-là đền đc xây ở bắc ninh,quê em
-đền còn đc gọi là đền lý bát đế(dịch là 8 vị vua nhà lý)
+Đến nay, đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý là Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông.
-đc công nhân là di tích lịch sử(di sản văn hóa quốc gia)
- được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ 1030 bởi lý thái tông
-nằm ở phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
-liệt vào một trong ba “tam cổ” nổi tiếng lịch sử, thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp.
-Đền Đô nằm trong khuôn viên rộng hơn 31.000m² với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành
-Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và dân gian được kết hợp hài hòa, chạm khắc tinh xảo
-Cổng vào nội thành đền Đô gọi là Ngũ Long Môn với hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng
-Bên trong điện thờ chính, một bên ghi "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý.
- Phía bên phải là bài thơ hào hùng nổi tiếng – như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...” của Lý Thường Kiệt. Phía sau ngôi chính điện là nhà hậu cung, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.
-Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ.
-ngoại thất đền Đô còn có nhà Thủy đình làm bằng gỗ lim chắc chắn, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Nhà Thủy đình nằm trên hồ bán nguyệt, được nối với quảng trường bằng chiếc cầu đá. Đây là nơi thường diễn ra nghệ thuật múa rối nước
-Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 Âm lịch hàng năm nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang, ban "Chiếu dời đô". Đây cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục đời sống văn hóa tinh thần được nhân dân Đình Bảng lưu giữ.