

'Áp thấp nhiệt đới' là một cụm từ xuất hiện rất nhiều nơi, đặc biệt là trong các chương trình dự báo thời tiết. Áp thấp nhiệt đới có nghĩa là khu vực khí xoáy có đường kính từ 200-300km, thường hình thành ở các vùng biển nhiệt đới, trong khoảng từ vĩ tuyến 5 đến chí tuyến. Nói cách khác, áp thấp nhiệt đới là khu vực gió xoáy cấp 6 đến cấp 7, có vận tốc dưới 63km/h.
Điều kiện hình thành nên áp thấp nhiệt đới là khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp giảm đi, hút gió từ nơi có khí áp cao hơn. Gió này chịu tác dụng của lực Cri-ô-lit (lực tác động tới hướng chuyển động của vật thể do Trái Đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành gió xoáy.
Ở bán cầu Bắc, gió từ phía ngoài thổi vào tâm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ nên gọi là 'xoáy nghịch nhiệt đới'. Còn ở bán cầu Nam thì ngược lại, gió từ phía ngoài thổi vào tâm theo chiều kim đồng hồ nên gọi là 'xoáy thuận nhiệt đới'. Một số khu áp thấp nhiệt đới trong quá trình hình thành có thể phát triên thành bão. Cũng có một số cơn bão khi di chuyển vào đất liền yếu đi và chuyển thành các khu áp thấp nhiệt đới. Về cơ bản, áp thấp nhiệt đới thường có hại nhiều hơn là có lợi, tác hại của áp thấp nhiệt đới chủ yếu là do gió giật mạnh ở gần tâm áp thấp kèm theo mưa lớn, có thể gây lũ lụt cho các nơi mà áp thấp đi qua.

Điều kiện hình thành nên áp thấp nhiệt đới là khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp giảm đi, hút gió từ nơi có khí áp cao hơn. Gió này chịu tác dụng của lực Cri-ô-lit (lực tác động tới hướng chuyển động của vật thể do Trái Đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành gió xoáy.
Ở bán cầu Bắc, gió từ phía ngoài thổi vào tâm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ nên gọi là 'xoáy nghịch nhiệt đới'. Còn ở bán cầu Nam thì ngược lại, gió từ phía ngoài thổi vào tâm theo chiều kim đồng hồ nên gọi là 'xoáy thuận nhiệt đới'. Một số khu áp thấp nhiệt đới trong quá trình hình thành có thể phát triên thành bão. Cũng có một số cơn bão khi di chuyển vào đất liền yếu đi và chuyển thành các khu áp thấp nhiệt đới. Về cơ bản, áp thấp nhiệt đới thường có hại nhiều hơn là có lợi, tác hại của áp thấp nhiệt đới chủ yếu là do gió giật mạnh ở gần tâm áp thấp kèm theo mưa lớn, có thể gây lũ lụt cho các nơi mà áp thấp đi qua.

Last edited: