thuyết minh về lễ hội ngày tết.

O

octieu987

T

tieuyetdethuong1

Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguvên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thông gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển... Đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bàn sắc dân tộc. Tết Nguyên đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển ở quê tôi

Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đên tháng ba âm lịch.

Ở Khánh Hoà lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, "trông dong cờ mờ" rộn rã cá một biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Để mời được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang với đầy đủ lễ vật lòng thành. Khi đã mời được linh hồn của Ông về, những người hành lễ tiếp tục thực hiện nghi thức Phụng nghinh hồi đình (rước về). Trong lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn từ phía Bắc, một đoàn đi từ phía Nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân - sư - rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu. Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu, phần diễn hò bá trạo. Tiếp nôì lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ.

Lễ hội cầu ngư ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiến hiền, có công lập làng, dựng nghề.
Nguồn:Tổng hợp
 
Top Bottom