Văn 9 thuyết minh về cây chuối có sử dụng đối thoại theo cách nhân hóa

vũ mạnh quân

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng mười 2019
3
1
6
19
Nam Định
trung học cơ sở Nghĩa An
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
giúp mình với nhé mình xin chân thành cảm
icon-canh-bao_s_xanh.png
Nếu bạn đăng câu hỏi kèm NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC, bạn sẽ nhận được những chia sẻ TẬN TÌNH
icon-canh-bao_s_vang.png
Nếu bạn đăng câu hỏi chỉ kèm MỘT LỜI NHỜ VẢ, người khác sẽ trả lời một cách NGẮN GỌN
icon-canh-bao_s_do.png
Nếu bạn chỉ đăng câu hỏi và KHÔNG NÓI GÌ THÊM, người khác cũng sẽ CHẲNG CẦN PHẢI LÀM GÌ CẢ
icon-canh-bao_s_truyen-lua.png
Nếu bạn thiếu ĐỘNG LỰC trong cuộc sống. Hãy xem bài viết NÀYơn

I. Mở bài: Giới thiệu về cây chuối
Cây chuối là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Đi khắp vùng quê trên đất nước đều thấy chuối một loại cây mang lại một cảm giác thân thiện và dân dã.
II. Thân bài
1. Xuất xứ

Chưa ai khẳng định được chuối có từ bao giờ và ở đâu.
Có ý kiến cho rằng, chuối có thể đã có từ 8000 năm trước công nguyên.
Có ý kiến lại cho rằng, ở thế kỉ thứ IX, Chuối đã được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện của Hồi giáo.
Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có từ thời Trung cổ, Chuối ở Tây Ban Nha được coi là chuối ngon nhất thế giới Ả Rập.
Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và ức.
Tóm lại: Chuối có từ rất lâu và có mặt ở hơn một trăm nước trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới như Đông Nam Á.

2. Đặc điểm
a. Hình dạng
Cây chuối thân mềm, hình trụ, tán lá dài mỏng, xanh và mượt.
Gốc chuối tròn, rễ chùm ăn sâu dưới đất, và rễ lớn dần theo thời gian.
Buồng chuối: Tùy theo mỗi cây mà buồng chuối to nhỏ khác nhau, có những cây chuối trăm quả, nghìn quả và có cả những buồng chuối dài đến tận gốc.
Cây chuối rất ưa ẩm nên thường sống bên cạnh ao hồ, hay sông suối
Chuối phát triển rất nhanh và mọc thành từng khóm, từng bụi chen chúc.
b. Nơi sinh sống
Cây chuối từng sống nơi ẩm ướt, nên thường mọc bên sông suối, ao hồ.
Cây chuối thích nghi với môi trường nhiệt đới
Chuối thường không bám chặt trên đất nên thường rất dễ ngã

2. Các loại chuối
Chuối sứ: Chuối sứ to tròn, chín màu vàng tươi
Chuối ngự: Chuối ngự to, thơm và ngon
Chuối cau: Nhỏ như quả cau, vàng tươi khi chín
Chuối tiêu: Nhỏ vừa, chín rất ngọt và thơm
Chuối lùn: Quả to dài, thơm và ngon
Chuối hột: Quả to, bên trong hạt chi chít như hạt tiêu
Chuối kiểng: Là cây dùng kiểng, không trái

3. Công dụng
- Tất cả bộ phận của cây chuối có thể sử dụng được
Lá: Gói bánh, làm thức ăn cho thực vật,…
Thân: Thức ăn
Quả: Thức ăn
Gốc: Thức ăn
- Chuối góp phần tạo nên các món ăn ngon
- Quả chuối là một thực phẩm bổ dưỡng và bổ ích
- Chuối có thể chữa bệnh
- Làm mặt nạ dưỡng da

4. Ý nghĩa của cây chuối
Trong thơ ca: Chuối đi vào thơ ca một cách thân thuộc và dân dã
Trong thi ca: Trong các bức họa đồng quê bên cạnh các con sông luôn gắn với cây chuối
Cây chuối rất hữu ích với người dân

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây chuối
Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gắn bó với người dân Việt Nam, với đồng quê yên ả, thanh bình, mang lại nhiều giá trị kinh tế, vẻ đẹp truyền thống dân tộc

Nhân hoá: (1) Bạn tự hoá thân thành đối tượng thuyết minh, kể lại những ý được liệt kê, sắp xếp bên trên hoặc (2) tạo cho mình một câu chuyện, ví dụ như cuộc thi nào đó bạn tự đặt tên (có luôn phần đối thoại) để các loài cây tranh đua hay sự trao đổi giới thiệu nào đó về các loại cây, hoặc bạn là nhân vật được phỏng vấn cho một bài báo nổi tiếng,...
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

ihattl

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng chín 2019
1,962
3,052
371
Bình Định
Trường Trung học cơ sở Nhơn Hòa
DÀN Ý BÀI THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI
1.MỞ BÀI

Giới thiệu cây chuối: Một loài cây thân thuộc với làng quê

2. THÂN BÀI
Nguồn gốc của cây chuối: ở vùng nhiệt đới

Đặc điểm của cây
  • Thân chuối thẳng đứng, gồm nhiều bẹ
  • Lá chuối to như tấm
  • Hoa chuối màu đỏ
  • Buồng chuối gồm nhiều nải
  • Quả chuối trông như trăng lưỡi liềm

Công dụng của cây
  • Quả chuối, bắp chuối, củ chuối: dùng làm thức ăn
  • Thân chuối: thức ăn cho gia súc, gia
  • Lá chuối: gói bánh, gói giò

Một số loại chuối: chuối ngự, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc

Cách chăm sóc và trồng chuối: trồng cây thành từng bụi, ở nơi gần nguồn nước

3. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của cây chuối
BÀI VĂN MẪU THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI LỚP 9 1
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.
Nguồn: Facebook
 
Top Bottom