thuyết minh về một loài cây hoa

W

warriors1972

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mấy bạn giúp mình với, yêu cầu thuyết minh về một loài cây (hoa) trên đất nước VN chú ý sử dụng biện pháp nghệ thuật (yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả), viết thành một câu chuyện lun ạ có câu văn lời thoại do nhân vật là mọi thứ trừ con người (nhân hóa).
yêu cầu tối thiểu 2 đôi giấy (tám mặt giấy tập), mấy bạn giúp mình với mai nộp rồi mà ngồi nửa tiếng chưa ra đc chữ nào.
 
L

leo345

1.Mở bài:
Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố.
2. Thân bài:
- Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.
- Hoa đào có rất nhiều loại: Đào phai, đào ta, bạch đào,đào bích.... Đào bích là loài hoa đào phổ biến, cành hoa thắm sắc, hoa rải đều khắp các cành, các tán, xen lẫn nụ hoa xinh với những lộc xanh, chen lẫn những cánh hoa xòe tán với những nụ vừa nhú. Bích đào dù được cắm trong lọ để phòng khách, trên bàn tiếp khách hay vài cành nhỏ cắm trên bàn thờ gia tiên cũng đều đẹp. Đào phai hoa kép, sắc hồng phảng phất kiêu kì. Một cành đào phai có giá cao hơn đào bích mà cũng khó tìm được cành ưng ý hơn.
- Có lẽ, hoa đào được ưa chuộng cũng vì sự tích cùa nó:ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều có một cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ.
- Để có một cây hoa đào đẹp, một cành hoa đào thắm tươi, những người trồng đào phải rất vất vả. Chúng ta sẽ có một cây đào con, cao khoảng 50-60 cm khi thời gian gieo hạt là 7-8 tháng trước đó. Vì vậy, để có những chậu đào vào dịp Tết thì đào thường được trồng vào mùa thu(tháng 8,9,10). Đầu tiên, chúng ta phải tiến hành đem gieo hạt đào dại, đào đắng để làm gốc ghép. Sau đó, chúng ta phải bón phân tăng trưởng, thuốc trừ sâu cho từng cây. Người trồng đào cũng cần phải giữ đào trong một nhiệt độ nhất định để đảm bảo đào ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.
3. Kết bài:
Hoa đào là đặc trưng của miền Bắc trong dịp Tết đến, xuân về. Đối với em, một cành đào có thể thay thế cho bất kì loài hoa, quả nào của mùa xuân. Nhìn hoa đào chúm chím môi hồng trên cành là thấy xuân về, đất trời như bừng tỉnh trong hương sắc mùa xuân. Dù ở xa quê hương, chắc chắn trong lòng mỗi người con gốc Việt cũng khó có thể quên được màu hồng tươi thắm, trong sáng của hoa đào và niềm hạnh phúc tinh thần của mỗi người dân Việt do loại hoa thần kì đó mang lại.
SƯU TẦM
 
W

warriors1972

1.Mở bài:
Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố.
2. Thân bài:
- Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.
- Hoa đào có rất nhiều loại: Đào phai, đào ta, bạch đào,đào bích.... Đào bích là loài hoa đào phổ biến, cành hoa thắm sắc, hoa rải đều khắp các cành, các tán, xen lẫn nụ hoa xinh với những lộc xanh, chen lẫn những cánh hoa xòe tán với những nụ vừa nhú. Bích đào dù được cắm trong lọ để phòng khách, trên bàn tiếp khách hay vài cành nhỏ cắm trên bàn thờ gia tiên cũng đều đẹp. Đào phai hoa kép, sắc hồng phảng phất kiêu kì. Một cành đào phai có giá cao hơn đào bích mà cũng khó tìm được cành ưng ý hơn.
- Có lẽ, hoa đào được ưa chuộng cũng vì sự tích cùa nó:ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều có một cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ.
- Để có một cây hoa đào đẹp, một cành hoa đào thắm tươi, những người trồng đào phải rất vất vả. Chúng ta sẽ có một cây đào con, cao khoảng 50-60 cm khi thời gian gieo hạt là 7-8 tháng trước đó. Vì vậy, để có những chậu đào vào dịp Tết thì đào thường được trồng vào mùa thu(tháng 8,9,10). Đầu tiên, chúng ta phải tiến hành đem gieo hạt đào dại, đào đắng để làm gốc ghép. Sau đó, chúng ta phải bón phân tăng trưởng, thuốc trừ sâu cho từng cây. Người trồng đào cũng cần phải giữ đào trong một nhiệt độ nhất định để đảm bảo đào ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.
3. Kết bài:
Hoa đào là đặc trưng của miền Bắc trong dịp Tết đến, xuân về. Đối với em, một cành đào có thể thay thế cho bất kì loài hoa, quả nào của mùa xuân. Nhìn hoa đào chúm chím môi hồng trên cành là thấy xuân về, đất trời như bừng tỉnh trong hương sắc mùa xuân. Dù ở xa quê hương, chắc chắn trong lòng mỗi người con gốc Việt cũng khó có thể quên được màu hồng tươi thắm, trong sáng của hoa đào và niềm hạnh phúc tinh thần của mỗi người dân Việt do loại hoa thần kì đó mang lại.
SƯU TẦM
cảm ơn bạn nhưng mình cần viết thành câu chuyện có lời thoại lun ạ.
 
A

anhvippro1209

Hè vừa rồi, em có dịp tới thăm vườn cây cảnh trên núi Hàm Rồng ở Sapa. Mùi hương thoảng thoảng của các loài hoa cùng màu xanh tươi mát của các hàng cây cảnh làm em ngây ngất. Đêm hôm đó, em nằm mơ thấy mình lạc vào giữa một rừng phong lan, đang bỡ ngỡ trước cảnh lạ đột nhiên có một cô bé mặc áo dài trắng đến giới thiệu cho em biết cuộc đời của họ hàng nhà phong lan
“Họ lan chúng em là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Đây là họ có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực. Phần lớn nhà em đều ưa thích cái nóng của miền nhiệt đới. Một số anh chị khác thì thích cái băng giá của vùng Bắc cực hay Nam cực. Họ hàng nhà em đông đúc lắm, đến nay vẫn chưa thống kê đủ số loài, ngoài ra còn có thêm 100.000 loại cây lai ghép.
“Chị ạ, cũng là cây nhưng chúng em chả cần đến đất. Tổ tiên chúng em đã để lại cho một di sản rất quí, đó là bộ rễ. Bộ rễ này như những cánh tay vươn dài trong không trung, trên các vỏ cây và có thể lấy hơi nước trong không khí và chất khoáng hòa tan ở đó. Họ hàng chúng em ai cũng khoác lên mình một chiếc áo sặc sỡ, hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng. Một cây lan khỏe phải có một bộ lá xanh mướt, mềm mại, duyên dáng và hấp dần. Các chị lan ở xứ lạnh còn có thêm củ giả, dùng để dự trữ chất dinh dưỡng, nhờ đó mà các chị có thể sống trong suốt mùa đông lạnh giá. À! em quên giới thiệu với chị một người bạn thân thiết của nhà em mà bất cứ một bé lan mới lớn nào cũng biết, đó là nấm. Vì sống trên cây nên họ hàng nhà em ăn uống khó khăn lắm, phải nhờ những người bạn nấm này mà tụi em mới có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng từ khi mới chào đời. Đến khi lớn thì các bạn nấm rời bỏ chúng em mà qua những cây con khác, chỉ có những chị sức khỏe yếu mới được nấm ở lại chăm sóc thôi.”
“Có một điều rất lạ là trong số bà con nhà em ở vùng nhiệt đới thường trút hết lá trong mùa khô hạn, chỉ nở hoa thôi. Lúc này, các chị hay sống ẩn, chờ mùa mưa đến sẽ cho chồi mới. Một số chị lan sống ở đất có chu kỳ sống đặc sắc, xen mùa lá với mùa hoa. Khi ra hoa, các chị trút toàn bộ các lá đi và sau khi hoa tàn, củ giả sẽ cho chồi lá mới.
“Họ hàng chúng em đông đúc nên mỗi người ở một nơi. Chị Phi Điệp và chi lan Đại thường ẩn mình dưới đám lá um tùm trong rừng. Chị lan củ mập mạp thích sống trên các cách núi đá cheo leo nhiều ánh sáng. Chị lan Tai Trâu tô điểm cho các rừng già. Cô lan San Hô có thói quen buông thỏng mình trên các cây gỗ riêng lẻ. Chỉ có những ngày hội hoa chúng em mới có dịp sum họp ở đây. Chị trông kìa, bạn Kim Thoa có chiếc áo màu hồng cánh sen; bạn Kim Lan diện áo vàng tươi. Trước mặt chúng ta là chị Tuyết Ngọc khiêm tốn trong bộ cánh trắng nhưng rất nổi vì có năm dải lụa dài. Chị Vảy Rồng dáng thô nhưng nhờ chiếc áo màu hoàng yến nên không đến nổi xấu. Mấy chị ở cuối vườn khoác áo vàng sọc, chúng em đặt cho cái tên là Lan Dạ Báo. Duyên dáng nhất là bạn Lan Hài sống trên các vách đá vôi như cô Tấm ngày xưa.”
“Những cánh hoa ấy của các chị lại có cấu tạo hoàn toàn khác nhau đấy. Có chị mỗi mùa chỉ nở một hoa, có chị lại nở một lúc cả chục đóa hoa cơ ! Tuy nhiên, đa số họ hàng nhà em đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp lại thành chùm, phân bố ở đỉnh thân hay nách lá. Có chị nở hoa chị bằng hạt gạo bé tí, lại có chị nở hoa to đến 5m !
Đang mơ màng trước cảnh vật nên thơ thì tiếng cô bé lại ngọt ngào thu hút em và câu chuyện:…”Chị ơi, vì những chiếc áo lộng lẫy này mà lúc nào chúng em cũng bận rộn tiếp khách. Ong, bướm khôn lắm ! Biết chúng em có những bình mật tốt nên họ hay đến tìm. Từ bao đời nay họ hàng nhà em đã biết tận dụng những anh giao liên này để mang phấn sang hoa khác. Có một điều là khi nói ra cũng hơi xấu hổ vì bố mẹ, cô dì chúng em đẻ rất nhiều. Mỗi lần sinh có tới hàng vạn con, toàn là những chú bé tẹo tèo teo. Các chú bé này chỉ thích bám vào những cành cây cao. Oái ăm thay, các chú không tự mình phát triển thành cây đươc mà phải sống chung với các anh bạn nấm mới nảy mầm được. Nhờ thế mà họ hàng nhà phong lan chúng em phổ biến khắp nơi.”
“À em quên chưa giới thiệu với chị trong số các thiếu nữ kiều diễm, ở đây có khá nhiều ba làng giỏi. Chị Lan Vani có hương thơm dịu dàng và chữa bệng đường ruột rất cừ. Ai bị khản tiếng, chị Khô Mộc bốc cho vài thang thuốc là khỏi liền. Ai gầy mòn, mệt mỏi đến gặp chị Hoàng Thảo.”
“Thời các cụ cố chúng em ngày xưa đã được loài người chú ý đem về nhà làm cây cảnh vì không cần nuôi dưỡng cầu kỳ mà lại có hoa đẹp và bền. Các nhà làm vườn ở châu Âu và Bắc Mĩ còn lai tạo ra nhiều bạn lan với sắc hoa rực rỡ không kém gì hoa thuần chủng đâu. Ở các nước phát triển, các bạn của em tuy được nâng niu chìu chuộng nhưng luôn luôn bị giam lỏng trong nhà kính. Còn chúng em may mắn hơn, được sống trong thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp, được hưởng không khí tự do. Điều vinh dự cho chúng em là đã góp phần nhỏ bé vào cuộc kháng chiến chống Mỹ trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng em đã tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp của các chú bộ đội và các cô giao liên.”

Vừa lúc đó thì em đột nhiên tỉnh dậy. Xugn quanh em không biết từ đâu lại thoang thoảng mủi thơm dịu của những đóa hoa Phong Lan. Em chợt nhớ tới một câu nói của một nhà thực vật học người Nga: “Thiên nhiên đã hào phóng tặng cho họ Phong lan một vẻ đẹp lạ thường, và tính đa dạng của hoa đã làm sửng sốt con người từ những thời xa xưa cho đến ngày nay".
 
Top Bottom