Thuyết minh về chiếc nón

H

holengocnga

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thuyết minh về chiếc nón

Các bạn đọc rồi cho ý kiến nhé!!!! 
“Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ trong tay
Thầm bước lặng những khi trời dịu nắng.”
Ai đã từng qua miền Trung đất Việt, không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón cùng với tà áo dài tha thướt đã không chỉ tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng cho những cô gái xứ Huế, mà đối với người phụ nữ Việt Nam hình ảnh ấy đã trở nên thân thiết, gần gũi, là người bạn góp phần lớn tạo lên vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của họ. Chính vì vậy chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc nón lá đã có lịch sử từ rất lâu đời. Bởi lẽ, người ta đã tìm thấy hình ảnh của nó được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Ngọc Lữ vào khoảng hai nghìn năm trăm đến ba nghìn năm trước công nguyên. Nó đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghệ thuật múa dân gian người ta cũng đã tìm thấy hình ảnh nón lá trên tay các cô thiếu nữ qua điệu múa nón, thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, chiếc nón cũng đã đi vào ca dao, tục ngữ qua những câu ca:
“Ai làm chiếc nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh”
(Ca dao)
“Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đừng bờ sông”
(Bài hát – Huế thương)
Nón được phân làm hai loại: dựa vào chất liệu và dựa vào đặc điểm cấu tạo. Dựa vào chất liệu gồm có: nón lá dừa và nón lá cọ. Dựa vào đặc điểm cấu tạo gồm có: nón thúng và nón chóp. Nón thúng có các loại như: nón ngang, nón dấu, nón mười. Nón chóp ra đời sau nón thúng ở làng Chuông (Hà Tây).

Nón chóp làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành 16 vành tre làm vành nón. Bởi thế, nón đến nón chóp, ca dao có câu:
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
(Ca dao)
Vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vành, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Khi đem ra làm nón người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng hai mươi bốn đến hai mươi lăm chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gửi gắm trong chiếc nón đó bao ước mơ, ý nguyện của mình. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Vì vậy tục ngữ có câu:
“Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”
(Tục ngữ)
Nón đến công dụng của chiếc nón, người dân quê tôi ai cũng đọc thuộc lòng câu ca dao:
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Chồng tôi đi bừa đã có nón che.”
(Ca dao)​
Từ khi có mặt, chiếc nón đã theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Không chỉ làm vật che nắng, che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca.
“Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết, của người phụ nữ mộc mạc chân tình, của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá. Chiếc nón lá mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng đã tôn lên vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt. Nón lá đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà tạo nên những điệu múa mềm mại, duyên dáng. Ngày nay, hình ảnh chiếc nón lá đi kèm chiếc áo bà ba, nụ cười của cô gái Việt đã trở thành hình ảnh quảng bá cho ngành du lịch Việt Nam.
Để sử dụng chiếc nón lá được lâu dài hơn, trước khi dùng chúng ta nên quét một lớp dầu bóng ngoài lá nón để khi sử dụng lá nón không giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm.
Hiện nay, những nơi sản xuất nón nổi tiếng như Huế, Hà Tây. Những nơi này đã nổi tiếng từ xưa qua những câu ca dao, những lời ca tiếng hát như:
“Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”
(Ca dao Huế)
“Anh gửi tặng em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ,
Mang hình bóng quê hương,
Lợp vào đây trăm mến, ngàn thương.”
(Bài hát - Gửi em chiếc nón bài thơ)
Giá thành của nón cũng thường dao động từ 20.000 đến 50.000 rẻ hơn các loại nón thời trang hiện nay.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng,một ý nghĩa riêng. Hiện nay, đời sống của chúng ta đã văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó: giản dị, duyên dáng. Dù ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay. Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Là một người con gái xứ Việt tôi tự hào vì chiếc nón lá, đó chính là biểu tượng của người con gái Việt Nam và cũng là biểu tượng cho tâm hồn người Việt tinh tế và thanh lịch.

Bài làm của:
Hồ Lê Ngọc Ngà
Lớp 9/2 - Trường THCS Nguyễn Du
2013-2014
Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam
Facebook: https://www.facebook.com/nga.holengoc?ref=tn_tnmn
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Yui Sakurako
L

lananh_upin

thuyet minh ve chiec non la viet nam

Chiếc nón lá gắn bó với người Việt nam bao đời nay đặc biệt là người phụ nữ .Nó là người bạn thủy chung,son sắt , gần gũi bởi thế đâu đó trong trang lịch sử đất nc cũngnhư trog kho tàng nghệ thuật không thể không nhắc tới chiếc nón lá .

Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên).

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậymọi miền trên khắp đất nc , muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang để lợp, dùng một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) để khâu và tre làm vành. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh nhăn nheo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị giòn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại nhăn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.

Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông (làng nón nổi tiếng Việt Nam ở làng Chuông, huyện Thanh Oai - Hà Nội) có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng.

Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.Thấp thoáng trên cánh đồng những cô gái chàng trai quạt phe phẩy vừa để voi đi cái nắng oi bức cũng để trao nhau tình cảm .

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam thậm chí đó là tiết mục không thể thiếu trong các ngày hội lớn của dân tộc.

Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao... chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam . Nón có nhiều loại, nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh mai hơn... tất cả đều để che chắn cho những con người sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Ngoài chức năng che nắng, che mưa, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo.

Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, má lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ... Người ta đội nón làm đồng, đi chợ, chơi hội.

Con người Việt Nam có tình cảm sâu sắc và gắn bó với chiếc nón lá giản dị dù gặp nó ở bất cứ đâu trên trái đất này
 
L

lananh_upin

thuyet minh ve chiec non la

Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?
Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...




Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước
 
A

anvadinh2018as

Thuyết minh về chiếc nón

Các bạn đọc rồi cho ý kiến nhé!!!!
“Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ trong tay
Thầm bước lặng những khi trời dịu nắng.”
Ai đã từng qua miền Trung đất Việt, không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón cùng với tà áo dài tha thướt đã không chỉ tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng cho những cô gái xứ Huế, mà đối với người phụ nữ Việt Nam hình ảnh ấy đã trở nên thân thiết, gần gũi, là người bạn góp phần lớn tạo lên vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của họ. Chính vì vậy chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc nón lá đã có lịch sử từ rất lâu đời. Bởi lẽ, người ta đã tìm thấy hình ảnh của nó được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Ngọc Lữ vào khoảng hai nghìn năm trăm đến ba nghìn năm trước công nguyên. Nó đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghệ thuật múa dân gian người ta cũng đã tìm thấy hình ảnh nón lá trên tay các cô thiếu nữ qua điệu múa nón, thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, chiếc nón cũng đã đi vào ca dao, tục ngữ qua những câu ca:
“Ai làm chiếc nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh”
(Ca dao)
“Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đừng bờ sông”
(Bài hát – Huế thương)
Nón được phân làm hai loại: dựa vào chất liệu và dựa vào đặc điểm cấu tạo. Dựa vào chất liệu gồm có: nón lá dừa và nón lá cọ. Dựa vào đặc điểm cấu tạo gồm có: nón thúng và nón chóp. Nón thúng có các loại như: nón ngang, nón dấu, nón mười. Nón chóp ra đời sau nón thúng ở làng Chuông (Hà Tây).

Nón chóp làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành 16 vành tre làm vành nón. Bởi thế, nón đến nón chóp, ca dao có câu:
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
(Ca dao)
Vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vành, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Khi đem ra làm nón người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng hai mươi bốn đến hai mươi lăm chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gửi gắm trong chiếc nón đó bao ước mơ, ý nguyện của mình. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Vì vậy tục ngữ có câu:
“Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”
(Tục ngữ)
Nón đến công dụng của chiếc nón, người dân quê tôi ai cũng đọc thuộc lòng câu ca dao:
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Chồng tôi đi bừa đã có nón che.”
(Ca dao)

Từ khi có mặt, chiếc nón đã theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Không chỉ làm vật che nắng, che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca.
“Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết, của người phụ nữ mộc mạc chân tình, của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá. Chiếc nón lá mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng đã tôn lên vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt. Nón lá đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà tạo nên những điệu múa mềm mại, duyên dáng. Ngày nay, hình ảnh chiếc nón lá đi kèm chiếc áo bà ba, nụ cười của cô gái Việt đã trở thành hình ảnh quảng bá cho ngành du lịch Việt Nam.
Để sử dụng chiếc nón lá được lâu dài hơn, trước khi dùng chúng ta nên quét một lớp dầu bóng ngoài lá nón để khi sử dụng lá nón không giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm.
Hiện nay, những nơi sản xuất nón nổi tiếng như Huế, Hà Tây. Những nơi này đã nổi tiếng từ xưa qua những câu ca dao, những lời ca tiếng hát như:
“Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”
(Ca dao Huế)
“Anh gửi tặng em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ,
Mang hình bóng quê hương,
Lợp vào đây trăm mến, ngàn thương.”
(Bài hát - Gửi em chiếc nón bài thơ)
Giá thành của nón cũng thường dao động từ 20.000 đến 50.000 rẻ hơn các loại nón thời trang hiện nay.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng,một ý nghĩa riêng. Hiện nay, đời sống của chúng ta đã văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó: giản dị, duyên dáng. Dù ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay. Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Là một người con gái xứ Việt tôi tự hào vì chiếc nón lá, đó chính là biểu tượng của người con gái Việt Nam và cũng là biểu tượng cho tâm hồn người Việt tinh tế và thanh lịch.
 
Top Bottom