thư UPU

L

lililovely

Hải Dương, ngày 26 tháng 11 năm 2013​
Thiện thân mến!
Đã lâu rồi, mình không viết thư cho bạn. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, của các dịch vụ bưu chính viễn thông đã làm xóa nhòa khoảng cách, làm cho mọi người gần nhau hơn. Gọi điện thoại hay online facebook bây giờ đã trở thành thói quen của mọi người, giúp mọi người cập nhật tin tức của nhau một cách nhanh nhất. Nhưng hôm nay, mình quyết định viết thư tay cho bạn, để tìm lại những cảm giác ngày xưa, khi nhận những bức thư trong hộc bàn, ngày bạn còn học với mình và để kể cho bạn nghe những điều mình mới học được trong cuộc sống.
Thiện à, ngày bạn còn học với mình, mỗi khi mình bị điểm kém hay buồn vì chuyện gia đình, bạn lại rủ mình sang nhà bạn chơi, rồi mở nhạc cho mình nghe. Mình vẫn nhớ như in những âm thanh mạnh mẽ trong "Guns and Roses", "One more night", "Payphone" đã len lỏi vào từng nơ-ron thần kinh trong não bộ của mình, cuốn phăng mọi muộn phiền, ưu tư của mình đi, để mình có thể cười giòn tan một cách vô tư lự với bạn. Rồi sau đó, bạn cho mình nghe những bản ballad ngọt ngào như "Safe and sound", "Love the way you lie" "As long as you love me - Justin Bieber" "You raise me up" làm mình tìm lại được bình yên cho tâm hồn, khiến mình thấy cuộc sống này thật tươi đẹp. Điều đó đã tiếp thêm cho mình năng lượng mới để tiếp tục cố gắng, tiếp tục hoàn thiện bản thân, để mình nỗ lực hơn trong cuộc sống.
Thiện thân, hôm nay, khi vào youtube để nghe lại những bản nhạc đấy, tình cờ mình thấy một clip về quảng cáo dầu gội Pantine ở Thái Lan làm mình rất trăn trở. Clip kể câu chuyện về một cô gái A nhà nghèo, mẹ mất sớm, cô bé ở với bố, bố cô bé phải đi đàn hát dạo để kiếm sống. Và điều bất hạnh hơn cả là cô bé lại bị câm. Cô bé có một niềm đam mê mãnh liệt với đàn violon nhưng luôn bị bàn bè chế giễu. Đặc biệt, ở lớp có một cô bé B nhà giàu luôn nghĩ ra đủ trò để trêu chọc, hành hạ cô. Nhưng cô bé A này luôn nỗ lực học, đặc biệt là đàn violon, và cô bé đàn rất hay. Rồi một ngày, một cuộc thi âm nhạc cổ điển sắp được tổ chức, cô bé A đăng kí. Cô bé B nhà giàu cũng đăng kí thi và khi biết chuyện, trước ngày thi đã cho người đến đập đàn violon và đánh đập bố của cô bé A khi ông đang biểu diễn dạo kiếm tiền làm cho cô bé A sẽ nản lòng và bỏ cuộc. Ngày thi, cô bé B dự thi cuối cùng, Sau khi cô bé B kết thúc phần dự thi piano với những tràng pháo tay không ngớt, những tưởng ngôi vị quán quân là đây thì cô bé A bỗng xuất hiện, với cây violon dán chằng chịt băng dính, dự thi với tất cả nỗ lực của mình. Khi cô bé A biểu diễn, cả khán phòng lặng như tờ. Người nghe cũng cảm nhận được những nỗ lực, những oan ức, những bất công của cô bé đã trải qua. Nhưng trên hết, vượt qua những điều đó, người nghe được đắm chìm vào một không gian khoáng đạt, rộng rãi của niềm tin, được hòa mình với mùi cỏ non ban mai, được thưởng thức ánh bình minh qua tiếng đàn của cô. Tiếng đàn của cô giúp mọi người thấy tin tưởng vào cuộc sống, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi nghe tiếng đàn của cô bé A, mình cũng như có thêm một luồng sinh khí mới, tâm hồn như tươi mới hơn, yêu đời hơn. Và cô bé đã nhận được giải nhất.
Thiện à, ngày hôm đó, mình đã nhận ra âm nhạc có sức mạnh như thế nào. Âm nhạc như một món ăn, một liều thuốc tinh thần giúp con người vững vàng hơn cuộc sống. Âm nhạc có sức lay động long` người, giúp con người hướng thiện. Thật sự, mình rất cảm ơn bạn vì đã truyền đam mê âm nhạc cho mình từ ngày nhỏ, để hôm nay mình có thể nhận ra được bao điều tốt đẹp trong cuộc sống nhờ âm nhạc.
Trời cũng đã muộn rồi, mình xin dừng bút tại đây. Chúc Thiện học tập tốt, mình cũng xin hứa sẽ học thật tốt ghi ta để sau này có thể đàn những giai điệu truyền cảm hứng cho mọi người như những gì đã hứa với Thiện ngày xưa.
Mong sớm nhận được hồi âm của Thiện
Bạn của Thiện
N.K.Đ
 
H

hocgioi2013

Hà Nội,ngày 23 tháng 12 năm 2013 Anh Eminem thân mến! Sau đây em sẽ cho anh biết âm nhạc có thể làm lay đông đời sống con người như thế nào.Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý… Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. >- Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Vĩ dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta,… Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá “vô tư”. Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa… của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người. Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng, Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy cày, tát nước,… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người. Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết
nguồn sưu tầm
 
Top Bottom