Thuyết minh về chiếc áo dài việt nam

V

vitconxauxi_vodoi

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Thuyết minh về chiếc áo dài
Mạng Giáo dục (tổng hợp)
 
V

vitconxauxi_vodoi

Trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Điểm qua một số thời kỳ được coi là "dấu ấn" trong quá trình hình thành và phát triển chiếc áo dài.
Thời kỳ từ 1885-1915
Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hưởng của phương Bắc.
Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là xường xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930.

Trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt... Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... để tóc dài và vấn khăn như đàn bà".

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt cổ xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Thế kỷ XIX - XX
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ.Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp.

Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những cách tân đầu tiên
Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người.
Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.

Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền.
Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp.
Năm 1975, đất nước thống nhất, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nên áo dài có phần đơn giản hơn. Nhưng đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè quốc tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Năm 1989, báo Phụ Nữ tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo dài đầu tiên. Sáu năm sau, tà áo dài xanh thướt tha đã đưa Việt Nam tới danh hiệu "Trang phục truyền thống đẹp nhất" tại Tokyo, Nhật Bản.
Các nhà thiết kế đương đại thường "thí nghiệm" với các loại vải mới , các motif lạ mắt, các hoa văn của người dân tộc thiểu số hoặc thay đổi đường may nét cắt bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo hoặc thay tà trước bằng những chất liệu mềm mại hơn. Chiếc quần trắng ngày nào là mốt giờ đã nhường chỗ cho quần đồng màu hoặc ngược hẳn với áo.
Ngày nay, áo dài vừa là đồng phục duyên dáng của nữ sinh cấp 3:

Là hình ảnh của người tiếp viên hàng không Vietnam Airlines, lại vừa là trang phục lễ Tết, hội hè:
Nhiều nhà tạo mẫu áo cưới có xu hướng kết hợp giữa áo cưới hiện đại với chiếc áo dài dân tộc. Với hai chất liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài cưới dân tộc được cách điệu vừa tạo nét duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm mại, mỏng manh. Cách điệu lớn nhất của chiếc áo dài cưới được thể hiện ở vạt áo (vạt mỏng, mềm hơn) và nơi cổ áo. Nhìn chung kiểu dáng chính của chiếc áo dài cưới là chiếc áo dài dân tộc nhẹ nhàng nhưng cầu kỳ hơn một chút nơi tà áo, cổ áo và gấu quần.
Thi hoa hậu, thi người đẹp không thể thiếu áo dài:
Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ Chile, Hoa hậu Phillippines và Singapore rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài, chiếc nón lá Việt tại TP.Hồ Chí Minh. Các người đẹp mang đến thông điệp về một môi trường sống xanh, sạch và bền vững.
Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.
Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài "tung bay tà áo quê hương" là không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang.

Dàn bài:
I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...

II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân TQuốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người fụ nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài


III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, .
 
  • Like
Reactions: Vi Thị Khánh Hà
Q

quyennambgbg123

Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt trả lời rằng tà áo Dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ "áo Dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo Dài như ở Việt Nam. Áo Dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trang phục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng. Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài? Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là “bì bào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc. Vì thế mà có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay “bì bào” không phải là lễ phục. áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi. Loại “bì bào” độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là “Sường xám”, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải. Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứ Đàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê Quý Đôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lối của Đàng Ngoài. Theo lệnh này, về thường phục thì: “Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được mặc loại áo ngắn tay có cổ đứng...”. Tức là tay áo chỉ dài đến cổ tay, thay vì dài gấp đôi chiều dài của cánh tay như trong áo lễ. Trong cuốn sách của giáo sỹ Borri (như đã nói ở trên) có tên: “Tường thuật về sứ mệnh mới của các linh mục Dòng Tên ở Nam Kỳ - năm 1631” đã miêu tả cách ăn mặc của người Việt Nam đầu thế kỷ 17 như sau:“Người ta mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, những cái áo khác ở ngoài ngắn dần...”. Đấy là vị giáo sỹ đã nói đến chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt còn thấy ở các làng Quan Họ ở Bắc Ninh hay còn lác đác ở Huế. “Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông rất đẹp mắt... khi có gió thổi, các dải áo bay tung lên như cánh chim công thật ngoạn mục...”. Thực ra, mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sỹ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm có ba hoặc bốn lớp dải lụa, gọi là cánh sen may chồng lên nhau. Bức tượng Bà Ngọc Nữ được tạc từ thế kỷ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các dải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sỹ Borri đã miêu tả. Cái áo dài đó cũng như cách vấn khăn không có nhiều khác biệt so với bây giờ.
Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước, áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn... ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm.
Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này, gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phương Tây dệt có khổ rộng hơn vải ta, áo vẫn may nối. Thời đó, Hà Nội đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da và một số ở khu vực Hàng Trống, Hàng Bông. Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bên dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vậy là áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi “thời thượng” lúc đó mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên.
Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống.

Ảnh minh họa

Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cái nịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phải được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy có cảm giác cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền, được gọi là áo bà Nhu và sau này còn có người may áo dài với cổ khoét tròn.
Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến...
Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới...Chất liệu mới cho áo Dài được kết hợp từ những tấm vải mẫu, thường được trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu thùa. Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo “công thức” cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII. Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt… Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.
>-
Ảnh minh họa

Và ngày càng vươn xa khắp các nước… Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt để trình chiếu tại nước này. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
 
S

sakura1235

Áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài mang lại nét đẹp duyên dáng, đằm thắm làm say lòng người của người phụ nữ Việt. Bởi vậy đã có biết bao nhà thơ, nhà văn hết lời ca ngợi:

“Có phải em mang trên áo bay

Hai phần gió thổi một phần mây

Hay là em gói mây trong áo

Rồi thở cho làn áo trắng bay”

(Tương tư – Nguyên Bá)

Trải qua bao thế kỉ chiếc áo dài đã có nhiều thay đổi so với tổ tiên nó trước đây. Không ai biết rõ nguồn gốc nguyên thủy của chiếc áo dài vì chưa có tài liệu ghi nhận. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Chính do sự di cư của người Minh Hương mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài giao lãnh để tạo nét riêng cho dân tộc Việt. “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”…(Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên) – đây là bằng chứng lịch sử cho ta thấy chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo giao lãnh như thế nào.

Qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử áo dài đã thay đổi rất nhiều. Như đã nói ở trên, chiếc áo giao lãnh được coi là chiếc áo dài đầu tiên. Áo này cũng tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc hai tà không được buộc vào nhau. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả, cùng với váy thâm đen. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên khi mặc chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước được thả nay cột gọn gàng mặc cùng váy xắn quai cồng tiện việc lao động. Đối với phụ nữ nông dân áo tứ thân được mặc rất đơn giản với áo yếm ở trong, áo ngoài cột tà và thắt lưng. Mặc kèm với áo thường là chiếc khăn mỏ quạ đen tuyền. Trong khi đó, áo tứ thân dành cho tầng lớp quý tộc lại rất nhiều chi tiết. Mặc ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc thường không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm màu đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc thiên lý. Áo mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao càng làm tăng thêm nét duyên dáng của người phụ nữ. Nhưng sau một thời gian áo tứ thân được cách tân để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng khuê các. Thế là chiếc áo ngũ thân ra đời. Áo ngũ thân được cải tiến ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và vạt con nằm dưới vạt trước tượng trưng cho người mặc. Năm hột nút nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nhưng đến thời Pháp thuộc, chiếc áo đài lại một lần nữa thay đổi. “Lemur” là tên tiếng Pháp để chỉ chiếc áo dài cách tân. Chiếc áo dài này do người họa sĩ có tên là Cát Tường sáng tạo ra. Bốn vạt trước và sau thu gọn thành hai tà trước sau. Vạt trước dài chấm đất tăng thêm sự duyên dáng và uyển chuyển. Hàng nút phía trước của áo được chuyển dọc qua hai vai và chạy dọc một bên sườn. Áo may ráp vai, tay phồng, cổ bồng hoặc hở. Để cho đúng mốt, áo Cát Tường phải mặc với quần sa tanh trắng, đi giày cao, cầm bóp đầm. Do xã hội vẫn còn chưa cởi mở với cách ăn mặc này nên chiếc áo không được nhiều người chấp nhận vì họ cho là “đĩ thõa” (phản ánh của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm, “Số đỏ” đã chứng minh điều đó). Năm 1943, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng nhắc của áo Cát Tường, đưa thêm một số yếu tố dân tộc của áo tứ thân, ngũ thân đã tạo ra kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt trước tự do bay lượn. Sự dung hòa này được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đấy, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó và từ đấy đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn được giữ nguyên.

Cho tới ngày nay, chiếc áo dài đã được thay đổ rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 – 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả của chiếc lưng ong của người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai xuống eo. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Áo thường mặc với quần lụa có màu sắc hài hòa với áo. Áo dài thường được may bằng lụa tơ tằm, nhung, voan, the,… rất phong phú. Nhưng có sự lựa chọn chung là nên chọn loại vải mềm, rũ. Để làm tăng thêm nét duyên dáng, khi mặc áo dài phụ nữ thường đội nón lá. Ở đồng bằng Nam bộ, áo dài được cải biên thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng để tiện việc lao động.

Chiếc áo dài là một trang phục không thể thiếu được của người phụ nữ ngày nay. Nó không chỉ là trang phục dân tộc mà còn là trang phục công sở của giáo viên, nữ sinh, nhân viên ngân hàng, tiếp viên hàng không,… Áo dài còn được mặc khi đi dạo phố, những buổi họp mặt quan trọng như lễ cưới chẳng hạn. Ngay cả cô dâu trong nghi thức bái gia tiên cũng không thể thiếu bộ trang phục này.

Do được may bằng chất liệu vải mềm nên áo dài cần được bảo quản cẩn thận. Chỉ nên giặt áo dài bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh nóng quá làm cháy áo. Luôn cất áo vào tủ cẩn thận giúp áo bền, đẹp và mới lâu. Nên giặt áo ngay sau khi mặc, treo bằng móc áo, nếu gấp phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo.

Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: Narumi04
S

sakura1235


Cho pạn mượn dàn ý nè!

MB:

Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.

Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.

TB:

1/ Lịch sử chiếc áo dài:

a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 –1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt

b/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.

c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.

Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.

d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.

e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.

h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

2/ Cấu tạo:

a/ Các bộ phận:

- Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…

- Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

- Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.

- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.

- Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.



b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:

Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

3/ Công dụng:

Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

4/ Bảo quản:

Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.

Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.

Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

KB:

Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.
 
N

ngoclinh1122

Mình có mở bài nè, mọi người cho ý kiến giùm mình nhen!

Khi tìm đọc Văn học sử Việt Nam, chiếc áo dài quả đã ghi lại rất nhiều nét đan thanh không những qua ca dao tục ngữ mà còn qua điêu khắc, hội họa, ... Chiếc áo dài truyền thống từ xưa đã là một biểu tượng cho người phụ nữ đất Việt. Áo dài Việt Nam không những nói lên nhân sinh quan Việt Nam mà còn gói trọn tinh thần Việt Nam.Chiếc áo dài ấy là niềm kiêu hãnh của người Việt chúng ta. Chính vì vậy mà người Việt vẫn yêu quý tà áo Việt.Chiếc áo dài quê hương luôn mang một vẻ đẹp duyên dáng thướt tha được bạn bè quốc tế tôn trọng và ngưỡng mộ.
 
Last edited by a moderator:
N

nhatnamjkl4444

cach giai bai ay nhu the nao Cho phản ứng: 4Al + 3O2 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng. a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.( ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít)
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Có ai giúp giùm không giúp ai cũng vậy giúp dùm mình ,mình cảm ơn nhiều

"Không quần jeans giày cao gót, em chọn riêng mình em áo dài…. duyên dáng….":)


Lời hát quen thuộc đối với người con đất Việt. Lời hát ngân nga trong âm điệu du dương đưa hồn ta về với dân tộc quê hương, về với tà áo dài duyên dáng Việt.

Áo dài là một loại trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam. Ngày nay, áo dài được coi như là quốc phục. Áo dài thường được may bằng chất liệu mỏng nhẹ, mềm mại. Chuyện kể rằng, xưa kia, những loại gấm tơ tằm được dệt lên từ bàn tay của những người nông dân chăm chỉ cần mẫn trồng dâu nuôi tằm lấy kén nhả tơ. Rồi sáng tạo ra chiếc áo dài truyền thống thay thế cho những chiếc áo tứ thân hay váy thâm xòe của người Việt Nam. Vào thế kỷ 18, chiếc áo dài ra đời là bước nhảy vọt về trang phục và văn hóa của người Việt Nam.

Gọi là áo dài bởi theo cấu tạo của áo, thân áo gồm hai mảnh bó sát eo người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong hai tà áo thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước di chuyển duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn vẽ lên vẻ đẹp yêu kiều của người con gái. Chiếc quần của áo dài được may theo kiểu quần ống rộng bẳng vải đồng chất, đồng màu với chiếc áo hay màu trắng nâng đỡ cho tà áo, làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục thêm mượt mà duyên dáng gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Đã bao nhiêu thập kỉ trôi qua, nhưng hình ảnh những cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong tà áo dài trắng tinh khôi vẫn như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết, cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Ngày nay trang phục ấy đã trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn cả nước.

Chiếc áo dài được ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát(1739 – 1765). Chiếc áo dài được thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Chiếc áo dìa đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, giống với áo tứ thân nhưng hai tà trước không buộc lại và mặc cùng với váy thâm đen. Trải qua nhiều hình dáng kiểu cách áo dài khác nhau, cuối cùng chiếc áo dài Việt dừng lại ở kiểu truyền thống và cách tân. Áo dài truyền thống có cổ áo cao từ 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này sẽ làm tôn lên vẻ đẹp cổ cao ba ngấn thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, để phù hợp với nhiều gu thẩm mĩ khác nhau của người phụ nữ, cổ áo được biến tấu với nhiều kiểu như cổ tròn, cổ chữ u, cổ trái tim… Tiếp đến là phần thân áo. Thân áo được tính từ cổ áo xuống đến phần eo. Thân áo được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc,ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Thiết kế này giúp làm nổi bật eo thon của người phụ nữ, làm cho đường cong của người phụ nữ được khai thác triệt để. Cúc áo dài thường là cúc bấm, dduwoj cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo của thân áo là hai tá áo xẻ hai bên hông. Hai tà áo này cũng chính là lí do gọi trang phục này là áo dài. Hai ta của áo dài bắt buộc phải dài qua gối. Tay áo dài được tính từ vai. Chiều dài của ống tay cũng rất đa dạng. Có thể kéo dài đến cổ tay hoặc đôi khi chỉ lửng đến cổ tay hoặc ngắn đến bắp tay. Ngày nay, chất liệu may áo dài rất đa dạng, màu sắc cũng phong phú phù hợp với nhiều đối tượng. Áo dài ngày nay được xem như một trang phục truyền thống, vừa là một biể tượng của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài không chỉ là đồng phục của những nữa sinh trung học mà còn trở thành trang phục công sở của nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là ngành hàng không, giáo viên, nhân viên bưu điện, viễn thông…

Do chất liệu mềm mại của áo dài nên cần phải được bảo quản một cách rất kĩ càng. Nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt tay, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, là(ủi) dưới nhiệt độ vừa phải. Hình ảnh người phụ nữ Việt mặc áo dài nón lá đội đầu đã là hình tượng không thể xóa nhòa. Nó đã trở thành tượng đài tuyệt đẹp về người phụ nữ Việt nam.

Ngày nay, do xu hướng hiện đại, áo dài mặc dù không là trang phục chính mặc thường nhật nhưng nó vẫn giữu vững vị trí là quốc phục của đất nước Việt Nam. Hình ảnh ta áo dài thướt tha trong gió thực sự không thôi hết quyến rũ trong mắt người nhìn. Yêu lắm tà áo dài Việt đã đi vào lịch sử, là biểu tượng của phái đẹp, là nét văn hóa tâm hồn Việt.
 
Top Bottom