Phép điệp là một trong những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ văn, mà đặc biệt là trong thơ. Nó được sử dụng phổ biến trong ca dao, phong trào thơ Mới giai đoạn 1932 - 1945, thơ ca cách mạng và thơ hiện đại. Không những thế, nó trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong sự cách tân về mặt sáng tác của phong trào thơ Mới so với thơ ca trung đại. Bởi lẽ, thơ ca trung đại do bị chịu ảnh hưởng bởi quan niệm "đúc chữ", những quy định về luật, niêm, đối, cho nên, nó rất hạn chế trong việc lặp lại cùng một từ, một cụm từ trong cùng một dòng thơ hay trong nhiều khổ thơ. Chính vì vậy "lặp" là một điều tối kị đối với thơ ca trung đại, cho nên, trong thơ ca trung đại chúng ta rất ít bắt gặp biện pháp tu từ nghệ thuật này. Nhưng đến phong trào Thơ Mới nó đã trở thành một biện pháp tư từ nghệ thuật quan trọng, được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều sáng tác của các nhà thơ Mới
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đường nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi...
(Xuân Diệu - Vội vàng)
Phép điệp có tác dụng rất lớn trong việc nhấn mạnh ý, mở rộng ý, tăng thêm lượng nghĩa, lượng cảm xúc cho bài thơ. Chính vì thế, việc sử dụng phép điệp góp phần rất lớn trong việc tạo nên tính nhạc trong thơ, làm cho bài thơ giàu cảm xúc. Hơn nữa, việc sử dụng phép điệp cùng với việc mở rộng biên độ thơ góp phần thể hiện những tình cảm phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp của đời sống con người. Đó cũng là một cách "phản ứng" của thơ mới trong việc đả kích thơ cũ gò bó tình cảm, cảm xúc con người trong những quy định nghiêm ngặt về niêm luật.
Một vài ví dụ:
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về...
(Tâm tư trong tù - Tố Hữu)
Chúc bạn làm bài tốt