Văn 9 Thuyết minh về chiếc nón lá

Ngô Bắpie

Học sinh
Thành viên
5 Tháng chín 2019
138
84
36
16
Bình Định
Truờng Trung học cơ sở Nhơn Hoà
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÁI NÓN LÁ
I. MỞ BÀI:
Giới thiệu vật cần thuyết minh

II. THÂN BÀI:
Thuyết minh lịch sử, nguồn gốc
Nguồn gốc: xuất hiện trên mặt trống đồng 2500-3500 TCN

Cấu tạo chiếc nón lá
Chất liệu: lá nón,…
Hình dạng, kích thước: hình chóp,…
Vật dụng
Mặt ngoài, mặt trong

Phân loại: nón Huế, nón Nghệ An, nón quai thao,…

Cách làm: chọn lá, phơi lá, làm vòng, khâu nón...
Tác dụng, ý nghĩa: đội che nắng che mưa, đi vào thơ ca

Cách bảo quản: không dùng để quạt

III. KẾT BÀI:
Nêu tình cảm, cảm xúc và khẳng định vai trò của chiếc nón
Bài làm
Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.

Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:
"Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ...''
(Thơ cổ )
Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,... Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.

Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,... Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.

Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,... Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:
"Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà"

Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.

Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.
Nguồn: Internet.
 

Cancer.

Học sinh
Thành viên
13 Tháng mười hai 2017
22
17
21
20
Quảng Ngãi
THCS Nguyen Nghiem
I.Mở bài:
_Nón lá là vật dụng đội đầu,che mưa tránh nắng của người lao động Việt Nam
_Gần gũi,gắn bó thân thiết với người lao động :"Bán mặt cho đất,bán lưng cho trời"
II.Thân bài:
1.Nguồn gốc:
_Chiếc nón lá có từ bao h,đó là câu hỏi của nhìu người
_Người ta chỉ bt nó xuất hiện từ lâu đời rồi,trước sự xuất hiện của chiếc áo dài ở thế kỉ 18,rất lâu
2.Cấu tạo,đặc điểm,cách làm:
_Vành nón còn gọi là xương nón làm = tre nứa,vót tròn,chuốt óng mượt,có đường kính lớn nhỏ khác nhau theo hình khuôn nón,thường là 16 vành
_Khuôn nón thường làm bằng vỏ tre dày,có hình chóp đc đan kết chắc chắn.
_Là sản phẩm của núi rừng: Việt Bắc,U Minh có thể là lá cọ,lá hón,lá gồi
_Lá đc phơi nắng,ủi thẳng.Khi xếp vành nón vào khuôn,lá ddc xếp dựa vào vành với 2 lớp
_Sau đó chằm theo đường vành,từ trên đỉnh xuống,khâu bằng cước mảnh,đường kim mũi chỉ phải liền nhau.
_Nón ms làm có màu trắng xanh rất đẹp.Tước khi sử dụng,người ta có thể quét một lp dầu rái để tăng độ bền độ bóng
3.Phân loại:
_Nón đặc trưng của miền Bắc xưa là nón thúng,nón ba tầm.Bây h chuyển sang nón chóp nổi tiếng ở làng Chuông,Thanh Oai ( Hà Tây)
_Nón Phú Cam,Kim Can,nổi tiếng vs nón bài thơ,loại nón thanh mảnh rất đẹp
_Nón Găng (Bình Định) chắc chắn,rất quý phái.
4.Cách sử dụng,bảo quản:
_Đi kèm vs nón là quai nón,có thể là quai lụa,quai thao,quai nhung....Màu sắc thích hợp vs màu áo
_Treo nón nơi thoáng mát,tránh ẩm ướt,không để vật nặng lên nón
_Mùa mưa có thể bọc lp nilong bên ngoài
5.Công dụng,giá trị
_Là phương tiện sáng tác nghệ thuật
_Là món quà thanh lịch mang đậm sắc thái dân tộc
_Xuất hiện khắp mọi nơi: Trên đồng ruộng,trg chợ búa,trên tranh ảnh,sân khấu....
_Hình ảnh chiếc nón lá đi kèm vs áo dài tôn thêm vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam
III.Kết bài:
_Dẫu trên thị trường hiện nay có nhìu vật dụng đội đầu nhưng chiếc nón lá là niềm tự hào của dân tộc
_Cần yêu quý,phát huy vẻ đạp của chiếc nón lá,đó là niềm tự hào của dân tộc.
_Người VN khi xa quê,trông thấy hình ảnh chiếc nón lá,chiếc áo dài là gợi nhớ quê hương.
 
Top Bottom