Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Phân môn | Nội dung | Bài tập |
Văn học | Ôn lại kiến thức các văn bản sau: - Nhớ rừng - Ông Đồ | 1. Văn bản: "Nhớ rừng" Câu 1: Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 2: Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn "lời con hổ ở vườn bách thú". Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ. 2. Văn bản "Ông Đồ" Câu 1: Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 2: Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào? Câu 3: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau : - Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu... - Lá vàng rơi trên giấy ; ngoài giời mưa bụi bay. Câu 4: Viết một đoạn văn (12 - 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ "Ông Đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên. |
Tiếng Việt | Ôn lại kiến thức bài sau: Câu nghi vấn | Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? Câu 2: 1. Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu: - Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế) c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương. (Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo) d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi: - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? - Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ… - Đùa chơi một tí. - Hừ … hừ … cái gì thế? - Con mụ Cốc kia kìa. Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi: - Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả? - Ừ. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) 2. Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: a) Mình đọc hay tôi đọc? (Nam Cao, Đôi mắt) b) Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà? (Ca dao) c) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Câu hỏi: - Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? - Có thể thay từ hay bằng từ hoặc vào các câu đó được không? Tại sao? Câu 3: Có thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối các câu sau được không? Vì sao? a) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng) b) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. (Nam Cao, Lão Hạc) c) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) d) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. (Vũ Tú Nam, Biển đẹp) Câu 4: Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu: a) Anh có khoẻ không? b) Anh đã khoẻ chưa? Xác định câu trả lời thích hợp đối với tùng câu. Đặt một số cặp câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có … không với câu nghi vấn theo mô hình đã … chưa. Câu 5: Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a) Bao giờ anh đi Hà Nội? b) Anh đi Hà Nội bao giờ? Câu 6: Cho biết hai câu nghi vấn sau đây đúng hay sai. Vì sao? a) Chiếc xe này bao nhiêu ki - lô - gam mà nặng thế? b) Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế? |
Tập làm văn | Tìm hiểu kiến thức văn thuyết minh danh lam thắng cảnh. *Gợi ý: 1. Nguồn gốc lịch sử hình thành, vị trí địa lí. 2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội. 3. Vai trò. 4. Hướng phát triển. | Đề: Thuyết minh về Ngũ Hành Sơn. |
Last edited by a moderator: