hướng về niềm tin mãnh liệt với lãnh đạo. Tình cảm lớn lao đó còn đi liền với tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ. Hình ảnh nước Việt Nam yêu quý: bóng tre, núi non trùng điệp, rừng xanh, hoa chuối, bản làng, với bao gian lao từ những cuộc chiến tranh và đồng bào thân thương máu thịt được đưa vào thơ Tố Hữu vô cùng cao cả, thiêng liêng. (“Việt Bắc”, “Nước non ngàn dặm” ). Thơ ông còn là những khúc hát đẹp đẽ ca ngợi người lính, người chiến sĩ đã dâng hiến cuộc đời cho bình yên của Tổ quốc (“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, “Lên Tây Bắc”). Bên cạnh đó, Tố Hữu có rất nhiều bài thơ viết về Hồ Chủ tịch (“Ông Cụ”, “Theo Chân Bác” ), thể hiện niềm tôn kính, ca ngợi vẻ đẹp giản dị của Bác, cũng như là tiếng khóc xót xa ngày Bác tạ thế.
Về nghệ thuật, phong cách thơ Tố Hữu có nét riêng rất đặc biệt. Thơ ông mang đậm đà bản sắc dân tộc, từ ngữ dân gian giản dị gần gũi, có tính nhạc điệu, mang âm hưởng từ những làn điệu dân ca Huế đã nuôi lớn nhà thơ. Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, ông đã “thơ hóa” những vấn đề chính trị khô khan thành những vần thơ dạt dào tình cảm. Ông không viết về nỗi niềm riêng, cuộc sống riêng của cá nhân, mà hướng về những tình cảm chung, niềm vui chung. Bên cạnh đó, thơ Tố Hữu còn mang đậm tính chất sử thi, đưa tính hào hùng, hoành tráng vào các sáng tác hiện đại, làm cho các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
Nhận xét về Tố Hữu, Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ cách mạng trữ tình”. Chế Lan Viên thì viết: “Tố Hữu là một nhà thơ có lí tưởng”. Còn Nguyễn Khoa Điềm thì nhận xét: “Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ”.
Tố Hữu được vinh dự nhận nhiều giải thưởng văn học lớn cho các sáng tác của mình. Tiêu biểu là Huân chương Sao Vàng năm 1994 và giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 cho tập thơ “Việt Bắc”. Với tập thơ “Một tiếng đờn”, ông nhận giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996. Cũng trong năm 1996, Tố Hữu vinh dự được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay trong đợt xét tặng đầu tiên.
Với những cống hiến văn học quý giá và phong cách nghệ thuật thơ đặc biệt đó, Tố Hữu xứng đáng là cánh chim đầu đàn mạnh mẽ của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, đưa thơ chính trị nước nhà bay vút lên một tầm cao mới. Cái tên và những vần thơ đẹp đẽ của ông sẽ mãi bất hủ trong trái tim của dân tộc Việt Nam.
-------------------
Em cảm ơn rất nhiều.
-------------------
Đối với dòng thơ chính trị, Tố Hữu là một cái tên đã đi vào lòng người. Ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng nước nhà đồng thời còn là một chính khách, cán bộ cách mạng lão thành. Thơ của ông như những bài ca yêu nước mang đậm khí thế cách mạng và triết lý quý giá.
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 2002. Bút danh của Tố Hữu được một ông cụ đồ người Quảng Bình đặt cho, có nghĩa là “có sẵn ý chí khí phách tiềm ẩn trong người”. Cha Tố Hữu là một nhà nho nghèo không đỗ đạt, tuy phải vật lộn bạn để mưu sinh nhưng vẫn giữ niềm yêu thơ và ca dao tục ngữ. Mẹ ông cũng xuất thân từ nhà nho, biết nhiều về ca dao dân ca Huế. Tâm hồn yêu thơ ca đẹp đẽ từ cha mẹ chính là gốc rễ nuôi dưỡng một trái tim thơ đầy mãnh liệt như Tố Hữu.
Năm ông lên 12 tuổi, mẹ ông mất. Năm 13 tuổi, Tố Hữu đi học ở trường Quốc Học Huế. Tại đây ông được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Các Mác, Ăng-ghen, Maxim Goki và nhờ sự vận động của các Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, Tố Hữu sớm tiếp cận với lý tưởng Cộng sản. Điều đó đã góp phần giúp cho người thanh niên Nguyễn Kim Thành giác ngộ Cách mạng từ rất sớm. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương và được kết nạp vào Đảng. Từ đó con đường sáng tác thơ của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị bắt và tra tấn dã man, bị đày đi nhiều nhà lao, trong đó có lao Thừa Phủ ở Huế rồi sang nhà tù Lao Bảo ở Quảng Trị. Tuy ở nơi ngục tù tăm tối, người thanh niên ấy vẫn luôn giữ khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng với ý chí tin tưởng vào tự do dân tộc. Bài thơ “Khi Con Tu Hú” (1942) đã thể hiện khát vọng tự do và ý chí lớn lao của người thanh niên Nguyễn Kim Thành. Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu vượt ngục thành công và liên lạc với Đảng.
Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế. Cuối năm 1947, ông lên Việt Bắc công tác văn nghệ và tuyên huấn. Từ đó, Tố Hữu nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, năm 1969, ông được giao là người sửa cuối cùng bản điếu văn trong tang lễ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quá trình sáng tác thơ của Tố Hữu gắn liền chặt chẽ vẽ với quá trình hoạt động cách mạng và nhiệm vụ của Đảng của người thanh niên yêu nước. Có thể chia sáng tác của ông làm các giai đoạn. “Từ Ấy” (1937-1946) là tập thơ đầu tay của ông, được viết nên từ sự thôi thúc hồn thơ trong người thanh niên 19 tuổi đã giác ngộ trước Cách mạng. Tập thơ “Từ Ấy” bao gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Những sáng tác trong giai đoạn này là vần thơ khẳng định niềm tin yêu vào tương lai của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự trung thành của người chiến sĩ. Bên cạnh đó tố cáo những bất công trong xã hội và kêu gọi đấu tranh. Những tác phẩm nổi bật trong giai đoạn 1937 đến 1946 là Từ ấy, Vú em, Hai đứa bé, Hồn chiến sĩ,... “Việt Bắc” (1947-1954) là chặng đường thơ Tố Hữu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những vần thơ mơ đẹp đẽ, trữ tình ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, chiến khu, nhân dân, là bản hùng ca kể về chặng đường gian lao của nhân dân cho một kháng chiến thắng lợi. Phần cuối được lấy cảm hứng từ trữ tinh-sử thi. Các tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này là Nhớ Việt Bắc, Ta đi tới,... “Gió lộng” (1955-1961) được viết nên từ tình cảm bao trùm lên đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Tố Hữu đã thể hiện niềm phấn khởi của những người xây dựng đất nước khi miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và và ý chí thống nhất đất nước tiêu biểu qua các tác phẩm : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61,... Trong những năm tháng đấu tranh quyết liệt chống Đế quốc Mỹ, “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977) như những bài ca hào hùng cổ vũ tinh thần của nhân dân tiến lên giành lấy độc lập cuối cùng, với những bài thơ đã đi vào lòng người: Bác ơi, Ba Mươi Năm Đời Ta Có Đảng, Việt Nam máu và hoa. Hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999) là những chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống, những triết lí quý giá, giọng thơ trầm lắng, suy tư. Các bài thơ “Một khúc ca”, “Ngày và đêm”, “Ta lại đi”là những sáng tác tiêu biểu.
Là người chiến sĩ yêu nước, cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu có lẽ là tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với Đảng, đối với sự nghiệp cách mạng. Từ những ngày đầu đứng trong hàng ngũ của Đảng, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã viết nên những dòng thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng (“Từ ấy”) cho đến khi đã là một Đảng viên lão thành, thơ ông vẫn hướng về niềm tin mãnh liệt với lãnh đạo. Tình cảm lớn lao đó còn đi liền với tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ. Hình ảnh nước Việt Nam yêu quý: bóng tre, núi non trùng điệp, rừng xanh, hoa chuối, bản làng, với bao gian lao từ những cuộc chiến tranh và đồng bào thân thương máu thịt được đưa vào thơ Tố Hữu vô cùng cao cả, thiêng liêng. (“Việt Bắc”, “Nước non ngàn dặm” ). Thơ ông còn là những khúc hát đẹp đẽ ca ngợi người lính, người chiến sĩ đã dâng hiến cuộc đời cho bình yên của Tổ quốc (“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, “Lên Tây Bắc”). Bên cạnh đó, Tố Hữu có rất nhiều bài thơ viết về Hồ Chủ tịch (“Ông Cụ”, “Theo Chân Bác” ), thể hiện niềm tôn kính, ca ngợi vẻ đẹp giản dị của Bác, cũng như là tiếng khóc xót xa ngày Bác tạ thế.
Về nghệ thuật, phong cách thơ Tố Hữu có nét riêng rất đặc biệt. Thơ ông mang đậm đà bản sắc dân tộc, từ ngữ dân gian giản dị gần gũi, có tính nhạc điệu, mang âm hưởng từ những làn điệu dân ca Huế đã nuôi lớn nhà thơ. Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, ông đã “thơ hóa” những vấn đề chính trị khô khan thành những vần thơ dạt dào tình cảm. Ông không viết về nỗi niềm riêng, cuộc sống riêng của cá nhân, mà hướng về những tình cảm chung, niềm vui chung. Bên cạnh đó, thơ Tố Hữu còn mang đậm tính chất sử thi, đưa tính hào hùng, hoành tráng vào các sáng tác hiện đại, làm cho các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
Nhận xét về Tố Hữu, Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ cách mạng trữ tình”. Chế Lan Viên thì viết: “Tố Hữu là một nhà thơ có lí tưởng”. Còn Nguyễn Khoa Điềm thì nhận xét: “Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ”.
Tố Hữu được vinh dự nhận nhiều giải thưởng văn học lớn cho các sáng tác của mình. Tiêu biểu là Huân chương Sao Vàng năm 1994 và giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 cho tập thơ “Việt Bắc”. Với tập thơ “Một tiếng đờn”, ông nhận giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996. Cũng trong năm 1996, Tố Hữu vinh dự được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay trong đợt xét tặng đầu tiên.
Với những cống hiến văn học quý giá và phong cách nghệ thuật thơ đặc biệt đó, Tố Hữu xứng đáng là cánh chim đầu đàn mạnh mẽ của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, đưa thơ chính trị nước nhà bay vút lên một tầm cao mới. Cái tên và những vần thơ đẹp đẽ của ông sẽ mãi bất hủ trong trái tim của dân tộc Việt Nam.
-------------------
Em cảm ơn rất nhiều.