thuyết minh về đôi dép lốp

H

hocgioi2013

Mởbài:

- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.

- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.

Thân bài:

1/ Lịch sử ra đời:

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.

2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:

- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.

- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.

- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.

- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

3/ Nét đặc biệt, công dụng:

- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ

- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).

- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.

4/ Bảo quản:

- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:

- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.

Kết bài:

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm[/Quote]

Bài làm của bạn taitutungtien
 
L

leo345

Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Nam mới có.Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lăng.
Dép lốp, hay còn gọi là dép cao su, sau này còn có tên là dép đúc ở thời bao cấp - được là ra từ lốp ( vỏ) ô tô cũ. Người ta dúng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô rồi xén theo hình bàn chân. Đôi dép lốp có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, 2 quai sau song song vắt ngang cổ chân.Bề ngang mỗi quai khoảng 1.5cm. Quai đươc luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp xe ô tô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những mảnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.
Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi sẽ ko bị mỏi. Người đi đường xa mang sẳn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gắp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn cắn răng chịu đựng, ko dám dừng lại để bắt nó vì sợ lạc đội ngũ.
Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn và tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuông nhặt, vứt sang lề đường. chẳng mất thời gian.
Đôi dép cao su là biểu tượg giản dị, thủy chung trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Dép cao su đã trở thành biểu tượng của sự giản dị, một đặc trưng của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam ( một trongnhững vật bất li thân). Nó được đặt bên di hài Hồ Chủ Tịch trong Lăng HCM ở Hà Nội. Nó xuất hiện trong các bài thơ, bài hát cách mạng ...

Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí MInh. Đôi dép cao su, ĐÔI DÉP BÁC HỒ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng:" Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu bác về. phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi. dép này Bác trải đường dài, đã cùng bác vượt chông gai, xây non nc nhà. đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép cha già dẫn lối con đi..." Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta cùng trân trọng thành quả và ving quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước

Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng dài cuộc sống vất vả mà tươi đẹp bởi đầy tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sống để làm việc. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường. Những kỷ niệm hãi hùng của chiến tranh...với đôi dép lốp ở chiến trường.
Giờ đây chiến tranh đã qua đi, chúng tôi và con cháu chúng tôi không còn phải đi những đôi dép lốp. Mong sao những ngày tháng gian khổ qua đi vĩnh viễn và chiến tranh không bao giờ trở lại trên đất nước này, để những đôi dép lốp chỉ còn là những kỷ niệm về quá khứ, cho ta thêm yêu quý cuộc sống hôm nay.

Nguồn:violet

Đề này mình thấy trên mạng có rất nhiều nên lần sau bạn chú ý hơn khi tạo chủ đề nhé!!!!
 
G

genius02

Mởbài:

- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.

- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.

Thân bài:

1/ Lịch sử ra đời:

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.

2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:

- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.

- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.

- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.

- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

3/ Nét đặc biệt, công dụng:

- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ

- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).

- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.

4/ Bảo quản:

- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:

- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.

Kết bài:

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm


Bài làm của bạn taitutungtien
[/QUOTE]
 
Top Bottom