P
p3b3o_091098
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề này được ít người giao lắm nên chẳng ai viết cả nhiều lúc mình cũng bị đặt vào tình huống này nên viết lại kiến thức đã học
[FONT="]Hà Nội là nơi hội nhập món ăn của mọi miền đất nước, nhưng sự hội nhập ở đây đều phải trải qua bộ lọc khó tính của người dân thủ đô, rồi sau đó tạo thành một phong cách rất riêng, rất Hà Nội, một thứ quà Hà Nội.[/FONT]
[FONT="]Mùa thu năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư lên Đại La, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long, thì đây cũng có lẽ là thời điểm khai sinh ra một phong cách ẩm thực mới của cư dân sống trên mảnh đất nằm giữa ba con sông chính: Nhị Hà, Tô Lịch, Kim Ngưu.[/FONT]
[FONT="]Người xưa có câu: Nhất cận thị, nhị cận giang để nói về sự đắc địa của nơi sinh sống, và Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh ngày xưa ấy - là cái tên của vua đặt, còn cái tên của dân gian thì vẫn gọi là Kẻ Chợ. Kẻ Chợ nằm bên bờ sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu luôn luôn nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, với biết bao đặc sản được chuyên chở về đây để làm nên những món ăn ngon chốn kinh kỳ, quà Kẻ Chợ.[/FONT]
[FONT="]Theo các nhà sử học, ngay từ thời Lý, bên ngoài bốn cửa Hoàng thành đã có bốn cái chợ lớn, chợ cửa Đông, chợ cửa Nam, chợ cửa Bắc và chợ cửa Tây, còn ở ngoài cửa ô thì cũng có rất nhiều chợ, nhiều hàng quán bán quà, nơi giao lưu giữa vùng nội đô và ven đô, vùng ngoại thành. [/FONT]
[FONT="]Nhìn chung, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII - XIX, các triều đại quân chủ Đại Việt đều không phát triển ngoại thương, ít nhiều cũng vì lý do an ninh xã hội, cho nên quà của xứ kinh thành này chủ yếu là quà quê, quà nội địa có gốc gác từ các vùng "Tứ Trấn", châu thổ Bắc Bộ và xa hơn, từ cả nước... Thế rồi, không biết từ bao giờ, dân gian nơi Kẻ Chợ này cũng đã có câu thành ngữ: Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây...[/FONT]
[FONT="]Theo Lê Quý Đôn (trong Vân Đài loại ngữ) thì mít ở vùng đông Thăng Long như Gia Lâm, Đông Ngàn với Cổ Loa là rất ngon, còn hồng Bạch Hạc ở phía tây Thăng Long (vùng Việt Trì) không hạt, ăn vừa dòn, vừa ngọt... chẳng thế mà tự thuở nào, Hà Nội đã có câu ca dao:[/FONT]
[FONT="]Gắng công kén hộ cốm Vòng[/FONT]
[FONT="]Kén hồng Bạch Hạc cho lòng em vui[/FONT]
[FONT="]Như vậy, ta có thể hiểu là Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, rồi lại nở rộ lan toả, và văn hoá ẩm thực của Hà Nội, với các loại quà quen thuộc chốn quê đã biến thành quà Hà Nội.[/FONT]
[FONT="]Thăng Long - Kẻ Chợ, nơi đã được đô thị hoá, kinh thành hoá, có một hoặc nhiều cách chế biến tinh tế cầu kỳ lại những món quà quê, mà tạo nên bản sắc sành ăn của người Hà Nội, và nơi đây cũng trở thành nơi hội tụ của những món ngon vật lạ của những gì tinh tuý nhất của đời sống văn hoá, trong đó có ẩm thực, nơi được dân gian xếp loại: thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến.[/FONT]
[FONT="]Như trên đã nói, quà ban đầu không xuất phát từ Hà Nội, hay một đô thị khác, mà xuất phát vẫn là từ nông nghiệp xóm làng. Và cũng chính vì vậy mà chữ quà ở đây không chỉ giới hạn trong nghĩa đen là bánh trái, mà ăn quà có nghĩa là ăn chơi, ăn nếm, ăn qua loa, không cốt ăn no mà là ăn cho ngon miệng, lạ miệng; và như vậy thì ở vùng đất này, với cách thưởng thức và chế biến rất riêng, các món quà đều được làm ra rất tinh tế với mùa nào thức nấy, giờ nào món ấy.[/FONT]
[FONT="]Người Hà Nội xưa cũng như phần lớn ngày nay (trừ một phần nhỏ các tỉnh về kiếm việc làm) đều đã không ăn xô bồ, không ăn tạp.[/FONT]
[FONT="]Người Hà Nội vốn sành ăn, có thể nói là tinh tế, để rồi hình thành một phong cách nghệ thuật riêng trong ẩm thực. Những người đầu bếp ở đất kinh kỳ này luôn gây được ấn tượng là đã làm cho nhiều món ăn, có gốc gác từ xứ quê, được nơi đây tiếp nhận và trở nên nổi tiếng.[/FONT]
[FONT="]Ta có thể lấy ví dụ là món bún riêu; đây là món quà dân dã, đậm chất đồng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ, ấy vậy mà khi ăn bún riêu của người Hà Nội nấu, những người tinh tế vẫn cảm nhận được sự hơn hẳn, đó là bởi nước riêu đặc sánh óng vàng với gạch cua đặc thành từng miếng, ăn vừa xốp, vừa mềm, toả mùi thơm của cua tươi và dấm bỗng khi chan lên bát đựng những sợi bún trắng muốt to hơn một chút so với bình thường, còn đĩa rau sống ăn kèm thì không thể thiếu vị hoa chuối, tía tô, rau diếp thái nhỏ... [/FONT]
[FONT="]Đúng như nhà văn Tô Hoài đã từng nhận xét: "Cái gì đến Hà Nội cũng bị Hà Nội thu nhận làm thành một thứ của Hà Nội, rất Hà Nội". Vào một dịp nào đó, nếu có dịp được xem người Hà Nội chế biến quà thì chúng ta sẽ cảm nhận được ngay sự khác biệt, vì dù chỉ là món ăn bình thường, không phải là đặc sản cao cấp, nhưng chúng vẫn được họ xử lý cẩn thận, cầu kỳ với sự tinh tế đặc biệt, để rồi một món bún riêu cua quen thuộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ kia sẽ được khách sành ăn thưởng thức qua cách ăn "toàn diện" có sự tưởng thưởng của cả ngũ quan: màu mỡ riêu cua vàng ánh, đĩa rau sống đa sắc tươi ngon, mùi dấm bỗng hoà lẫn mùi cua thơm dịu, tảng riêu vừa xốp vừa mềm, rau sống thơm dòn ăn vào mát rượi. Tất cả, tất cả đều hài hoà mà không vị nào lấn át vị nào.[/FONT]
[FONT="]Như trên đã nói, người Hà Nội rất kỹ tính trong ăn uống và chọn món, nên nghệ thuật ăn quà của người Hà Nội cũng dường như có quy luật, mà người dân của mảnh đất nghìn năm văn hiến này ít khi làm sai.[/FONT]
[FONT="]Trong một ngày, họ ăn quà cũng theo một cách riêng chứ không phải gặp gì ăn nấy, ví dụ phở gà, phở bò, phở sốt vang là những món quà ăn vào buổi sáng. Phở xào, phở áp chảo thường ăn vào buổi tối. Xôi lúa, xôi xéo, xôi vừng... chỉ bán vào buổi sáng, còn buổi trưa là thời gian của các món bún chả, bún giả cầy. Các món ăn tối thường là món ăn nhẹ dễ tiêu như cháo tim gan, mì vằn thắn... - vì buổi tối con người ít vận động. [/FONT]
[FONT="]Món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng mỏng tang ăn với chả quế, bánh cuốn nhân thịt lợn, trứng gà, lại vừa là quà sáng vừa là quà đêm, rồi là hạt dẻ, bánh khúc rao bán ời ời cho tới lúc phố phường đã tắt đèn.[/FONT]
[FONT="]Người Hà Nội ăn quà còn là để phù hợp với thiên nhiên, trời đất, khí hậu, để cân bằng âm dương, chứ không phải là ăn thứ gì và vào lúc nào cũng được. Với lối sống thanh lịch lên đời, họ ăn uống rất có chọn lọc và đã tạo ra một sự khác biệt so với những địa phương khác cùng trong cách thưởng thức đồ ăn, thức uống. [/FONT]
[FONT="]Rồi cũng chính bởi cách ăn uống như thế nào và vào lúc nào của họ mà đã giúp chúng ta nhận biết được đôi phần tính cách, sự sành điệu, sự tinh tế trong thưởng thức của mỗi người, cũng bởi sự ăn của họ được thể hiện ở từng chi tiết nhỏ: cốm phải bọc bằng lá sen, vừa giữ độ ẩm cho cốm dẻo, vừa để lưu mùi hương thơm của cốm, vừa để bổ sung thêm mùi dịu nhẹ của lá sen.[/FONT]
To be continue......
[FONT="][/FONT]
[FONT="]Hà Nội là nơi hội nhập món ăn của mọi miền đất nước, nhưng sự hội nhập ở đây đều phải trải qua bộ lọc khó tính của người dân thủ đô, rồi sau đó tạo thành một phong cách rất riêng, rất Hà Nội, một thứ quà Hà Nội.[/FONT]
[FONT="]Mùa thu năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư lên Đại La, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long, thì đây cũng có lẽ là thời điểm khai sinh ra một phong cách ẩm thực mới của cư dân sống trên mảnh đất nằm giữa ba con sông chính: Nhị Hà, Tô Lịch, Kim Ngưu.[/FONT]
[FONT="]Người xưa có câu: Nhất cận thị, nhị cận giang để nói về sự đắc địa của nơi sinh sống, và Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh ngày xưa ấy - là cái tên của vua đặt, còn cái tên của dân gian thì vẫn gọi là Kẻ Chợ. Kẻ Chợ nằm bên bờ sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu luôn luôn nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, với biết bao đặc sản được chuyên chở về đây để làm nên những món ăn ngon chốn kinh kỳ, quà Kẻ Chợ.[/FONT]
[FONT="]Theo các nhà sử học, ngay từ thời Lý, bên ngoài bốn cửa Hoàng thành đã có bốn cái chợ lớn, chợ cửa Đông, chợ cửa Nam, chợ cửa Bắc và chợ cửa Tây, còn ở ngoài cửa ô thì cũng có rất nhiều chợ, nhiều hàng quán bán quà, nơi giao lưu giữa vùng nội đô và ven đô, vùng ngoại thành. [/FONT]
[FONT="]Nhìn chung, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII - XIX, các triều đại quân chủ Đại Việt đều không phát triển ngoại thương, ít nhiều cũng vì lý do an ninh xã hội, cho nên quà của xứ kinh thành này chủ yếu là quà quê, quà nội địa có gốc gác từ các vùng "Tứ Trấn", châu thổ Bắc Bộ và xa hơn, từ cả nước... Thế rồi, không biết từ bao giờ, dân gian nơi Kẻ Chợ này cũng đã có câu thành ngữ: Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây...[/FONT]
[FONT="]Theo Lê Quý Đôn (trong Vân Đài loại ngữ) thì mít ở vùng đông Thăng Long như Gia Lâm, Đông Ngàn với Cổ Loa là rất ngon, còn hồng Bạch Hạc ở phía tây Thăng Long (vùng Việt Trì) không hạt, ăn vừa dòn, vừa ngọt... chẳng thế mà tự thuở nào, Hà Nội đã có câu ca dao:[/FONT]
[FONT="]Gắng công kén hộ cốm Vòng[/FONT]
[FONT="]Kén hồng Bạch Hạc cho lòng em vui[/FONT]
[FONT="]Như vậy, ta có thể hiểu là Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, rồi lại nở rộ lan toả, và văn hoá ẩm thực của Hà Nội, với các loại quà quen thuộc chốn quê đã biến thành quà Hà Nội.[/FONT]
[FONT="]Thăng Long - Kẻ Chợ, nơi đã được đô thị hoá, kinh thành hoá, có một hoặc nhiều cách chế biến tinh tế cầu kỳ lại những món quà quê, mà tạo nên bản sắc sành ăn của người Hà Nội, và nơi đây cũng trở thành nơi hội tụ của những món ngon vật lạ của những gì tinh tuý nhất của đời sống văn hoá, trong đó có ẩm thực, nơi được dân gian xếp loại: thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến.[/FONT]
[FONT="]Như trên đã nói, quà ban đầu không xuất phát từ Hà Nội, hay một đô thị khác, mà xuất phát vẫn là từ nông nghiệp xóm làng. Và cũng chính vì vậy mà chữ quà ở đây không chỉ giới hạn trong nghĩa đen là bánh trái, mà ăn quà có nghĩa là ăn chơi, ăn nếm, ăn qua loa, không cốt ăn no mà là ăn cho ngon miệng, lạ miệng; và như vậy thì ở vùng đất này, với cách thưởng thức và chế biến rất riêng, các món quà đều được làm ra rất tinh tế với mùa nào thức nấy, giờ nào món ấy.[/FONT]
[FONT="]Người Hà Nội xưa cũng như phần lớn ngày nay (trừ một phần nhỏ các tỉnh về kiếm việc làm) đều đã không ăn xô bồ, không ăn tạp.[/FONT]
[FONT="]Người Hà Nội vốn sành ăn, có thể nói là tinh tế, để rồi hình thành một phong cách nghệ thuật riêng trong ẩm thực. Những người đầu bếp ở đất kinh kỳ này luôn gây được ấn tượng là đã làm cho nhiều món ăn, có gốc gác từ xứ quê, được nơi đây tiếp nhận và trở nên nổi tiếng.[/FONT]
[FONT="]Ta có thể lấy ví dụ là món bún riêu; đây là món quà dân dã, đậm chất đồng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ, ấy vậy mà khi ăn bún riêu của người Hà Nội nấu, những người tinh tế vẫn cảm nhận được sự hơn hẳn, đó là bởi nước riêu đặc sánh óng vàng với gạch cua đặc thành từng miếng, ăn vừa xốp, vừa mềm, toả mùi thơm của cua tươi và dấm bỗng khi chan lên bát đựng những sợi bún trắng muốt to hơn một chút so với bình thường, còn đĩa rau sống ăn kèm thì không thể thiếu vị hoa chuối, tía tô, rau diếp thái nhỏ... [/FONT]
[FONT="]Đúng như nhà văn Tô Hoài đã từng nhận xét: "Cái gì đến Hà Nội cũng bị Hà Nội thu nhận làm thành một thứ của Hà Nội, rất Hà Nội". Vào một dịp nào đó, nếu có dịp được xem người Hà Nội chế biến quà thì chúng ta sẽ cảm nhận được ngay sự khác biệt, vì dù chỉ là món ăn bình thường, không phải là đặc sản cao cấp, nhưng chúng vẫn được họ xử lý cẩn thận, cầu kỳ với sự tinh tế đặc biệt, để rồi một món bún riêu cua quen thuộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ kia sẽ được khách sành ăn thưởng thức qua cách ăn "toàn diện" có sự tưởng thưởng của cả ngũ quan: màu mỡ riêu cua vàng ánh, đĩa rau sống đa sắc tươi ngon, mùi dấm bỗng hoà lẫn mùi cua thơm dịu, tảng riêu vừa xốp vừa mềm, rau sống thơm dòn ăn vào mát rượi. Tất cả, tất cả đều hài hoà mà không vị nào lấn át vị nào.[/FONT]
[FONT="]Như trên đã nói, người Hà Nội rất kỹ tính trong ăn uống và chọn món, nên nghệ thuật ăn quà của người Hà Nội cũng dường như có quy luật, mà người dân của mảnh đất nghìn năm văn hiến này ít khi làm sai.[/FONT]
[FONT="]Trong một ngày, họ ăn quà cũng theo một cách riêng chứ không phải gặp gì ăn nấy, ví dụ phở gà, phở bò, phở sốt vang là những món quà ăn vào buổi sáng. Phở xào, phở áp chảo thường ăn vào buổi tối. Xôi lúa, xôi xéo, xôi vừng... chỉ bán vào buổi sáng, còn buổi trưa là thời gian của các món bún chả, bún giả cầy. Các món ăn tối thường là món ăn nhẹ dễ tiêu như cháo tim gan, mì vằn thắn... - vì buổi tối con người ít vận động. [/FONT]
[FONT="]Món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng mỏng tang ăn với chả quế, bánh cuốn nhân thịt lợn, trứng gà, lại vừa là quà sáng vừa là quà đêm, rồi là hạt dẻ, bánh khúc rao bán ời ời cho tới lúc phố phường đã tắt đèn.[/FONT]
[FONT="]Người Hà Nội ăn quà còn là để phù hợp với thiên nhiên, trời đất, khí hậu, để cân bằng âm dương, chứ không phải là ăn thứ gì và vào lúc nào cũng được. Với lối sống thanh lịch lên đời, họ ăn uống rất có chọn lọc và đã tạo ra một sự khác biệt so với những địa phương khác cùng trong cách thưởng thức đồ ăn, thức uống. [/FONT]
[FONT="]Rồi cũng chính bởi cách ăn uống như thế nào và vào lúc nào của họ mà đã giúp chúng ta nhận biết được đôi phần tính cách, sự sành điệu, sự tinh tế trong thưởng thức của mỗi người, cũng bởi sự ăn của họ được thể hiện ở từng chi tiết nhỏ: cốm phải bọc bằng lá sen, vừa giữ độ ẩm cho cốm dẻo, vừa để lưu mùi hương thơm của cốm, vừa để bổ sung thêm mùi dịu nhẹ của lá sen.[/FONT]
To be continue......
[FONT="][/FONT]