Văn 10 Thuyết minh phần của Bình Ngô đại cáo

Riana Arika

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2018
433
334
66
Thái Nguyên
Trường đại học quốc tế Nhật Bản - IUJ , Tokyo
Phần 3 : " Ta đây ... chưa thấy xưa nay" Quá trình cuộc kháng chiến.

a- Qúa trình cuộc kháng chiến :

Đường lối chiến lược, chiến thuật ở đây bao trùm từ đường lối cứu nước đến phép dùng binh đánh trận.

“ Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh

Ngẫm trước đến nay lẽ hươngphế đắn đo càng kĩ”

Suy nghiệm về lẽ hưng phế của các triều đại ở nước ta từ thế kỉ thứ X đến bây giờ để rút ra những kinh nghiệm : muốn chiến thắng kẻ thù phải biết dự vào toàn dân, nhân dân lao động. Đó chính là cái gốc để cho triều đại được bền vững lâu dài .

Cái đường lối chiến lược, chiến thuật đó được thể hiện khá cụ thể :

“ Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều”

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

b- Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến:

Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khă, thiếu nhân lực, thiếu người tài giỏi, thiếu lương thực, nhiều khi bị quân Minh Đánh cho tan tác.

“ Tuấn kiệt như sao buổi sớm

.........................................

Khi Khôi Huyện quân không một đội”

c- Giai đoạn sau của cuộc kháng chiến :

Tuy gặp khó khăn, thất bại lúc ban đầu nhưng nhờ có tinh thần quyết tâm chiến đấu, “ Gắng chí khắc phục giang nan”, được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tướng sĩ trên dưới một lòng, có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn nên nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng chiến thắngvang dội, không có sức mạnh nào có thể ngăn được sức tiến công vang dội như vũ bão của nghĩa quân:

“Đánh một trận, sạch không kinh ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông

Nỗi gió to quét sách lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”

Chỉ trong vòng mười ngày mà nghĩa binh đã làm nên những kì tích anh hùng chưa từng có:

“ Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thấtthế

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu

Ngày hăm nhăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong

Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẩn”.

Cái hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi còn thể hiện qua việc ông miêu tả sự thất bại thảm hại của quân Minh bằng cách dùng hình ảnh, từ ngữ sinh động, cụ thể đầy gợi tả như : “ Nghe hỏi mà thất vía”, “ Nín thở cầu thoát thân”, “ bêu đầu”, “ bỏ mạng”, “ Liễu Thăng cụt đầu”, “đại bại tử vong”. “ cùng kế tự vẩn”, “ lê gối vâng tờ tại tội”, “ trói tay để tự xin hàng” ....nhất là đã gọi vua nhà Thanh là “ thằng nhải con Tuyên Đức”. Chưa bao giờ cái hào khí dân tộc lại dâng cao như lúc này.

Trong phần này, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi lại được khắc sâu thêm một lần nữa. Ông đặt quyền lợi của nhân dân, đất nước lên trên hết nên đã tha chết cho kẻ thù khi chúng bị thất bại, còn cấp thuyền cấp ngựa cho chúng về nước:

“ Thần Vũ chẳng giết hạ, thể lòngtrời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền

Ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc

Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa

Về đến nước mà vẫn tim đập, chân run

Họ đã tham sống, sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.
 
Top Bottom