Thuyết Minh Về danh lam thắng cảnh hoặc di tích LS

S

smiles1997

T

tuntun301

.......................................................bài tham khảo thôi nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Nhiều nhà nghiên cứu và những người từng biết đến Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) đều chung nhận định: Nếu coi phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An là bảo tàng lối sống đô thị, thì Làng cổ Đường Lâm là bảo tàng của lối sống nông thôn, nông nghiệp. Những khảo sát, nghiên cứu của các cơ quan chức năng cho thấy đây là địa danh đặc trưng của làng Việt cổ. Tuy nhiên, những tác động của thời gian và con người khiến Đường Lâm đang đứng trước rất nhiều thách thức trong bảo tồn vốn cổ.

Hội làng Mông Phụ và nét cổ kính của Đường Lâm (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Há Hoạt

"Bảo tàng sống" về nông thôn
Không gian văn hóa ở Đường Lâm với những đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ và nhà dân được bố trí hài hòa với cảnh quan thiên nhiên cây đa, giếng nước, sân đình của một vùng thôn quê truyền thống. Các gia đình ở đây còn giữ được những phong tục tập quán của cư dân nông nghiệp trong ứng xử với tổ tiên (qua việc bài trí bàn thờ gia tiên) và nếp sống nông dân theo kiểu gia đình lớn (ba, bốn thế hệ chung sống trong một mái nhà). Hiện ở Đường Lâm có hơn 900 ngôi nhà truyền thống bằng vật liệu gỗ, đá ong, lợp ngói ri với ngoại thất và nội thất còn giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc cổ. Hầu hết các nhà ở Đường Lâm đều có cổng, tường rào, sân, vườn, bình phong, nhà chính, nhà phụ, khu bếp, chăn nuôi… rất quen thuộc với các vùng nông thôn xưa. Với những nét đặc trưng đó, những năm qua Làng cổ Đường Lâm đã thu hút rất đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến thăm.

Bài toán khó về bảo tồn
Sau khi được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, Làng cổ Đường Lâm đã nhận được nhiều sự quan tâm của các ngành chức năng. Song trước dòng chảy của thời gian và cơn lốc đô thị hóa, ngôi làng cổ này đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác bảo tồn. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, chủ nhân một ngôi nhà cổ ở Đường Lâm: Những năm gần đây, Đường Lâm đã tiếp nhận nhiều dự án tôn tạo, bảo tồn, du lịch, nhưng chưa thấy có dự án nào cải thiện đời sống của người dân sống tại nhà cổ và làng cổ. Hơn 300 ngôi nhà cổ 5 gian, 7 gian tại Đường Lâm hiện nay còn giữ lại có niên đại hơn 100 năm, 200 năm, thậm chí 300 năm, tất cả đều trong tình trạng mối mọt, xuống cấp và ẩm thấp.



Chị Dương Thị Lan, thôn Mông Phụ, người đang sở hữu ngôi nhà cổ có niên đại từ năm 1780 cho hay: Những năm 90 của thế kỷ trước, căn nhà của gia đình chị bắt đầu xuống cấp trầm trọng. Những hôm trời mưa, nước dột cuốn theo bụi trên mái ngói, khiến ngôi nhà vừa ướt vừa bẩn. Năm 2001, mái ngói dột nhiều, anh chị đã dành hết tiền tích cóp để đảo lại ngói. Tạm yên tâm về chỗ ở nhưng lại xuất hiện nỗi lo mới, đó là nhiều hiện vật bằng gỗ trong nhà đang bị mối mọt "tấn công" làm hư hỏng nặng. Đặc biệt là bức tranh quý trên tường với đôi câu đối "Trị gia hữu đạo duy tòng cổ/Xử thế vô trì đãn xuất chân" nhằm răn dạy con cháu hãy giữ những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại và cách xử thế với mọi người.

Mặc dù Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm rất quan tâm nhưng chưa có biện pháp cụ thể, thiết thực để giúp chị có thể gìn giữ vốn cổ này. Đối với gia đình ông Nguyễn Văn Huyến, việc giữ gìn ngôi nhà cổ mà cha ông để lại còn vất vả hơn nhiều. Ông Huyến bị câm bẩm sinh, còn bà Quýt - vợ ông thì bị điếc. Cuộc sống của gia đình vô cùng eo hẹp, sống nhờ vào mấy sào ruộng và nghề phụ đan giát giường. Bà Quýt cho biết, năm ngoái bộ cửa có cánh bị gãy hỏng, mỗi khi gió lùa, lạnh thấu xương, gia đình tích cóp vay mượn thêm được gần chục triệu đồng đóng lại bộ cửa (vẫn đóng theo kiểu cũ), ngôi nhà vì thế đã đỡ chống chếnh hơn. Không riêng gì gia đình chị Lan, ông Huyến, những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm có tuổi đời quá lâu năm nên đều đã xuống cấp.

Ngôi làng Việt cổ nổi tiếng đang bị mai một từng ngày bởi sức phá của thời gian, con người và thiên nhiên. Để giữ gìn văn hóa của ngôi làng Bắc bộ điển hình, chủ nhân của những ngôi nhà cổ vừa phải bảo đảm cuộc sống của mình với con trâu, cái cày, vừa phải chăm lo giữ gìn sửa chữa thường xuyên những ngôi nhà cổ để giữ nguyên dáng vẻ của nó. Tuy nhiên, sức người và sức của có hạn, làng cổ đang rất cần những hướng dẫn bảo tồn và sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà khoa học.

Nguyễn Mai
Nguồn: HÀ NỘI MỚI ONLINE
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

DÀN Ý:
MỞ BÀI:
-giới thiệu chung:
+vị trí<<ví dụ: Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc. Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây. Phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.[/COLOR]
+ khái quát về lịch sử xây dựng; ví dụ: Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006
THÂN BÀI:
+ nêu chi tiết về làng, vd như:Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây[5], trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.
+Các di sản kiến trúc của làng: vd như:Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.
Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ...
Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...). Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng vật liệu đá ong.
Trong số 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).
+các ngành nghề truyền thống:Nghề làm tương ở đây cũng rất nổi tiếng và chất lượng tương của làng không hề thua kém các làng làm tương khác như làng Bần (Hưng Yên), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây...).
]KẾT BÀI: làng là biểu tượng đẹp của đất nước việt nam, >>>>>>>>rồi nêu suy nghĩ của mình đối với làng.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom