Câu 1: Trình bày diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ II ( 1882 )
Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.
Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đói khổ. Giặc cướp nổi lên ở khắp nơi, có lúc triều đình đã phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị cải cách, duy tân đều bị khước từ. Tình hình rối loạn cực độ.
Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm chiếm bằng được.
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến của Pháp, ngày 3 - 4 - 1882 quân Pháp, do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25 - 4 - 1882. Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
Không đợi trả lời. quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng.
Đến trưa, thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết.
Triều đình Huế vội vàng cầu cứu quân Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp ; đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi. Trong khi đó, quân Pháp nhanh chóng toả đi chiếm Hòn Gai,
Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Câu 2: Hãy đánh giá về thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh. . Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.
Câu 3: Em hiểu thế nào là ''Chiếu Cần Vương''
Cần vương mang nghĩa "giúp vua", nên chiếu cần vương nghĩa là giúp vua cứu nước.
Câu 4: Hãy so sánh sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Điểm khác là:
Nội dung so sánh | Phong trào Cần vương | Khởi nghĩa Yên Thế | Thời gian | Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam. | Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. | Mục đích đấu tranh | Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. | Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng. | Thành phần lãnh đạo | Văn thân, sĩ phu. | Nông dân. | Lực lượng tham gia | Văn thân, sĩ phu, nông dân. | Nông dân. | Địa bàn hoạt động | Các tỉnh Trung và Bắc Kì. | Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì. |
[TBODY]
[/TBODY] |
[TBODY]
[/TBODY]
Câu 5: Nói:'' Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất trong phong trào Cần Vương''. Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.