Văn 10 Thuyết minh về món bánh canh diên khán

0975034856

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2019
142
151
21
17
Bình Định
Trường THCS Ngô Mây
“Ai về xứ ấy Trảng Bàng -Mua giúp một ràng bánh tráng phơi sương”. Đó là món ăn đặc sản của vùng đất “Đánh Pháp, Pháp đã chạy dài – Đánh Mỹ, Mỹ phải cút ngay xuống tàu”. Tuy nhiên, về vùng đất anh hùng Trảng Bàng, còn có một đăc sản níu kéo bước chân du khách thập phương nữa là món “bánh canh Trảng Bàng”.
Bánh canh Trảng Bàng được nấu từ nguyên liệu chính là gạo, thịt heo và thêm một chút gia vị gia vị. Nhưng qua quá trình chế biến công phu và khéo léo của người Trảng Bàng đã cho ra đời những tô bánh canh đậm đà hương vị, hấp dẫn thực khách ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Cọng bánh canh có độ lớn gấp 2 lần sợi bún, được chế biến từ bột gạo. Để có những sợi bánh canh trắng ngần, người ta thường chọn gạo nàng thơm. Sau khi ngâm thật kỹ qua đêm để đạt đủ độ mềm cần thiết, gạo được đem xay nhuyễn thành bột, rồi đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Cọng bánh đạt chuẩn phải bùi, trắng và không quá dai. Nếu cọng bánh dai thì nó không khác gì bánh phở, đây là điểm khác biệt của món ăn này.
Nước lèo của món bánh canh Trảng Bàng gần giống như món phở hay bún măm. Tuy nhiên, nước lèo của món bánh canh phải thật trong, đậm đà hương vị thịt heo nạc. Điều cốt lõi làm nên bánh canh Trảng Bàng là nước mắm ăn cùng với bánh canh và bánh tráng ăn trước đó. Bánh tráng được ăn cùng với bánh canh là bánh tráng nướng phơi sương. Còn rau cuốn bánh tráng chủ yếu là rau rừng, rau sông và một số rau trồng trộn lại. Rau sông gồm nhiều loại như trâm ổi, trâm sắn, rau mặt trăng, bứa... Mỗi thứ mang hương vị khác nhau như chua, chát hay cả chát lẫn chua. Các loại rau này không bóng bẩy nhưng cũng đủ vẻ mơn mởn, tươi xanh để hấp dẫn thực khách. Đó là màu xanh của ngọn bù lời, màu đỏ bầm của rau trâm ổi, rau câu, màu vàng chanh của cọng bứa, màu hồng phấn của lá mặt trăng…Để có được những loại rau vừa kể, người hái rau sông phải tìm ở hai bờ Vàm Cỏ Đông. Chúng mọc tự nhiên quanh các triền sông và sống nhờ vào hơi thở của sông nước. Nhiều thực khách rất thích thú với đĩa rau sống ăn kèm, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên dân dã và thân thiện mới môi trường. Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu bánh canh Trảng Bàng không có đĩa rau sống thì nó chưa chắc đã nổi tiếng như thế.
Đối với thịt heo, phải là thịt tươi sống và không dùng thịt heo quá già vì có thể làm cho nước lèo bị đục. Nếu để ý thì thịt heo món bánh canh Trảng Bàng thơm ngon và ngọt hơn vì chúng được nuôi dưỡng riêng, tự nhiên, khác với thịt heo bán đại trà ngoài chợ. Thịt heo gồm các loại thịt nạc, đùi hay giò, móng được rửa sạch, bỏ vào nồi nước luộc đun nhẹ cho sôi dần. Khi vừa chín tới phải vớt ra ngay, thả vào nước nguội để tạo độ trắng mịn cho thịt. Đặc biệt, nước sử dụng để luộc thịt phải là nước giếng trong, không sử dụng nước máy, nước mưa.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói nghi ngút, mùi thơm thanh dịu của nước lèo; với vị cay của ớt đỏ, tiêu xay, hành xanh; vị béo ngọt của thịt heo ắt hẳn chiếm được cảm tình của của mọi người kén ăn. Phải nói rằng, bánh canh Trảng Bàng không chỉ đơn thuần là đặc sản địa phương, mà còn mang trong mình nỗi nhớ niềm thương về mảnh đất Tây Ninh đầy nắng nhiều gió.
Thương hiệu bánh canh Trảng Bàng giờ đã lan khắp nơitrong cả nước. Nhưng về với Trảng Bàng, hương vị đặc sắc của món ăn gắn liền với những địa chỉ quen thuộc ở thị trấn như Hoàng Minh, Út Huệ, Năm Dung,… Hầu hết người dân ở đây đã sử dụng bữa ăn sáng bằng món bánh canh Trảng Bàng như một thói quen hàng ngày. Cùng với bánh tráng, bánh canh Trảng Bàng được coi như nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Tây Ninh, khó lòng mà trộn lẫn.
Theo Hanoimoi.com.vn, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã đề cử món ăn bánh canh Trảng Bàng là một trong số năm món ăn xác lập kỷ lục châu Á. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc cho người dân xứ Trảng nói riệng, người dân tỉnh Tây Ninh nói chung.
Bạn có thể tham khảo.
 

elizabethhuyen@yahoo.com

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười 2018
4
1
1
“Ai về xứ ấy Trảng Bàng -Mua giúp một ràng bánh tráng phơi sương”. Đó là món ăn đặc sản của vùng đất “Đánh Pháp, Pháp đã chạy dài – Đánh Mỹ, Mỹ phải cút ngay xuống tàu”. Tuy nhiên, về vùng đất anh hùng Trảng Bàng, còn có một đăc sản níu kéo bước chân du khách thập phương nữa là món “bánh canh Trảng Bàng”.
Bánh canh Trảng Bàng được nấu từ nguyên liệu chính là gạo, thịt heo và thêm một chút gia vị gia vị. Nhưng qua quá trình chế biến công phu và khéo léo của người Trảng Bàng đã cho ra đời những tô bánh canh đậm đà hương vị, hấp dẫn thực khách ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Cọng bánh canh có độ lớn gấp 2 lần sợi bún, được chế biến từ bột gạo. Để có những sợi bánh canh trắng ngần, người ta thường chọn gạo nàng thơm. Sau khi ngâm thật kỹ qua đêm để đạt đủ độ mềm cần thiết, gạo được đem xay nhuyễn thành bột, rồi đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Cọng bánh đạt chuẩn phải bùi, trắng và không quá dai. Nếu cọng bánh dai thì nó không khác gì bánh phở, đây là điểm khác biệt của món ăn này.
Nước lèo của món bánh canh Trảng Bàng gần giống như món phở hay bún măm. Tuy nhiên, nước lèo của món bánh canh phải thật trong, đậm đà hương vị thịt heo nạc. Điều cốt lõi làm nên bánh canh Trảng Bàng là nước mắm ăn cùng với bánh canh và bánh tráng ăn trước đó. Bánh tráng được ăn cùng với bánh canh là bánh tráng nướng phơi sương. Còn rau cuốn bánh tráng chủ yếu là rau rừng, rau sông và một số rau trồng trộn lại. Rau sông gồm nhiều loại như trâm ổi, trâm sắn, rau mặt trăng, bứa... Mỗi thứ mang hương vị khác nhau như chua, chát hay cả chát lẫn chua. Các loại rau này không bóng bẩy nhưng cũng đủ vẻ mơn mởn, tươi xanh để hấp dẫn thực khách. Đó là màu xanh của ngọn bù lời, màu đỏ bầm của rau trâm ổi, rau câu, màu vàng chanh của cọng bứa, màu hồng phấn của lá mặt trăng…Để có được những loại rau vừa kể, người hái rau sông phải tìm ở hai bờ Vàm Cỏ Đông. Chúng mọc tự nhiên quanh các triền sông và sống nhờ vào hơi thở của sông nước. Nhiều thực khách rất thích thú với đĩa rau sống ăn kèm, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên dân dã và thân thiện mới môi trường. Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu bánh canh Trảng Bàng không có đĩa rau sống thì nó chưa chắc đã nổi tiếng như thế.
Đối với thịt heo, phải là thịt tươi sống và không dùng thịt heo quá già vì có thể làm cho nước lèo bị đục. Nếu để ý thì thịt heo món bánh canh Trảng Bàng thơm ngon và ngọt hơn vì chúng được nuôi dưỡng riêng, tự nhiên, khác với thịt heo bán đại trà ngoài chợ. Thịt heo gồm các loại thịt nạc, đùi hay giò, móng được rửa sạch, bỏ vào nồi nước luộc đun nhẹ cho sôi dần. Khi vừa chín tới phải vớt ra ngay, thả vào nước nguội để tạo độ trắng mịn cho thịt. Đặc biệt, nước sử dụng để luộc thịt phải là nước giếng trong, không sử dụng nước máy, nước mưa.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói nghi ngút, mùi thơm thanh dịu của nước lèo; với vị cay của ớt đỏ, tiêu xay, hành xanh; vị béo ngọt của thịt heo ắt hẳn chiếm được cảm tình của của mọi người kén ăn. Phải nói rằng, bánh canh Trảng Bàng không chỉ đơn thuần là đặc sản địa phương, mà còn mang trong mình nỗi nhớ niềm thương về mảnh đất Tây Ninh đầy nắng nhiều gió.
Thương hiệu bánh canh Trảng Bàng giờ đã lan khắp nơitrong cả nước. Nhưng về với Trảng Bàng, hương vị đặc sắc của món ăn gắn liền với những địa chỉ quen thuộc ở thị trấn như Hoàng Minh, Út Huệ, Năm Dung,… Hầu hết người dân ở đây đã sử dụng bữa ăn sáng bằng món bánh canh Trảng Bàng như một thói quen hàng ngày. Cùng với bánh tráng, bánh canh Trảng Bàng được coi như nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Tây Ninh, khó lòng mà trộn lẫn.
Theo Hanoimoi.com.vn, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã đề cử món ăn bánh canh Trảng Bàng là một trong số năm món ăn xác lập kỷ lục châu Á. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc cho người dân xứ Trảng nói riệng, người dân tỉnh Tây Ninh nói chung.
Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn ạ
 
Top Bottom