Câu 2:
- Rạng sáng 1/9/1858, sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân ta anh dũng chống chả.
- Quân triều đình thất bại trước cuộc tấn công vào Gia Định của Pháp, thủ hiểm ở Đại đồn Chí Hòa, nhân dân địa phương tự nổi lên đánh giặc.
- Đêm 23 rạng sáng 24/2/1861, trước cuộc tấn công quy mô của Pháp, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Ngày 10/12 cùng năm, Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông.
- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Trương Định được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái đứng lên khởi nghĩa làm Pháp thất điên bát đảo.
- Năm 1864, Pháp dập tắt được khởi nghĩa Trương Định. Bộ phận còn lại của cuộc khởi nghĩa tỏa đi các nơi tiếp tục chống giặc.
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nổ ra chống Pháp ở Nam Kì, với các nhà lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liên,...
- Sáng 20/11/1873, Pháp tấn công Hà Nội, Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình chống trả nhưng thất bại. Thành mất, Nguyễn Tri Phương cũng bị bắt và tuyệt thực chết.
- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì vẫn tiếp tục anh dũng kháng chiến. Tổ chức Nghĩa hội được thành lập.
- Ngày 21/12/1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy thì bị Hoàng Tá Viêm và quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Tướng địch và nhiều sĩ quan chết tại trận. Quân dân ta càng phấn khởi, hăng hái chống giặc.
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874) bị dân chúng phản đối mạnh mẽ. Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu nhưng không đợi trả lời đã tấn công thành Hà Nội. Quân ta anh dũng chống trả nhưng đến trưa thì thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, dân ta tích cực phối hợp cùng quan quân đánh giặc, tự tay đốt nhà chặn giặc, tụ tập gươm giáo chỉnh tề ở Quảng Vân đánh giặc nhưng thất bại.
- Nhân dân sau đó tiếp tục kháng Pháp bằng nhiều cách khác nhau như: không bán lương thực cho địch, đào hào đắp lũy, lập đội dân dũng bất chấp lệnh giải tán của triều đình,...
- Ngày 19/5/1883, Pháp kéo ra Cầu Giấy thì bị Hoàng Tá Viêm và quân Cờ đen mai phục, giết chết tướng giặc và sĩ quan.
- Sau khi triều đình kí Hiệp ước Quý Mùi, quan lại triều đình ở địa phương phản đối lệnh bãi binh. Phái Chủ chiến do Tôn Thất Thuyết ở triều đình Huế mạnh tay hành động.