Văn 8 thuyết minh về một món ăn dân gian

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
I. Mở bài: giới thiệu về món ăn dân gian
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II. Thân bài: thuyết minh về món ăn dân gian
1. Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn dân gian
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc
 

Thần Thương Dạ

Học sinh
Thành viên
10 Tháng mười hai 2017
83
79
44
20
Quảng Ngãi
THCS Trần Phú
Chẳng biết bánh khúc có từ bao giờ, ai là người đầu tiên làm được món bánh này nhưng bánh khúc đã quen thuộc từ lâu với rất nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ nông thôn đến thành thị.

Vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch, khi mưa xuân giăng một màn bụi mỏng trắng mờ che phủ xóm làng, tiết trời đã ấm áp là lúc lá khúc bát đầu lên mơn mờn các bãi đất ven đê dọc các triền sông. Chẳng ai trồng rau khúc. Nó tự nhiên âm thầm mọc lên, như có phần bẽn lẽn vì sự giản dị của mình, lặng lẽ mang đến cho con người những ngọn lá xanh mướt, mang vị thơm, vị bùi rất đặc biệt trong một thứ quà quê được gọi tên bằng chính loại lá độc đáo làm ra nó: bánh khúc. Chẳng biết bánh khúc có từ bao giờ, ai là người đầu tiên làm được món bánh này nhưng bánh khúc đã quen thuộc từ lâu với rất nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ nông thôn đến thành thị.
Làm bánh khúc không khó, nhưng đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ và cả kinh nghiệm người xưa truyền dạy. Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị độc đáo của món bánh này là lá khúc. Lá khúc hái từ buổi sớm, chọn những lá đang độ tươi non mơn mởn hái đem về giã cho nhuyễn rồi trộn với bột gạo làm vỏ bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh đồ chín tới giã thật mịn, viên lại nhỏ bằng quả trứng gà ri cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi. Dàn mỏng lớp vỏ thật khéo bao kín nhân bánh, xếp từng lượt bánh vào nồi hấp như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp ngon đã ngâm kỹ làm áo. Từ lúc nước sôi đến lúc bánh chín chừng tàn một que hương.
Bánh khúc là một thứ quà, trong những thứ quà bánh. Nó cũng có thể giúp người ta đỡ đói lòng khi nhớ bữa vì thành phần dinh dưỡng khá cao. Thưởng thức bánh khúc khi còn nóng mới thấy hết được hương vị của bánh khúc, một thứ hương vị tổng hợp, kết hợp nhiều mùi vị tự nhiên của ruộng đồng một cách khéo léo tài tình gói gọn trong tấm bánh bé nhỏ, không cần tới sự trợ giúp của các loại hoá chất hay bất cứ thứ công nghệ thực phẩm nào. Bánh khúc là một món quà quê nhưng được người thành thị ưa thích. Người ta thích bánh khúc chính bởi cái tính "lành" của nó. Món bánh cổ truyền này vẫn sống trong xã hội hiện đại bên cạnh những loại bánh khúc được đóng gói trên dây chuyền công nghiệp.

Người ta có thể thưởng thức bánh khúc bất cứ khi nào thích nhưng bánh khúc thường được rao bán cùng với vài loại quà bánh khác vào buổi tối. Những tiếng rao "Ai khúc đê..." mang món quà quê bình dị này tới tận nơi len lỏi tới từng ngõ phố nhỏ. Chẳng biết khi nâng chiếc bánh khúc nóng hổi, hốc khói nghi ngút, thơm mùi gạo nếp, mùi lá khúc, quyện lẫn vị bùi, vị béo của thịt và đỗ có ai biết đến ngọn lá giản dị kia, và những người đang một nắng hai sương làm bánh khúc.

Loigiaihay.com
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Các bạn nhanh giúp tớ làm bài văn này nha.
Cảm ơn các bạn
Mỗi đất nước trên thế giới đều có một món ăn riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Việt Nam- quê hương thân yêu của tôi cũng vậy! Cũng có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa văn hóa truyền thống Lạc Hồng. Không thể thiếu trong đó chính là món bánh chưng được sử dụng vào những dịp lễ tết. Bánh chưng có từ rất lâu rồi, vào thời của vua Hùng thứ mười tám, đây là món lễ vật do Liêu Lang dâng lên cho vua cha để bày tỏ sự hiếu thảo, sự thành kính của mình. Và cũng nhờ món bánh chưng này, chàng hoàng tử út nghèo khổ đã được nhường ngôi, trở thành vị vua của dân tộc.
Từ rất lâu rồi, dân gian ta vẫn truyền rằng, bánh chưng chính là biểu tượng cho sự vuông đầy của đất mẹ, nên hình dáng của bánh chưng chính là hình vuông vức đều nhau. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng khá đơn giản, gần gũi với dân tộc ta, bao gồm: thịt heo thường là loại thịt ba chỉ, đậu xanh, nếp, và có thể thêm một số gia vị khác tùy khẩu vị của mỗi nhà. Thịt heo được thái lát vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, được nêm thêm gia vị như hạt tiêu, hành tím, một chút muối và bột ngọt, được ướp trong thời gian 30 phút. Để gia vị được ngấm đều vào từng miếng thịt, tạo nên vị béo ngậy, đậm đà khi thưởng thức. Người dân ta thường rất cẩn thận trong việc chọn đậu xanh và nếp. Đậu xanh thường được chọn là những hạt đậu chắc nẩy, chúng ta sẽ bóc lớp vỏ bên ngoài, giữ lớp thịt ở vàng ở trong, được ngâm trong nước ấm từ một đến hai tiếng để hạt đậu mềm hơn, đến khi luộc bánh hạt đậu sẽ nhanh chín hơn. Đây chính là hai nguyên liệu làm lớp nhân bên trong của bánh. Còn lớp vỏ bánh bên ngoài chính là gạo nếp. Chúng ta cần ngâm gạo nếp vào nước lạnh từ bốn đến năm tiếng để hạt gạo mềm và chín kĩ hơn. Các nguyên liệu từ vỏ bánh cho đến phần nhân đã chuẩn bị xong xuôi thì các bạn cũng không được quên đến lớp lá gói bên ngoài. Đó chính là lá dong.Chúng ta cần chọn những lá không bị rách, xanh, sau đó rửa sạch và lau thật khô để tránh khi nấu bánh, bánh sẽ bị nhão.
Gói bánh chính là công đoạn cuối cùng, muốn có một cái bánh đẹp và vuông vức, chúng ta cần sử dụng đến khuôn để gói. Xếp vào khuôn bốn lớp lá dong chồng lên nhau, sau đó cho một bát gạo nếp trải đều lên lớp lá, xong cho một chén nhỏ hơn đỗ xanh rồi bỏ lên trên từ hai đến ba miếng thịt, xong chúng ta cho một ít đổ xanh lên phủ kín lại phần thịt và cuối cùng ta lại đổ một bát gạo lên trên cùng. Chúng ta gói lại theo khuôn và nén chặt thật chặt để bánh được chắc, chúng ta dùng dây lạt để buộc chặt bánh chưng. Rồi bỏ vào nồi luộc trong khoảng tám đến mười tiếng thì bánh chín. Vớt ra rổ, để ráo nước thế là các bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ngon lành này rồi. Khi bóc vỏ bánh ra, ta sẽ thấy có một màu xanh lá cây tươi sáng bám vào vỏ bánh. Khi cắt bánh ra, ba màu sắc của bánh trở nên thật hài hòa với màu xanh của vỏ bánh, màu vàng của gạo nếp và màu hồng hồng loang mỡ của thịt ba chỉ. Chao ôi! Thật ngon biết bao. Nếm chiếc bánh, ta sẽ không thể nào quên được vị béo ngậy của thịt heo, vị thơm dẻo của gạo nếp và đậu xanh. Hòa quyện vào nhau tạo nên sự hoàn hảo không thể nào lẫn vào đâu được.
Và bánh chưng trở thành một bánh truyền thống mà dù miền bắc, miền trung hay miền Nam thì vào dịp lễ tết đến xuân về, nhà nhà người người đều phải chuẩn bị để bày trên bàn thờ tổ tiên, bày cạnh mâm ngũ quả. Có thể nói, đây chính là món ăn, là hương vị mà ai đi đâu cũng muốn được thưởng thức, nó như là sự báo một sự đoàn viên, sự đủ đầy. Và cứ vào ngày 28 hay 29 tết, các thành viên trong gia đình lại tụ tập quây quần bên nhau, bên bếp củi lửa để cùng nhau gói bánh chưng, cùng nhau thức canh nồi bánh, cùng nhau trò chuyện về một năm cũ đã qua và những dự định cho năm mới lại tới. Bánh chưng là sự khéo léo và cẩn thận, bánh chưng chính là gia đình người Việt.
Bánh chưng là một loại bánh rất thơm ngon, mang một hương vị đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và lưu truyền món ăn truyền thống này, giống như gìn giữ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
Tham khảo!
 
  • Like
Reactions: Bùi Minh Phú

Bùi Minh Phú

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng tư 2018
4
0
1
20
Hậu Giang
Trung học cơ sở Vĩnh Thuận Tây
I. Mở bài: giới thiệu về món ăn dân gian
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II. Thân bài: thuyết minh về món ăn dân gian
1. Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn dân gian
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc
Cám ơn bạn
 
Top Bottom