[Thuyet minh Văn 10] 3 de thi hk2 anh chi nao giup em voi

  • Thread starter ngayngaydihoc12
  • Ngày gửi
  • Replies 15
  • Views 3,229

N

ngayngaydihoc12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em ten Hai.mod hay ban nao co may de van tren send gium em nhaz,thanks nhiu lam luon ak': 1] Thuyet minh ve Nguyen Du
2]Thuyet minh ve Tran Hung Dao
3] Phan tich doan trich trao duyen cua truyen kieu
Nick em la hai_junior mong ai chuyen van chi bao em nhaz.Thank ca nha nhiu.:)>-
 
T

thuylona

1. thuyết minh về Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân./.
 
T

thuylona

2.
Em có thể trình bày bài thuyết minh dựa theo các điểm chính sau về tiểu sử của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn:

Trần Hưng Đạo (?-?) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông cũng là tác giả của bộ "Binh thư yếu lược" (hay "Binh gia diệu lý yếu lược") và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.

Thân thế:
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn , là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.

Ông có vốn tài quân sự, lại là tông thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước, được phong tước Hưng Đạo Vương.

Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.

Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ trên dưới 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.

Các điển tích
Qua những câu chuyện dưới đây, có thể thấy ở ông một sự hy sinh quyền lợi cá nhân rất cao để phục vụ cho mục tiêu của cả dân tộc cho dù ông là người có tài thao lược và nắm nhiều quyền bính trong tay.

Thiếu thời
Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời".
Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Thái Tông Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

Năm 4,5 tuổi, Trần Hưng Đạo theo cha là Đức Khâm Minh Thái Vương (tức Trần Liễu) đi Ác châu, là nơi giam cầm trọng tội. Công chúa Thuỵ Ba thương anh cả vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là Thái Tông, xin nhận Trần Hưng Đạo làm con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói ghẻ lạnh của triều đình, Trần Hưng Đạo được công chúa Thuỵ Ba gửi tại chùa Phật Quang (làng Khúc Thuỷ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây) nhờ trụ trì chùa dạy dỗ cho tới năm lên 10.

Cướp ngôi hay không
Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăng trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi."[cần chú thích]

(Lấy từ tích cũ: Sở Chiêu Vương chạy loạn ra nước ngoài, có người làm thịt dê tên là Duyệt đi theo. Sau Chiêu Vương trở về nước, ban thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối và nói: "Nhà vua mất nước, tôi không được giết dê, nay vua về nước, tôi lại được làm nghề giết dê, tước lộc thế là đủ còn thưởng gì nữa".)

Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"

Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"

Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ."

Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.

Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng."

Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc.

Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại như thế.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy (xem Kinh Dịch) thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy."

Quan hệ với Trần Quang Khải
Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc."

Trần Quốc Tuấn thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn."

Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng." Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho."

Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu.
Quyền phong tước
Vì có công lao lớn trong cả 3 lần chống Nguyên nên vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.

Tài dụng binh
Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Trần Thánh Tông vờ bảo Trần Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài "Hịch tướng sĩ".

Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn chuyện Kỷ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao Tổ, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Ông dạy đạo trung như vậy.

Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông do công lao 2 lần lãnh đạo đất nước chống lại được họa Thát Đát (Mông Cổ). Dưới vó ngựa của Nguyên Mông, các nước Hồi giáo hiếu chiến ở Trung Á, các công tước của Moskva, Novogrod (nước Nga ngày nay) cũng không thể nào bảo vệ được nền độc lập của mình. Lãnh thổ của Nguyên Mông, theo chiều ngang, kéo dài từ Viễn Đông (gồm cả Triều Tiên) đến tận Moskva, Muhi (Hungary), Tehran, Damascus; chiều dọc từ Bắc Á xuống hết cả Ấn Độ, Miến Điện. Trong cơn lốc chinh phục của họ, chỉ có Thái Lan (Sukhothai) thoát khỏi họa diệt vong nhờ sách lược cầu hòa, Nhật Bản may mắn nhờ một trận bão biển làm thiệt hại bớt tàu của Mông Cổ, và Đại Việt nhờ khả năng lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương mà giữ được bờ cõi.

Ghi chú: Mông Cổ không xâm chiếm được Ấn Độ, họ chỉ tiến được đến biên giới miền bắc Ấn ngày nay và bị chặn lại. Họ cũng chỉ vào được miền bắc Myanma trong một thời gian ngắn rồi phải rút lui.
Ngoài Đại Việt đánh bại được đế chế Mông Cổ còn có Java (Indonesia), Ai Cập, Ấn Độ, tuy nhiên chiến công của Đại Việt là hiển hách nhất[cần chú thích].


Lấy dân làm gốc
Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng:

"Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?"
Hưng Đạo Vương trả lời:

"Ngày xưa Triệu Vũ[1] dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng ***ng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."
Khi sắp mất, ông dặn con rằng:

"Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục".
Trần Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, quân Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất lại là vì vậy.

Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

............
 
T

thuylona

3. ^.^!
Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.

Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!

Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây!

Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!

Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?
 
N

ngayngaydihoc12

thank chị lone nhìu nhaz.chị ui chi có bai thuyết minh về chức phán sự ở đền tản viên hông ạ, send em luôn i ha :)
 
T

thienthan74

Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.

Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!

Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây!

Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!

Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?
 
Last edited by a moderator:
M

moon_raito

Trong Ngữ Văn lớp 9 tập I có nói rõ về Nguyễn Du ^^

Còn :

+ Mẹ Nguyễn Du là nông dân vì thế từ nhỏ ông đã được tiếp xúc nhiều với đời sống của nhân dân đất nước

Những nỗi thống khổ của họ

+ Nguyễn Du đã 15 năm lưu lạc nơi đất Bắc cũng giống như Kiểu 15 năm lưu lạc nơi xứ người

=> Ông càng thấu hiểu rõ hơn về con người , cuộc sống của nhân dân

==> Thấy đc Nguyễn Du là 1 con người nhân đạo , giàu tình thương ...

+ Nguyễn Du bị bắt đi sứ đất Bắc . Lần thứ 2 lại đc mời đi sứ nhưng chưa kịp đi đã mất tại Huế !

+ Em nghĩ cần nêu tinh thần nhân đạo + tố cáo tội ác !

^^

@ chú ý viết bài có dấu nhá bạn !
 
T

thienthan74

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân./.
( sưu tầm/ Wikipedia :http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Du)
 
Last edited by a moderator:
T

thienthan74

thuyết minh về trần hưng đạo

rần Hưng Đạo là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông cũng là tác giả của bộ "Binh thư yếu lược" (hay "Binh gia diệu lý yếu lược") và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.

Thân thế:
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.
Ông có vốn tài quân sự, lại là tông thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước, được phong tước Hưng Đạo Vương.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ trên dưới 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
Các điển tích
Qua những câu chuyện dưới đây, có thể thấy ở ông một sự hy sinh quyền lợi cá nhân rất cao để phục vụ cho mục tiêu của cả dân tộc cho dù ông là người có tài thao lược và nắm nhiều quyền bính trong tay.

Thiếu thời
Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời".
Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Thái Tông Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
Năm 4,5 tuổi, Trần Hưng Đạo theo cha là Đức Khâm Minh Thái Vương (tức Trần Liễu) đi Ác châu, là nơi giam cầm trọng tội. Công chúa Thuỵ Ba thương anh cả vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là Thái Tông, xin nhận Trần Hưng Đạo làm con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói ghẻ lạnh của triều đình, Trần Hưng Đạo được công chúa Thuỵ Ba gửi tại chùa Phật Quang (làng Khúc Thuỷ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây) nhờ trụ trì chùa dạy dỗ cho tới năm lên 10.
Cướp ngôi hay không
Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăng trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi."[cần chú thích]
(Lấy từ tích cũ: Sở Chiêu Vương chạy loạn ra nước ngoài, có người làm thịt dê tên là Duyệt đi theo. Sau Chiêu Vương trở về nước, ban thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối và nói: "Nhà vua mất nước, tôi không được giết dê, nay vua về nước, tôi lại được làm nghề giết dê, tước lộc thế là đủ còn thưởng gì nữa".)
Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"
Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"
Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ."
http://www.vanmau.com/forum/showthread.php?t=4947
 
Last edited by a moderator:
T

thienthan74

[ Tiếp ]

Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.
Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng."
Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc.
Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại như thế.
Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy (xem Kinh Dịch) thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy."

Quan hệ với Trần Quang Khải
Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc."
Trần Quốc Tuấn thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn."
Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng." Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho."
Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu.
Quyền phong tước
Vì có công lao lớn trong cả 3 lần chống Nguyên nên vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.
Tài dụng binh
Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Trần Thánh Tông vờ bảo Trần Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài "Hịch tướng sĩ".
Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn chuyện Kỷ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao Tổ, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Ông dạy đạo trung như vậy.
Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông do công lao 2 lần lãnh đạo đất nước chống lại được họa Thát Đát (Mông Cổ). Dưới vó ngựa của Nguyên Mông, các nước Hồi giáo hiếu chiến ở Trung Á, các công tước của Moskva, Novogrod (nước Nga ngày nay) cũng không thể nào bảo vệ được nền độc lập của mình. Lãnh thổ của Nguyên Mông, theo chiều ngang, kéo dài từ Viễn Đông (gồm cả Triều Tiên) đến tận Moskva, Muhi (Hungary), Tehran, Damascus; chiều dọc từ Bắc Á xuống hết cả Ấn Độ, Miến Điện. Trong cơn lốc chinh phục của họ, chỉ có Thái Lan (Sukhothai) thoát khỏi họa diệt vong nhờ sách lược cầu hòa, Nhật Bản may mắn nhờ một trận bão biển làm thiệt hại bớt tàu của Mông Cổ, và Đại Việt nhờ khả năng lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương mà giữ được bờ cõi.
Ghi chú: Mông Cổ không xâm chiếm được Ấn Độ, họ chỉ tiến được đến biên giới miền bắc Ấn ngày nay và bị chặn lại. Họ cũng chỉ vào được miền bắc Myanma trong một thời gian ngắn rồi phải rút lui.
Ngoài Đại Việt đánh bại được đế chế Mông Cổ còn có Java (Indonesia), Ai Cập, Ấn Độ, tuy nhiên chiến công của Đại Việt là hiển hách nhất[cần chú thích].

Lấy dân làm gốc
Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng:

"Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?"
Hưng Đạo Vương trả lời:

"Ngày xưa Triệu Vũ[1] dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng ***ng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."
Khi sắp mất, ông dặn con rằng:

"Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục".
Trần Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, quân Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất lại là vì vậy.

Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Vua Trần Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ của Trần Quốc Tuấn, ví ông với Thượng phụ (Lã Vọng ngày xưa bên Trung Quốc).

Nhân dân sùng kính phong Thánh

Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của Ngài. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ).

http://www.vanmau.com/forum/showthread.php?t=4947
 
Last edited by a moderator:
M

moon_raito

Em nói thẳng !

Các chị sao cứ thick cop ở trên mạng thế ạ !

Qua box này box khác :|

Lặp bài còn chẳg biết

Giống từ dấu chấm dấu phẩy

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân./.

thienthan74 said:
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân./.

Và em cũng xin nói !

Nếu đã chép hay cop từ web nào thì nên đưa thêm link nữa chứ

thuyết minh về trần hưng đạo

rần Hưng Đạo (陳興道) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông cũng là tác giả của bộ "Binh thư yếu lược" (hay "Binh gia diệu lý yếu lược") ...

Mã hóa kiểu này dễ Wiki lắm ! :|

Công người ta post chỉ đề các chị các anh chép + cop vứt sang web kia mà ko 1 lời xin hay trích dẫn link j cả

Đừng nghĩ cái này ko quan trọng

Thế hiện đúng văn hóa con người đấy ạ !

 
T

thienthan74

Mã hóa kiểu này dễ Wiki lắm ! :|

Công người ta post chỉ đề các chị các anh chép + cop vứt sang web kia mà ko 1 lời xin hay trích dẫn link j cả

Đừng nghĩ cái này ko quan trọng

Thế hiện đúng văn hóa con người đấy ạ !
cho chị xin lỗi vì quá vội nên chị quên hok dẫn thêm link, chị tắc trách quá , hì hì rút kinh nghiệm sr em và mọi người nhé
 
Last edited by a moderator:
N

ngayngaydihoc12

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân./.
( sưu tầm/ Wikipedia :http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Du)
Thanks chi thiên thần nhìu ha,mà chị nez, em biết wed wikipedia.com lâu rùi chị à.Nếu lên đó copy thì em hổng có kên đây nhờ mọi người đâu ạ.Em mong ai có bài viết thực sự send giúp em cái.chứ wikipedia cái gì cũng có mà tư liệu tản mác và ko chính xác đâu.Mà em cũng thấy kỳ lạ, đa số bài thuyết minh trên forum mình, mấy mod hỏ member toàn lêhn wikipedia copy xuống ko >"<
 
N

ngayngaydihoc12

Anh chị nào có bài thuyết minh về chuyện chức phán sự đền tản viên send em cái he.Em cám ơn nhìu:)
 
T

thienthan74

Thanks chi thiên thần nhìu ha,mà chị nez, em biết wed wikipedia.com lâu rùi chị à.Nếu lên đó copy thì em hổng có kên đây nhờ mọi người đâu ạ.Em mong ai có bài viết thực sự send giúp em cái.chứ wikipedia cái gì cũng có mà tư liệu tản mác và ko chính xác đâu.Mà em cũng thấy kỳ lạ, đa số bài thuyết minh trên forum mình, mấy mod hỏ member toàn lêhn wikipedia copy xuống ko >"<
chị đã xin lỗi mọi người rùi mà em^^chị xin lỗi lần nữa, cơ bản vì chị lần này bí quá lậu văn hjk, lần đầu đó chứ, thấy sợ lắm gùi, lần sau em sẽ thấy một dân văn thứ thiệc, thanks em
 
A

auditi0n2230

hic hic cái bài văn trao duyên ma chị kia làm mình đã nhìn thay day` ở mấy 4r # . Toàn copy của nhau
 
Top Bottom