Kỹ năng Thủ thuật sơ cứu Heimlich khi bị hóc dị vật

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thủ thuật sơ cứu Heimlich (đẩy bụng) là thủ thuật dùng để cấp cứu khi dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở chỉ trong vài giây. Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh và đột ngột vào hai buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp, đẩy dị vật ra ngoài. Ban đầu nghẹt thở thường khiến ta bất ngờ và nếu được xử lý kịp thời bằng kiến thức học được có thể cứu sống được một ai đó. Hãy đọc phương pháp sơ cứu Heimlich theo các bước đơn giản sau:

mac-nghen-1.jpg


1. Xác định nạn nhân có phải bị nghẹt thở hay không
Nạn nhân bị ngạt thở thường đặt hai tay của họ lên cổ và khuôn mặt thể hiện sự hoảng sợ và tuyệt vọng. Họ sẽ cảm thấy khó thở hoặc không có khả năng nói chuyện như thể đang bị tắc hoàn toàn đường dẫn khí (không khí không vào được trong phổi). Điều này có nghĩa rằng nạn nhân không thể trả lời khi bạn hỏi họ có ổn hay cần giúp đỡ không, mà họ chỉ có thể gật đầu. Nguyên nhân mắc nghẹn có thể do thức ăn, tổn thương do những vết thương bị sưng tấy hay phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến khi bị nghẹt thở hoàn toàn ở đường dẫn khí:

  • Không thở được hay thở một cách khó khăn
  • Không thể nói chuyện được hoặc nói không rõ ràng
  • Thở ồn ào
  • Không ho mạnh được
  • Móng tay và môi chuyển sang màu xanh hoặc nâu sẫm, khuôn mặt xám tái lại do thiếu oxy
  • Nắm chặt cổ họng bằng cả hai tay (dấu hiệu thường thấy khi bị nghẹt thở)
  • Không tỉnh táo
mac-nghen-2.jpg


2. Ngay lập tức trấn an nạn nhân rằng đã có bạn giúp đỡ
Bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp sau khi đã cố gắng giúp nạn nhân. Nếu có nhiều người ở xung quanh, hãy nhờ họ giúp đỡ hỗ trợ nạn nhân.

mac-nghen-3.jpg


3. Giữ nạn nhân ở tư thế đứng
Bạn cũng có thể thực hiện phương pháp này ở tư thế ngồi nếu nạn nhân quá nặng hoặc đang ở một không gian hẹp như trên máy bay. Hãy chắc chắn đủ khoảng rộng để thực hiện các vận động của phương pháp này.

mac-nghen-4.jpg


4. Không thổi trước khi thực hiện phương pháp Heimlich
Mặc dù được khuyến cáo nhiều ở một số lớp học sơ cứu nhưng nó vẫn thường là nguyên nhân khiến cho dị vật trôi xuống khí quản.

mac-nghen-5.jpg


5. Đứng phía sau nạn nhân
Nếu nạn nhân ngất xỉu hoặc không tỉnh táo, hãy đứng dạng hai chân tạo thành hình "ghế ba chân" giúp bạn thực hiện nhịp nhàng và ổn định để dị vật nhanh chóng rơi ra ngoài.

  • Đứng ra sau nạn nhân. Vòng tay qua bụng nạn nhân (dạ dày).
  • Lấy tay trái nắm chặt lấy cổ tay phải. Đặt ngón tay cái ở vị trí dạ dày của nạn nhân.
  • Đặt tay bên trái lên ngay trên vị trí rốn và dưới xương ức của nạn nhân.
  • Dùng tay trái nắm chặt lấy cổ tay phải. Tránh để ngón tay cái chọc thẳng vào cơ thể nạn nhân, gây thương tích cho nạn nhân.
mac-nghen-6.jpg


6. Thực hiện phương pháp Heimlich, có tên gọi khác là đẩy bụng
  • Dùng sức kéo mạnh nạn nhân từ phía dưới lên trên, ép mạnh tay vào bụng nạn nhân rồi thực hiện đẩy nhanh chóng. Thực hiện chuyển động cơ thể hình chữ "J" - sau đó lại kéo lên.
  • Thực hiện các cú đẩy nhanh và mạnh như thể bạn đang cố nâng nạn nhân lên cao ở tư thế này.
  • Thực hiện động tác đẩy bụng liên tục. Lặp lại cho đến khi nào dị vật rơi ra. Nạn nhân sẽ ho khi dị vật bị tắc ở đường dẫn khí ra nếu vận động này thành công.
  • Hãy sử dụng ít sức hơn nếu nạn nhân là trẻ em.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy ngừng ngay phương pháp đẩy bụng này. Chú ý rằng điều này có thể xảy ra khi dị vật không thể ra được.
mac-nghen-7.jpg


7. Kiểm tra lại nếu nạn nhân thở bình thường
Ngay khi dị vật ra khỏi đường dẫn khí, mọi người có thể thở bình thường trở lại. Nếu chưa thở bình thường thì tiếp tục thực hiện động tác đẩy bụng.

mac-nghen-8.jpg


8. Gọi hỗ trợ ngay lập tức nếu bạn không thể giúp dị vật ra khỏi cổ họng nạn nhân
Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy ngừng đẩy bụng:
- Gọi ngay dịch vụ khẩn cấp. Yêu cầu được hỗ trợ ngay lập tức. Nhiều người sẽ làm việc này để tiết kiệm thời gian.
- Tìm cách thông đường thở của nạn nhân (kiểm tra miệng và nhìn thật kỹ xem có thể đánh bật dị vật ra ngoài không) và hô hấp nhân tạo (CPR).
- Liên tục quan sát nạn nhân. Vì sự sống của họ bị đe dọa và có thể ngừng thở bất cứ lúc nào. Tiếp tục tiến hành hô hấp nhân tạo để kéo dài sự sống cho họ.

Đối với trẻ em thì khác nha:
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.
- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Có 2 loại thủ thuật can thiệp
Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
+ Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.

hwkb17-028-1374287955_500x0.jpg


+ Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.


vo-lung-an-nguc-1374286653_500x0.jpg

.
+ Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich
- Trường hợp trẻ còn tỉnh
Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

en148258-1374287955_500x0.jpg


- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh
Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
( Sưu tầm)
 
Last edited:
Top Bottom