Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sau đây là bài thuyết minh của em về danh lam thắng cảnh. Mong mọi người góp ý sớm nhất có thể ạ!
I) Mở bài:
Hà Nội - thủ đô của Việt Nam ta - là nơi hội tụ của rất nhiều những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột,..., trở thành điểm sáng của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, một địa điểm, một danh lam thắng cảnh không thể không nhắc đến khi tới Hà Nội chính là cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của dân tộc.
II) Thân bài:
1) Vị trí địa lý, cấu trúc:
Cầu Long Biên là cây cầu thép, cũng là cây cầu huyết mạch đầu tiên bắc ngang sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên. Về mặt cấu trúc, độ dài của cây cầu là 2290m qua sông, 896m cầu dẫn và trọng lượng lên đến 17000 tấn. Cây cầu bao gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ và đường dẫn xây bằng đá. Cầu được phân chia thành ba làn đường: đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường cho các loại xe rộng 2,6 m và luồng đi bộ rộng 0,4 m. Khác với những cây cầu thông thường, luồng giao thông của cầu chạy theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu. Nếu đem ra so sánh, cây cầu này xứng đáng được gọi là cây cầu bằng sắt ấn tượng nhất trên thế giới.
2) Lịch sử hình thành:
Cầu Long Biên được thiết kế và xây dựng trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ xâm chiếm nước ta và đang tiến hành chính sách khai thác thuộc địa. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13 trên tuyến đường sắt Paris – Orleans, Pháp. Ngày 12 tháng 9 năm 1898, lễ khởi công xây dựng đã được diễn ra. Để xây dựng nên cây cầu này là một quá trình hết sức nguy hiểm và đã lấy đi biết bao sinh mạng của nhân dân Việt Nam. Sau ba năm chín tháng thi công, ngày 28 tháng 2 năm 1902, cây cầu đã được hoàn thành.
Khi mới khánh thành, cầu mang tên Paul Doumer – một Toàn quyền Pháp tại Đông Dương, nhưng nhân dân ta thường gọi đó là cầu sông Cái hoặc là cầu sông Hồng. Đến tháng 7 năm 1945, bác sỹ Trần Văn Lai – Đốc lý Hà Nội lúc đó đã đổi tên cầu Doumer thành cầu Long Biên – tên gọi còn giữ đến ngày nay. Cây cầu là niềm tự hào của người Pháp. Nhờ có sự xuất hiện của cây cầu này, người Pháp có thể di chuyển từ Hà Nội tới các tỉnh lân cận phía Bắc một cách dễ dàng. Không những vậy, cây cầu được báo chí mô tả “như con rồng xanh bắc ngang qua dòng nước; như dải cầu vồng đỡ lấy bầu trời”.
3) Hoạt động:
a) Trong công cuộc giải phóng dân tộc:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 – ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, cây cầu Long Biên là nhịp dẫn hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng trung đoàn thân yêu ra đi bí mật. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, cây cầu cũng đứng đó mà chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc trong ngày Giải phóng Thủ đô.
Tuy nhiên, ngay sau đó, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đế quốc Mỹ tiếp tục thay thế thực dân Pháp xâm chiếm nước ta khiến đất nước bị chia cắt. Đây cũng là lúc cây cầu phải chịu đựng những thử thách khốc liệt nhất. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965-1968 và 1972), cầu bị ném bom tổng cộng mười bốn lần. Nhân dân ta đã tích cực chung sức với bộ đội, các lực lượng vũ trang để bảo vệ, giữ gìn cây cầu. Đối với họ, bảo vệ cây cầu là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Họ đã anh dũng hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ và giữ vững chiếc cầu. Điều đó đã khiến các phi công Mỹ hoảng sợ khi được phân công nhiệm vụ bắn phá cầu Long Biên, để rồi phải hứng chịu thất bại đau đớn, nhục nhã sau này.
b) Trong thời bình (địa điểm du lịch):
Hiện tại, do được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ, cầu Long Biên đã có biểu hiện xuống cấp. Chiếc cầu già nua đầy mình thương tích, các phần khung thép, từng thanh sắt đã bị rỉ màu theo thời gian, những tàn tích do bị quân đội Mỹ ném bom vẫn còn đó, nhưng cầu còn đứng vững đến ngày nay chính là nhờ vào công sức giữ gìn và bảo vệ của những người dân Việt Nam yêu nước.
Ngày nay, cầu Long Biên trở thành điểm dừng chân của du khách năm châu khi đến thăm Việt Nam. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến đây để tham quan, chiêm ngưỡng, ngắm nhìn những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng như tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử liên quan đến cây cầu, … Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng, cảm nhận vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của sông Hồng cùng với sà lan nổi bên dưới hay đi dạo bộ, đạp xe thư giãn trên cầu.
Ngoài ra, cạnh cầu Long Biên còn có bãi đá sông Hồng rộng lớn, xanh ngắt, là địa điểm quen thuộc của giới trẻ Hà thành và khách du lịch để chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm để đời. Du khách có thể tới quán cà phê Trần Nhật Duật để có thể ngắm cầu từ xa với một góc nhìn hoàn toàn khác lạ. Đây là một trong những điểm đến lý tưởng cho những ai muốn được trải nghiệm cảm giác yên tĩnh, thoát khỏi mọi khó khăn, bộn bề của cuộc sống.
4) Ý nghĩa, công dụng:
Cầu Long Biên mang trong mình rất nhiều ý nghĩa to lớn. Trong chiến tranh, cầu là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất, hiên ngang của người Hà Nội trước kẻ xâm lăng, đồng thời đây là cầu nối hai bờ sông, chuyên chở hàng hóa, và là phương tiện đi lại của người dân. Về mặt văn hóa, cây cầu vừa mang tính biểu tượng, vừa là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại của thủ đô. Cầu Long Biên đã trải qua một giai đoạn lịch sử rất hào hùng, bi tráng của Hà Nội và Việt Nam mà ai cũng có thể nhớ đến.
III) Kết bài:
Hiện nay, thủ đô Hà Nội đã xuất hiện thêm rất nhiều cây cầu hiện đại khác như cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Vĩnh Tụy, cầu Nhật Tân, … Mặc dù đã rút về vị trí khiêm nhường hơn song cây cầu Long Biên mãi mãi có giá trị lịch sử vô giá trong lòng người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng.
Em lo rằng sẽ mắc phải một số sai sót khi làm bài này, nên em muốn nhận sự góp ý của mọi người ạ! Em cảm ơn!
I) Mở bài:
Hà Nội - thủ đô của Việt Nam ta - là nơi hội tụ của rất nhiều những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột,..., trở thành điểm sáng của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, một địa điểm, một danh lam thắng cảnh không thể không nhắc đến khi tới Hà Nội chính là cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của dân tộc.
II) Thân bài:
1) Vị trí địa lý, cấu trúc:
Cầu Long Biên là cây cầu thép, cũng là cây cầu huyết mạch đầu tiên bắc ngang sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên. Về mặt cấu trúc, độ dài của cây cầu là 2290m qua sông, 896m cầu dẫn và trọng lượng lên đến 17000 tấn. Cây cầu bao gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ và đường dẫn xây bằng đá. Cầu được phân chia thành ba làn đường: đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường cho các loại xe rộng 2,6 m và luồng đi bộ rộng 0,4 m. Khác với những cây cầu thông thường, luồng giao thông của cầu chạy theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu. Nếu đem ra so sánh, cây cầu này xứng đáng được gọi là cây cầu bằng sắt ấn tượng nhất trên thế giới.
2) Lịch sử hình thành:
Cầu Long Biên được thiết kế và xây dựng trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ xâm chiếm nước ta và đang tiến hành chính sách khai thác thuộc địa. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13 trên tuyến đường sắt Paris – Orleans, Pháp. Ngày 12 tháng 9 năm 1898, lễ khởi công xây dựng đã được diễn ra. Để xây dựng nên cây cầu này là một quá trình hết sức nguy hiểm và đã lấy đi biết bao sinh mạng của nhân dân Việt Nam. Sau ba năm chín tháng thi công, ngày 28 tháng 2 năm 1902, cây cầu đã được hoàn thành.
Khi mới khánh thành, cầu mang tên Paul Doumer – một Toàn quyền Pháp tại Đông Dương, nhưng nhân dân ta thường gọi đó là cầu sông Cái hoặc là cầu sông Hồng. Đến tháng 7 năm 1945, bác sỹ Trần Văn Lai – Đốc lý Hà Nội lúc đó đã đổi tên cầu Doumer thành cầu Long Biên – tên gọi còn giữ đến ngày nay. Cây cầu là niềm tự hào của người Pháp. Nhờ có sự xuất hiện của cây cầu này, người Pháp có thể di chuyển từ Hà Nội tới các tỉnh lân cận phía Bắc một cách dễ dàng. Không những vậy, cây cầu được báo chí mô tả “như con rồng xanh bắc ngang qua dòng nước; như dải cầu vồng đỡ lấy bầu trời”.
3) Hoạt động:
a) Trong công cuộc giải phóng dân tộc:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 – ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, cây cầu Long Biên là nhịp dẫn hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng trung đoàn thân yêu ra đi bí mật. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, cây cầu cũng đứng đó mà chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc trong ngày Giải phóng Thủ đô.
Tuy nhiên, ngay sau đó, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đế quốc Mỹ tiếp tục thay thế thực dân Pháp xâm chiếm nước ta khiến đất nước bị chia cắt. Đây cũng là lúc cây cầu phải chịu đựng những thử thách khốc liệt nhất. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965-1968 và 1972), cầu bị ném bom tổng cộng mười bốn lần. Nhân dân ta đã tích cực chung sức với bộ đội, các lực lượng vũ trang để bảo vệ, giữ gìn cây cầu. Đối với họ, bảo vệ cây cầu là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Họ đã anh dũng hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ và giữ vững chiếc cầu. Điều đó đã khiến các phi công Mỹ hoảng sợ khi được phân công nhiệm vụ bắn phá cầu Long Biên, để rồi phải hứng chịu thất bại đau đớn, nhục nhã sau này.
b) Trong thời bình (địa điểm du lịch):
Hiện tại, do được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ, cầu Long Biên đã có biểu hiện xuống cấp. Chiếc cầu già nua đầy mình thương tích, các phần khung thép, từng thanh sắt đã bị rỉ màu theo thời gian, những tàn tích do bị quân đội Mỹ ném bom vẫn còn đó, nhưng cầu còn đứng vững đến ngày nay chính là nhờ vào công sức giữ gìn và bảo vệ của những người dân Việt Nam yêu nước.
Ngày nay, cầu Long Biên trở thành điểm dừng chân của du khách năm châu khi đến thăm Việt Nam. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến đây để tham quan, chiêm ngưỡng, ngắm nhìn những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng như tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử liên quan đến cây cầu, … Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng, cảm nhận vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của sông Hồng cùng với sà lan nổi bên dưới hay đi dạo bộ, đạp xe thư giãn trên cầu.
Ngoài ra, cạnh cầu Long Biên còn có bãi đá sông Hồng rộng lớn, xanh ngắt, là địa điểm quen thuộc của giới trẻ Hà thành và khách du lịch để chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm để đời. Du khách có thể tới quán cà phê Trần Nhật Duật để có thể ngắm cầu từ xa với một góc nhìn hoàn toàn khác lạ. Đây là một trong những điểm đến lý tưởng cho những ai muốn được trải nghiệm cảm giác yên tĩnh, thoát khỏi mọi khó khăn, bộn bề của cuộc sống.
4) Ý nghĩa, công dụng:
Cầu Long Biên mang trong mình rất nhiều ý nghĩa to lớn. Trong chiến tranh, cầu là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất, hiên ngang của người Hà Nội trước kẻ xâm lăng, đồng thời đây là cầu nối hai bờ sông, chuyên chở hàng hóa, và là phương tiện đi lại của người dân. Về mặt văn hóa, cây cầu vừa mang tính biểu tượng, vừa là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại của thủ đô. Cầu Long Biên đã trải qua một giai đoạn lịch sử rất hào hùng, bi tráng của Hà Nội và Việt Nam mà ai cũng có thể nhớ đến.
III) Kết bài:
Hiện nay, thủ đô Hà Nội đã xuất hiện thêm rất nhiều cây cầu hiện đại khác như cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Vĩnh Tụy, cầu Nhật Tân, … Mặc dù đã rút về vị trí khiêm nhường hơn song cây cầu Long Biên mãi mãi có giá trị lịch sử vô giá trong lòng người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng.
Em lo rằng sẽ mắc phải một số sai sót khi làm bài này, nên em muốn nhận sự góp ý của mọi người ạ! Em cảm ơn!
Last edited by a moderator: