THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương

L

leejoon.lovely

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I.Mở bài:
-Giới thiệu về Trần Tế Xương, về bà Tú
-Giới thiệu bài thơ Thương vợ
-Chuyển ý
II.Thân bài:

  • Hai câu đề vừa giới thiệu vừa dựng lên bối cảnh làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông”
Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm:
+ Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng, năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, rã rời.
+ “Mom sông” chỉ phần đất ờ bờ sông nhô ra phía lòng sông dễ sụt té rất nguy hiểm.
-Câu 2 miêu tả cụ thể gánh nặng trên vai bà Tú:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Quanh năm vất vả ở nơi nguy hiểm như vậy là để nuôi cả nhà: “năm con”, “một chồng”, thêm bà Tú là 7 miệng ăn nhưng bà vẫn “nuôi đủ” thì quả là đảm đang, đáng khâm phục.
-Cách đếm “năm con với một chồng” cho thấy nhà thơ tự hạ mình ngang hàng với con nhưng cảm thấy chưa đủ, ông hạ mình hơn nữa cho mình đứng cuối hàng, tự nhận mình là kẻ ăn bám vợ, ăn ké con. Ta nhận ra nụ cười tự trào của Tú Xương vừa hóm hỉnh vừa ân tình. Tác giả biết ơn pha lẫn ăn năn. Đó là nét đẹp nhân cách của Tú Xương.

  • Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú:
“Lặn lội thân cò khi quãng nắng”
+ Mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú ( Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo nuôi chồng tiếng khác nỉ non), tác giả đã sáng tạo hơn khi dùng ba từ “Khi quãng nắngà vừa nói lên thời gian vừa gợi không gian heo hút, rơn ngợp, chứa đầy lo âu nguy hiểm. Cách đảo ngữ và từ “thân cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân, gợi nỗi đau thân phận.
+ Câu 4 làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Câu thơ gợi cảnh chen chúc , bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. “Eo sèo”: từ láy gợi âm thanh của buổi đò đông với những lời qua tiếng lại. “Buổi đò đông” ko chỉ có những lời phàn nàn, cáu gắt, chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc (trong ca dao, người mẹ từng dặn con: “Con ơi mẹ dặn câu này – Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua”).
2 câu thực đối nhau về từ ngữ: “Khi quãng nắng” >< “Buổi đò đông” nhưng lại nối tiếp nhau về ý làm nổi bật sự vất cả gian truân: dù hoàn cảnh nào, lúc vắng vẻ cũng như khi đông đúc bà Tú vẫn cần mẫn, bỏ qua tất cả: thân thế và sự nguy hiểm. Hai câu thơ nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho thấy thực tình Tú Xương: tấm lòng xót thương da diết.

  • Hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám phản công”
+ Duyên: sự kết hợp đẹp đẽ
+ Nợ: là gánh nặng phải nặng chịu
Vận dụng cách nói dân gian “một duyên hai nợ” để nói đến sự may rủi của đời người. Trong thơ Tú Xương, từ số đếm thành số nhân: duyên chỉ có một mà nợ nợ đến hai, nhà thơ xót xa trước cuộc đời bà Tú: niềm vui thì ít mà khổ đau, lo lắng thì nhiều, nhưng bà ko hề kêu ca “âu đành phận”.
+ Câu 6: “nắng mưa” chỉ sự vất vả, “năm mười” là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên thành ngữ chéo (Năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Đó là đức tính hi sinh truyền thống đáng quý của người phụ nữ VN.
-Hình ảnh ông Tú ko xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ, đó là tấm lòng yêu thương quí trọng, tri ân vợ. Cách nói “một duyên hai nợ” cho thấy Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời của bà Tú phải gánh chịu.

  • Hai câu thơ cuối Tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Trong XHPK “trọng nam khing nữ”, một nhà nho như Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận mình là “quan ăn lương vợ”, ko chỉ nhận thiếu sót mà còn nhận khiếm khuyết. Đó là một nhân cách đẹp.
+ Lời chửi mang ý nghĩa XH sâu sắc. Ông chửi “thói đời bạc bẽo”, vì thói đời là nguyên nhân sau xa khiến bà tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả nói lên thói đời bạc bẽo nói chung.
III.Kết luận: (Học GN).
-Thương vợ là bài thơ ngắn gọn, súc tích, có ngôn ngữ giản dị, giọng thơ ân tình, hóm hỉnh đã khắc họa chân dung bà Tú – người vợ tảo tần, đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh vì chồng con, mang vẻ đẹp truyền thống của người PNVN.
-Tác phẩm cũng bộc lộ sự cảm thông, trân trọng biết người vợ sâu sắc của nhà thơ Tú Xương.
-Đây là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp trữ tình trong thơ Tú Xương.


ai đọc xong bài văn thì nhấn "cảm ơn" nha !!!
thanks m.n !!!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom