thuyết minh về một tác giả văn hoc_help me gấp

N

nguyen16

C

conbep

Nếu để thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi thì mình thấy cái này khá phù hợp :
Năm 1989, sau hơn mười năm bị thu hút và miệt mài tìm kiếm, sáng tạo, nữ văn sĩ Yveline Féray đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết danh nhân lịch sử đồ sộ "Dix Mille Printemps" (NXB Julliard, F, 1989) về danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi. Trong cuốn sách đầy ý nghĩa này, bà đã mô tả sự sinh hạ của Nguyễn Trãi vào những năm 1380 như là đêm trở dạ của trời đất, đêm của một truyền kỳ. Vì ngày ấy, thực sự một thiên tài ra đời mà sau này tầm cỡ đã như một cây đại thụ văn hoá toả bóng mát xuống nhiều thế hệ sau của nước Đại Việt. Và cũng từ ngày ấy, ông ngoại Trần Nguyên Đán, một vị Đại tư đồ (tương đương chức Tể tướng) của triều Trần mới thể hiện hết tầm vóc nhân bản vĩ đại khi chấp nhận cuộc hôn nhân vô tiền khoáng hậu giữa một ông thầy dạy học Nguyễn Phi Khanh với cô học trò nhỏ Trần Thị Thái trong khuôn viên Nho giáo đời Trần.
Từ đấy, thừa hưởng gia tài tinh thần đồ sộ cao đẹp của gia đình và Tổ quốc, dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha và ông ngoại, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) lúc 20 tuổi và ra làm quan nhà Hồ. Nhưng đất nước nguy biến, giặc Minh xâm lược, bao cuộc kháng chiến nổ ra, trong im lặng suy tư, hơn mười năm tìm kiếm và chịu sự dày vò của một đấng nho học phải chọn lựa minh quân mà không bội phản triết thuyết của đời, tầm trí tuệ nhạy cảm đã đưa Nguyễn Trãi về với đội quân Lam Sơn và minh chủ Lê Lợi, và trở thành cố vấn đặc biệt của Lê Lợi.


Thế nhưng làm một minh sư thì có gì đáng nói, điều đáng giá vượt tầm thời đại và mang ý nghĩa vĩnh cửu là ông đã hướng cuộc chiến tranh về phía hoà bình vĩnh viễn. Binh đao vốn không hợp với thiên tính của một nhà thơ yêu hoà bình từ sâu thẳm tâm hồn, song bằng một trí tuệ của yêu thương, ông đã đem đạo đức đặt vào giữa lòng chiến tranh, đem tình thương để chiến thắng bạo tàn. Ông không muốn kẻ thù nuôi mầm ác trong lòng, không muốn họ mất đi thiện căn mà trả lại tinh thần cao đẹp cho họ, giúp họ thấy được sự bất công vô lí của sự xâm lược tương tàn. Đấy chính là đi trên Đại Đạo Tự Nhiên của Nhân Dân, một nhân dân luôn yêu nhân nghĩa và hoà bình. Chính vì thế, ông không chỉ là một bậc minh triết của Việt Nam mà của cả Phương Đông và nhân loại trong thời kì phong kiến nhiều bất công.

Hòa bình ! Ông lại trở về trong cái cao khiết của thanh bần và thực hiện một lí tưởng nhân đạo toàn thiện, toàn mỹ. Nhưng rồi, ông lại gặp kẻ thù ở trong chính những đồng chí tụ nghĩa ngày nào của mình, và ông phải cố gắng giữ gìn sự trung thực của một người luôn hành động vì sự sống nhân dân. Ông phải thực hiện sự cân bằng giữa niềm hy vọng giúp đời tận lực với nỗi thất vọng luôn chờ đợi phía trước cửa quan trường. Sống giữa đôi bờ thao thức, cánh chim hồng bay cao phân vân giữa hai chân trời : đi- về, nhưng lòng như ngọn lửa luyện đan vẫn nồng cháy một hoài bão duy nhất : vì Tổ quốc, vì nhân dân. Hành động - tranh đấu vì lẽ phải, và lập ngôn trước tác, vừa giải quyết những vấn đề sinh tử của đương đại, vừa hướng về sự bất tử, vĩnh hằng, ông viết : Lam Sơn thực lục, Dư địa chí...- những quốc thư của tương lai Việt Nam. Hơn 250 bài thơ ở Quốc âm thi tập, một bông hoa nghệ thuật chữ Nôm thuộc loại đầu tiên, ông đã để lại cho dân tộc "một nền thơ ruột rà và quen thuộc, một cái gì như là một Tổ quốc thơ" (Jacques Gaucheron), in dấu vân tay tài hoa và kiệt xuất của mình lên văn học đời đời.

Nhưng rồi ước vọng sụp đổ trước một triều đại phong kiến nhiều ganh ghét, quen thói "hết chim bẻ cung", ông bị kéo vào vụ án đau xót nhất trong lịch sử, vụ án Lệ Chi Viên, và bị lên giá nhục hình. Và từ đấy đầu thai lên những vì sao vĩnh cửu giữa bầu trời nước Việt, để lại trần gian một nền văn hoá Nguyễn Trãi. Năm 1980, 600 năm sau, ông tiếp tục trở thành sứ giả văn hoá của Việt Nam đưa thông điệp của dân tộc mình đến với nhân loại
 
S

seagirl_41119

Bài viết này phải nói là quá sơ sài, chưa nêu bật đựoc những sự kiện chính của cuộc đời Nguyễn Trãi, chưa nêu bật được những hiểu biết ngoài về vụ án Lệ Chi Viên
Về tác phẩm của Nguyễn Trãi, cần nêu đc tên và nội dung của một số tác phẩm tiêu biểu, giá trị của chúng với văn học thời đại,...=>cái nỳ hok phải lạc đề đâu
 
B

baby_lucky69

mình có 2 bài tham khảo nha !!!
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, người ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Đỗ Thái học sinh năm 1400. Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng tại thành Đông Quang.

- Nguyễn Trãi biệt Đông Quan, trốn vào Lam Sơn dâng "Bình Ngô sách" lên Lê Lợi, trở thành vị quân sư "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời".

- Năm 1428, ông thay lời Lê Lợi thảo "Bình Ngô Đại Cáo" sau đó được cử làm Chánh chủ khảo khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Lê và viết chiếu cầu hiền. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha. Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước.

- Năm 1442 xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông và truy tặng ông tước Tán trù bá.

Nguyễn Trãi là người anh hùng thủa "Bình Ngô", văn võ toàn tài.

Sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi

1. "Quân trung từ mệnh tập".

- "Bình Ngô Đại Cáo"

"Dư địa chí "... "Lam Sơn thực lực"

"Phú núi Chí Linh", "Quốc âm thi tập", "Ức Trai thi tập",

- v.v...

2. Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi.

a) Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân sâu sắc
- Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt) tiêu diệt quân tàn bạo hại nước hại dân (trừ bạo), đem lại yên vui, hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
- Sức mạnh nhân nghĩa là sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thù trong giặc ngoài. Đó là "Đại nghĩa" (nghĩa lớn vì nước vì dân), là lòng "chí nhân" (thương người vô hạn):

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo"

- Lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không đội trời chung với quân "cuồng Minh":

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống

- Tư tưởng nhân nghĩa của Ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng "trung hiếu" và niềm "ưu ái" (lo nước, thương dân).

"Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen"

(Thuật hứng - 24)

"Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông"

(Thuật hứng - 5)

b) Văn thơ Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thắm thiết đối với thiên nhiên, đối với quê hương, gia đình.

- Yêu thiên nhiên:

+ Yêu cây cỏ hoa lá, trăng nước mây trời, chim muông ...

"Hái cúc ương lan, hương bén áo
Tìm mai, đạt nguyệt, tuyết xâm khăn"

"Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then"

"Cò nằm, hạc lẩn nên bầy bạn
Ủ ấp cùng ta làm cái con"

+ Yêu quê hương gia đình:

"...Ngỏ cửa nho, chờ khách đến
Trồng cây đức, để con ăn"

"Nợ cũ chước nào báo bổ
Ơn thầy ơn chúa liễn ơn cha"

"Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Rau trong nội, cá trong ao"

+ Yêu danh lam thắng cảnh.

"Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
Bao dải tua châu đá rủ mành"

(Đề chùa Hoa yên, núi Yên Tử)

"Một vùng biếc sẫm gương lồng bóng,
Muôn hộc xanh om tóc mượt màu"

(Vân Đồn)

"Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
Giáp gươm chìm gẫy bãi bao tầng"

(Cửa biển Bạch Đằng)

c) Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao.

...."Một tầm lòng son ngời lửa luyện.
Mười năm thanh chức ngọc hồ băng"

..."Nước biển non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu".

"Say minh nguyệt, chè ba chén
Thú thanh phong, lều một gian "

"Sách một hai phiên làm bậu bạn.
Rượu năm ba chén đổi công danh"

3. Nghệ thuật

- Văn chính luận như "Bình Ngô Đại Cáo" thì hùng hồn, đanh thép, sắc sảo, đúng là tiếng nói của một dân tộc chiến thắng, một đất nước có nền văn hiến lâu đời.

- Thơ chữ Hán hàm súc, tinh luyện, thâm trầm. Thơ chữ Nôm bình dị mà tài hoa, thiết tha đằm thắm. Thơ thất ngôn xen lục ngôn là một dấu ấn kì lạ của nền thơ chữ Nôm dân tộc.

Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, nhà văn hoá vĩ đại, là đại thi hào dân tộc. Nguyễn Trãi còn là ông tiên ở trong lầu ngọc mà tâm hồn lộng gió thời đại. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++...
Tế Văn Hầu, Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi thông minh xuất chúng, ham học, lớn lên giữa lúc đất nước bị nhà Minh bên Tầu đô hộ. Cha ông làm quan, Nguyễn Phi Khanh, bị giặc bắt về Tầu.
Nguyễn Trãi và người anh đi theo cha, khóc lóc, ra tới tận biên giới Hoa-Việt.

Phi Khanh bèn nói:
"Các con hãy coi chữ trung là tận hiếu. Hãy trở về nhà rữa mối nhục cho nước, chứ đừng theo cha khóc lóc vô ích".

Tục truyền nước mắt Nguyễn Trãi chảy thành con suối, ngày nay có tên là suối Phi Khanh.

Nguyễn Trãi quay về, mưu việc đánh giặc để rữa nhục cho nước, rữa thù cho cha.

Trong hơn 10 năm, ông đi khắp nơi tìm hiểu việc chống giặc, về sau viết "Bình Ngô Sách" tổng hợp những phương kế chống giặc hữu hiệu.

Nghe tiếng Lê Lợi ở Lam Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đi tìm Lê Lợi kết bạn, cùng lo toan việc chống giặc Tầu.

Nguyễn Trãi bày mưu lấy mỡ viết vào lá cây 8 chữ "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần", để cho kiến ăn mỡ, bày chữ ra, rồi thả lá trôi sông.

Dân chúng lượm xem, cho là điềm trời định, đồn đãi rộng ra. Nghĩa quân từ các nơi rủ nhau về giúp Lê Lợi, quân sĩ mỗi ngày một đông.

Ðến năm Mậu Tuất, Nguyễn Trãi thảo hịch Bình Ngô Ðại Cáo, bắt đầu phản công quân Minh.

Nguyễn Trãi bàn mưu lập kế, giúp Lê Lợi đánh hơn 20 trận. 10 năm kháng chiến, đem hết tài sức ra phục vụ đến khi thành công. Ông được phong làm Tế Văn Hầu, là đứng đầu trong các khai quốc công thần nhà Hậu Lê.

Tục truyền khi Nguyễn Trãi còn dạy học ở quê làng Nhị Khê, một hôm ông sai học trò dọn cỏ một cái gò để làm chỗ dạy.

Ðêm trước đó, ông nằm mơ thấy một người đàn bà hiện đến nói:
"Tôi là mẹ yếu con thơ, xin ông hãy khoan cho 3 ngày, để tôi đem con đi chỗ khác, rồi ông hãy sai dọn cỏ".

Sáng sớm ông thức dậy, ra gò xem, thì thấy học trò đã dọn sạch rồi, và bắt được 2 cái trứng rắn.

Nguyễn Trãi hỏi, thì học trò thưa:
"Ban nãy, chúng con thấy có con rắn trong bụi rặm, đánh nó đứt đuôi bò đi mất. Chỉ bắt được 2 cái trứng ở đấy".

Nguyễn Trãi giật mình, nghĩ đến giấc mơ báo mộng hôm qua, cho rằng con rắn hẳn là người đàn bà trong giấc mơ hôm qua.

Áy náy trong lòng, ông đem hai trứng rắn về nhà đợi cho nở.
Ngay đêm hôm ấy, đang ngồi xem sách, con rắn leo trên sà nhà nhỏ máu ngay xuống trang sách của ông, thấm xuống 3 tờ giấy.
Ðến khi 2 trứng rắn nở ra, một con dài một con ngắn, Nguyễn Trãi đem chúng thả xuống sông.

Về sau, lúc Nguyễn Trãi thành đạt, trở nên một vị công thần nhà Lê.

Ngày tháng trôi qua, tóc ông bắt đầu bạc.
Một hôm, khi dạo chơi, bỗng gặp một người con gái bán chiếu rất đẹp.

Ông ứng khẩu đọc bốn câu thơ để hỏi đùa:

Ả ở đâu mà bán chiếu gon ?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn ?
Xuân xanh phỏng độ chừng bao nhỉ ?
Ðã có chồng chưa, được mấy con ?

Người con gái bèn họa vần đáp lại ngay :

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Can chi ông hỏi hết hay còn ?
Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, h
 
B

baby_lucky69

Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán.

Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê.

Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.

Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.

Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.

Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi:

- Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?

Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.

Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc.

Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách.

Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người".

Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.

Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm). Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan. Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.

Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".

Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân:

- Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc.

Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi).

Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.

Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.

Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc.

Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ưc Trai tâm thượng quang Khuê Tảo".

Giáo sư sử học Văn Tâm

* Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc
 
Top Bottom