Địa [Địa 10] Thủy quyển, sóng, thủy triều, dòng biển.

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
I. Thủy quyển

1. Khái niệm
- Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác động của gió, nhiệt độ...) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.
- Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa
- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò điều hòa chế độ nước của sông.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
a) Địa thế

- Nơi nào có độ dốc lớn →→ nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.
- Nơi nào bằng phẳng →→ nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
⟹⟹ Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
b) Thực vật
- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
→→ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ.
c) Hồ, đầm
- Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên, nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa nước cạn, nước lại từ hồ, đầm chảy ra sông.
III. Một số sông lớn trên Trái Đất

1. Sông Nin
- Từ hồ Vic-to-ri-a, đổ ra Địa Trung Hải, chảy qua xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi, diện tích lưu vực 2.881.000 km2, dài 6.685 km, nguồn cung cấp nước chính là nước mưa, nước ngầm.
2. Sông A-ma-dôn
- Từ dãy An-đét đổ ra Đại Tây Dương, chảy qua xích đạo châu Mĩ, lưu vực 7.170.000 km2, dài 6.437 km, nguồn cung cấp chính là nước mưa, nước ngầm.
3. Sông I-ê-nit-xây
- Từ dãy Xai-an đổ ra Bắc Băng Dương chảy qua ôn đới lạnh châu Á, diện tích lưu vực 2.580.000 km2, dài 4.102 km, nguồn cung cấp nước chính là băng tuyết tan, mưa.
Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
I. Sóng biển

- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão...
- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800 km/h.
+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
+ Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp.
II. Thủy triều

- Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Đặc điểm:
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) ⟶⟶ thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch) ⟶⟶ thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).
III. Dòng biển

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Phân loại: dòng nóng, lạnh.
- Phân bố:
+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa, chuyển hướng, chảy về cực.
+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ Đông các đại dương chảy về xích đạo.
- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược chiều.
- Ở Bắc bán cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom