R
redlionpro
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Advertisements
Trong chiếc cặp sách chứa đầy đồ dùng học tập luôn trên vai em hàngngày đến trường có biết bao nhiêu đồ dùng: Nào là sách giáo khoa, là vởviết, nào là vở bài tập, vở vẽ hay những đồ dùng như: Êke, thước kẻ,bút chì, bút mực…v.v. Trong đó em ấn tượng và yêu mến nhất là chiếc bútmáy hiệu Hồng Hà.
Chiếc bút máy có màu xanh lá cây, in trên nền làhình những bông hoa màu vàng, đỏ rất đẹp, bút nét thanh nét đậm giúpcho việc luyện chữ đẹp của em trong các tiết luyện viết, chính tả, làmcho bài viết của em thêm đẹp và sáng hơn.
Mở chiếc bút ra thấy ngayngòi bút trắng và sáng, không bao giờ bị han rỉ, chiếc lưỡi gà nhỏ nằmsát trong lòng ngòi bút giúp cho việc căn mực chảy ra đều, không quáđậm và không quá mờ. Vỏ bút phần dưới giữ cho phần ruột bút chứa đầymực được đảm bảo khi em cầm để viết. Hàng ngày cầm bút trên tay để làmcác bài tập, viết chính tả hay ghi chép những dòng ghi nhớ của bài họclà trong tay em lại cầm chắc như lời các cô giáo dạy từ lớp 1 là “cầmbằng 3 đầu ngón tay” vừa giữ cho chắc chắn lại điều khiểm bút một cáchdễ dàng hơn. Nắp bút lại là hiện ra ngay những hàng chữ, nét chữ thậtđẹp thể hiện được tính nết của mỗi chúng em.
Em rất yêu quý chiếcbút máy này, nó đã gắn bó với em trong suốt mấy năm học qua, và em sẽtiếp tục dùng chiếc bút máy này để viết khi bước vào học lớp 6 và lạighi lại những bài học bổ ích cho em.
1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)
2. Thân bài:
* Cấu tạo:
+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.
+ Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:
Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).
Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.
- Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.
-> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.
* Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …
* Tác dụng, cách bảo quản:
- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.
- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.
- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.
- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.
- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ.
KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
Bài 2
Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.
Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến.
Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. cấu tạo của bút máy gồm hai phần chính: bên ngoài và bên trong, vỏ bút gồm nắp và thân. Đa số nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Hoặc được làm bằng kim loại (nhôm, sắt mạ bạc, mạ vàng), có cái để gài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi, vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.
Bên trong bút gồm các bộ phận: ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có chấm tròn nhỏ gọi ià hạt gạo. Nửa trên của ngòi có rãnh giữa để dẫn mực khi viết. Nửa phần dưới cong, ốp sát vào bộ phận lưỡi gà có các rãnh ngang làm nhiệm vụ giữ không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa trong và dẻo. Đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu kia thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.
Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa (ruột bút). Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau là có thể sử dụng được.
Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng giẻ ẩm, lau kĩ ngòi bút cho mực không đóng cặn. Cứ dùng khoảng 1 tháng thì tháo rời các bộ phận ra cho vào nước lã; rửa và thông thật sạch rồi lau khô, lắp lại như cũ. Nếu bảo quản tốt, bút máy có thể sử dụng được trong một thời gian rất dài. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào vật cứng, đầu ngòi sẽ hư, không viết được nữa.
Đối với lứa tuổi học sinh, cây bút máy là vật dụng không thể thiếu. Viết bằng bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi. Chiếc bút máy Hồng Hà mà bố mua tặng cho em từ năm ngoái đến giờ trông vẫn như còn mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó đã trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.
bài 3
Từ thuở xa xưa, Khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên, cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều đó, người ta cần hai thứ : dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó.
Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét. Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” (tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang 3.000 năm trước.
Bút và giấy đầu tiên được ra đời trong nền văn minh Ai Cập cổ. Những người chép sử đã sử dụng cây sậy với đuôi được nhai nát để chấm lên chất màu. Sau đó, họ vẽ những chữ tượng hình lên tường hoặc giấy cói. Dần dần, cùng với sự phát triển của chất màu, những cây sậy được “lên đời” thành dụng cụ sắc nhọn với đường rãnh ở cuối, dọn đường cho việc ra đời bút lông chim.
Trong thế kỷ 16, bút làm bằng lông cánh chim thiên nga trở thành dụng cụ viết số một với những ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép từ bàn tay nhằm tạo ra những nét thanh, nét đậm. Ống lông có thể lưu trữ mực đủ để viết nhiều dòng.
Đến giữa thế kỷ 19, kim loại được sử dụng để chế tạo đầu bút vì dễ làm được chuẩn xác mà lại bền. Thế nhưng, người viết vẫn phải chấm bút vào lọ mực nên mỗi khi di chuyển thì rất phiền phức.
Năm 1884, anh nhân viên môi giới bảo hiểm Lewis Waterman phát chán với những bất tiện trên đã tiến hành một cuộc cách mạng trong thế giới bút. Waterman phát hiện ra rằng lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Và cuộc cách mạng bắt đầu.
Bút máy gồm có ba phần nắp bút được làm bằng nhôm, có khi được mạ đồng. Thân bút có thể chia thành ba phần : bình mực dự trữ, ống dẫn và ngòi bút. Trong đa số bút máy hiện đại, phần này dự trữ mực theo hai cách. Một cách đơn giản là đổ mực vào bình. Cách thứ hai sử dụng hệ thống pistol. Ống dẫn đưa mực xuống ngòi bút bằng một loạt các rãnh.
Bút máy tạo nên những nét đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào lực tay người viết, góc độ của bút với mặt giấy và độ quay của đầu ngòi bút. Hiệu quả là những nét tao nhã được tạo nên và hình thành cả nghệ thuật viết chữ đẹp.
Những kim loại quý đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ngòi bút, giúp ngòi bút có độ bền và viết đẹp hơn. Thường thì người ta dùng ngòi bút bằng thép không rỉ hoặc mạ vàng. Ở dạng nguyên chất, vàng không đáp ứng được những tiêu chuẩn đàn hồi nên dùng vàng pha là tốt nhất. Loại vàng hay được sử dụng để chế tạo ngòi bút là vàng mười bốn nghìn và vàng mười tám.
Đầu ngòi bút không thể làm bằng vàng vì sẽ nhanh mòn trong thời gian ngắn. người ta chọn một chất liệu rắn, thường là Iridium hoặc Rhodium. Nhờ đó, người dùng có thể viết cả đời mà đầu bút vẫn nguyên vẹn.
Thân bút thường làm bằng những chất liệu bền để nâng tuổi thọ cho cây bút. Những cây bút máy đời đầu có vỏ bằng cao su đã qua xử lý lưu huỳnh rất chắc chắn.
Ngày nay, các nhà sản xuất sử dụng những chất liệu hiện đại hơn. Ở Italia, người ta dùng Celluloid cho những cây bút đắt tiền. Loại chất liệu này có khả năng chống va đập rất tốt và có thể tạo nên vẻ tao nhã, lịch lãm. Những cây bút làm bằng celluloid lúc mới dùng có mùi long não do có chất này trong quá trình nitơ hóa celluloid. Axetat hay nhựa tổng hợp cũng là các chất liệu quen thuộc đáp ứng được yêu cầu về độ bền.
Loại bút vừa túi tiền thường có thân được làm bằng đồng thau phủ sơn, giúp cây bút có độ thăng bằng tốt và có dáng vẻ bắt mắt. Những chất liệu hiện đại giúp tạo nên nhiều màu sắc cho cây bút hơn. Còn với những cây bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng hoặc thậm chí cả bạch kim.
Ngày nay đã xuất hiện nhiều loại bút máy của các hãng nổi tiếng. Những cây bút đẹp của hãng Paker. Những nét bút lướt nhẹ nhàng trên giấy tập của hãng Pilot và nhiều hãng khác. Giá thành những cây bút cao cấp này không dưới 100$ một cây. Những cây bút làm bằng vàng hoặc mạ vàng, giá thành không dưới 1000$.
Bút không có thuộc tính chọn chủ như những cây đũa phép trong truyện Hary Potter. Con người chọn nó tùy vào túi tiền, cá tính của họ. Có cây giá bình dân 15.000đ đến 20.000đ... loại được ưa chuộng nhất trên thị trường, cũng có cây lên cả bạc triệu.
Nhìn bút, con người biết được "đẳng cấp" của nhau, nhìn vào nét chữ họ đoán tính cách, đánh giá những gì thành chữ họ rõ trình độ của nhau.
Một cái áo cà sa không làm nên ông thầy tu, một cây bút tốt, đắt đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng.
Ngày nay, nhiều loại bút bi đa dạng nhiều kiểu dáng và giá thành rẻ đã ra đời và chiếm lĩng thị trường văn phòng phẩm; đã xuất hiện nhữhng cây bút điện tử thông minh. Liệu cây bút máy còn tồn tại được bao nhiêu lâu nữa?
Nhưng, dù bút hiện đại có đa dạng cỡ nào cũng không thể thay thế được bút máy bởi những nét chữ thanh đậm sống động, có hồn đòi hỏi con người phải gai công rèn luyện.
Cây bút máy dù bị thu hẹp thị trường nhưng giá trị của nó vẫn không thể nào thay đổi với thời gian:
“Thủy chung bút máy đậm đà,
Nét chữ đậm lợt tùy nhà viết văn.
Bút máy từ tốn, ân cần,
Giúp người rèn chữ , học Văn nên người”.
Trong chiếc cặp sách chứa đầy đồ dùng học tập luôn trên vai em hàngngày đến trường có biết bao nhiêu đồ dùng: Nào là sách giáo khoa, là vởviết, nào là vở bài tập, vở vẽ hay những đồ dùng như: Êke, thước kẻ,bút chì, bút mực…v.v. Trong đó em ấn tượng và yêu mến nhất là chiếc bútmáy hiệu Hồng Hà.
Chiếc bút máy có màu xanh lá cây, in trên nền làhình những bông hoa màu vàng, đỏ rất đẹp, bút nét thanh nét đậm giúpcho việc luyện chữ đẹp của em trong các tiết luyện viết, chính tả, làmcho bài viết của em thêm đẹp và sáng hơn.
Mở chiếc bút ra thấy ngayngòi bút trắng và sáng, không bao giờ bị han rỉ, chiếc lưỡi gà nhỏ nằmsát trong lòng ngòi bút giúp cho việc căn mực chảy ra đều, không quáđậm và không quá mờ. Vỏ bút phần dưới giữ cho phần ruột bút chứa đầymực được đảm bảo khi em cầm để viết. Hàng ngày cầm bút trên tay để làmcác bài tập, viết chính tả hay ghi chép những dòng ghi nhớ của bài họclà trong tay em lại cầm chắc như lời các cô giáo dạy từ lớp 1 là “cầmbằng 3 đầu ngón tay” vừa giữ cho chắc chắn lại điều khiểm bút một cáchdễ dàng hơn. Nắp bút lại là hiện ra ngay những hàng chữ, nét chữ thậtđẹp thể hiện được tính nết của mỗi chúng em.
Em rất yêu quý chiếcbút máy này, nó đã gắn bó với em trong suốt mấy năm học qua, và em sẽtiếp tục dùng chiếc bút máy này để viết khi bước vào học lớp 6 và lạighi lại những bài học bổ ích cho em.
1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)
2. Thân bài:
* Cấu tạo:
+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.
+ Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:
Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).
Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.
- Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.
-> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.
* Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …
* Tác dụng, cách bảo quản:
- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.
- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.
- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.
- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.
- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ.
KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
Bài 2
Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.
Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến.
Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. cấu tạo của bút máy gồm hai phần chính: bên ngoài và bên trong, vỏ bút gồm nắp và thân. Đa số nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Hoặc được làm bằng kim loại (nhôm, sắt mạ bạc, mạ vàng), có cái để gài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi, vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.
Bên trong bút gồm các bộ phận: ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có chấm tròn nhỏ gọi ià hạt gạo. Nửa trên của ngòi có rãnh giữa để dẫn mực khi viết. Nửa phần dưới cong, ốp sát vào bộ phận lưỡi gà có các rãnh ngang làm nhiệm vụ giữ không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa trong và dẻo. Đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu kia thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.
Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa (ruột bút). Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau là có thể sử dụng được.
Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng giẻ ẩm, lau kĩ ngòi bút cho mực không đóng cặn. Cứ dùng khoảng 1 tháng thì tháo rời các bộ phận ra cho vào nước lã; rửa và thông thật sạch rồi lau khô, lắp lại như cũ. Nếu bảo quản tốt, bút máy có thể sử dụng được trong một thời gian rất dài. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào vật cứng, đầu ngòi sẽ hư, không viết được nữa.
Đối với lứa tuổi học sinh, cây bút máy là vật dụng không thể thiếu. Viết bằng bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi. Chiếc bút máy Hồng Hà mà bố mua tặng cho em từ năm ngoái đến giờ trông vẫn như còn mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó đã trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.
bài 3
Từ thuở xa xưa, Khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên, cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều đó, người ta cần hai thứ : dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó.
Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét. Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” (tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang 3.000 năm trước.
Bút và giấy đầu tiên được ra đời trong nền văn minh Ai Cập cổ. Những người chép sử đã sử dụng cây sậy với đuôi được nhai nát để chấm lên chất màu. Sau đó, họ vẽ những chữ tượng hình lên tường hoặc giấy cói. Dần dần, cùng với sự phát triển của chất màu, những cây sậy được “lên đời” thành dụng cụ sắc nhọn với đường rãnh ở cuối, dọn đường cho việc ra đời bút lông chim.
Trong thế kỷ 16, bút làm bằng lông cánh chim thiên nga trở thành dụng cụ viết số một với những ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép từ bàn tay nhằm tạo ra những nét thanh, nét đậm. Ống lông có thể lưu trữ mực đủ để viết nhiều dòng.
Đến giữa thế kỷ 19, kim loại được sử dụng để chế tạo đầu bút vì dễ làm được chuẩn xác mà lại bền. Thế nhưng, người viết vẫn phải chấm bút vào lọ mực nên mỗi khi di chuyển thì rất phiền phức.
Năm 1884, anh nhân viên môi giới bảo hiểm Lewis Waterman phát chán với những bất tiện trên đã tiến hành một cuộc cách mạng trong thế giới bút. Waterman phát hiện ra rằng lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Và cuộc cách mạng bắt đầu.
Bút máy gồm có ba phần nắp bút được làm bằng nhôm, có khi được mạ đồng. Thân bút có thể chia thành ba phần : bình mực dự trữ, ống dẫn và ngòi bút. Trong đa số bút máy hiện đại, phần này dự trữ mực theo hai cách. Một cách đơn giản là đổ mực vào bình. Cách thứ hai sử dụng hệ thống pistol. Ống dẫn đưa mực xuống ngòi bút bằng một loạt các rãnh.
Bút máy tạo nên những nét đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào lực tay người viết, góc độ của bút với mặt giấy và độ quay của đầu ngòi bút. Hiệu quả là những nét tao nhã được tạo nên và hình thành cả nghệ thuật viết chữ đẹp.
Những kim loại quý đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ngòi bút, giúp ngòi bút có độ bền và viết đẹp hơn. Thường thì người ta dùng ngòi bút bằng thép không rỉ hoặc mạ vàng. Ở dạng nguyên chất, vàng không đáp ứng được những tiêu chuẩn đàn hồi nên dùng vàng pha là tốt nhất. Loại vàng hay được sử dụng để chế tạo ngòi bút là vàng mười bốn nghìn và vàng mười tám.
Đầu ngòi bút không thể làm bằng vàng vì sẽ nhanh mòn trong thời gian ngắn. người ta chọn một chất liệu rắn, thường là Iridium hoặc Rhodium. Nhờ đó, người dùng có thể viết cả đời mà đầu bút vẫn nguyên vẹn.
Thân bút thường làm bằng những chất liệu bền để nâng tuổi thọ cho cây bút. Những cây bút máy đời đầu có vỏ bằng cao su đã qua xử lý lưu huỳnh rất chắc chắn.
Ngày nay, các nhà sản xuất sử dụng những chất liệu hiện đại hơn. Ở Italia, người ta dùng Celluloid cho những cây bút đắt tiền. Loại chất liệu này có khả năng chống va đập rất tốt và có thể tạo nên vẻ tao nhã, lịch lãm. Những cây bút làm bằng celluloid lúc mới dùng có mùi long não do có chất này trong quá trình nitơ hóa celluloid. Axetat hay nhựa tổng hợp cũng là các chất liệu quen thuộc đáp ứng được yêu cầu về độ bền.
Loại bút vừa túi tiền thường có thân được làm bằng đồng thau phủ sơn, giúp cây bút có độ thăng bằng tốt và có dáng vẻ bắt mắt. Những chất liệu hiện đại giúp tạo nên nhiều màu sắc cho cây bút hơn. Còn với những cây bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng hoặc thậm chí cả bạch kim.
Ngày nay đã xuất hiện nhiều loại bút máy của các hãng nổi tiếng. Những cây bút đẹp của hãng Paker. Những nét bút lướt nhẹ nhàng trên giấy tập của hãng Pilot và nhiều hãng khác. Giá thành những cây bút cao cấp này không dưới 100$ một cây. Những cây bút làm bằng vàng hoặc mạ vàng, giá thành không dưới 1000$.
Bút không có thuộc tính chọn chủ như những cây đũa phép trong truyện Hary Potter. Con người chọn nó tùy vào túi tiền, cá tính của họ. Có cây giá bình dân 15.000đ đến 20.000đ... loại được ưa chuộng nhất trên thị trường, cũng có cây lên cả bạc triệu.
Nhìn bút, con người biết được "đẳng cấp" của nhau, nhìn vào nét chữ họ đoán tính cách, đánh giá những gì thành chữ họ rõ trình độ của nhau.
Một cái áo cà sa không làm nên ông thầy tu, một cây bút tốt, đắt đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng.
Ngày nay, nhiều loại bút bi đa dạng nhiều kiểu dáng và giá thành rẻ đã ra đời và chiếm lĩng thị trường văn phòng phẩm; đã xuất hiện nhữhng cây bút điện tử thông minh. Liệu cây bút máy còn tồn tại được bao nhiêu lâu nữa?
Nhưng, dù bút hiện đại có đa dạng cỡ nào cũng không thể thay thế được bút máy bởi những nét chữ thanh đậm sống động, có hồn đòi hỏi con người phải gai công rèn luyện.
Cây bút máy dù bị thu hẹp thị trường nhưng giá trị của nó vẫn không thể nào thay đổi với thời gian:
“Thủy chung bút máy đậm đà,
Nét chữ đậm lợt tùy nhà viết văn.
Bút máy từ tốn, ân cần,
Giúp người rèn chữ , học Văn nên người”.