Sự kiện Thử thách cuối tuần - số 17

Phạm Ngọc Thảo Vân

Cựu Phụ trách BP Cộng Đồng
Thành viên
TMod xuất sắc nhất 2017
17 Tháng ba 2017
3,529
10,494
1,054
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào cả nhà :Tonton1
Chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ cùng Diễn đàn HOCMAI :Tonton2
Trải qua 16 số, Thử thách cuối tuần số 17 này sẽ tiếp tục chặng đường tìm ra những thành viên xuất sắc giải mã được 2 câu hỏi thú vị.:Tonton8 Kết quả của thử thách số 16 sẽ được công bố vào tối thứ 3 các bạn nhé:MIM31
:MIM1 Sau đây là một ít thông tin về giải thưởng:
Mỗi tuần sẽ có 7 phần thưởng, mỗi phần thưởng là 500 HMCoin dành cho 7 bạn tham gia, cụ thể:
- 02 bạn có câu trả lời chính xác và nhanh nhất (1 bạn giải đề THCS, 1 bạn giải đề THPT)
- 02 bạn có câu trả lời ấn tượng nhất (1 bạn giải đề THCS, 1 bạn giải đề THPT)
- 03 bạn có câu trả lời chính xác được chọn ngẫu nhiên trong danh sách tham gia chinh phục thử thách.

Thông tin chi tiết về "Thử thách cuối tuần" các bạn xem TẠI ĐÂY

:Tonton24Lưu ý:
- Mỗi đề bài sẽ gồm 1 câu dành cho các bạn THCS và 1 câu dành cho các bạn THPT. Các bạn có thể chọn 1 hoặc làm cả 2 câu.
- Các bạn có thời gian từ lúc công bố đề bài đến 20h30 thứ 5 của tuần kế tiếp để chinh phục thử thách.
- Mỗi thành viên chỉ được trả lời 01 lần cho đề bài THCS hoặc THPT hoặc cả 2 câu THCS & THPT. Bài trả lời hợp lệ là bài trả lời không chỉnh sửa và là duy nhất.
:MIM17
Hôm nay chúng ta sẽ đến với thử thách môn Hóa học:
:MIM20Đề THCS:

Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng đầy một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, SO2, C2H4. Các ống nghiệm được úp trên các chậu nước cất và được kết quả ban đầu như hình vẽ:
upload_2018-8-11_18-28-37.png
a, Xác định các khí trong từng ống nghiệm. Giải thích?
b, Mực nước ở 2 ống nghiệm A và B sẽ thay đổi như thế nào khi thay nước cất bằng dung dịch brom.
Viết các PTHH nếu có.

:MIM24Đề THPT:
Một hôm nghịch trong phòng thí nghiệm, An vô tình trộn lẫn bột các kim loại sau lại với nhau: nhôm, magie, sắt và đồng. Hãy trình bày cách giúp An tách riêng các kim loại trên mà không làm thay đổi khối lượng của từng kim loại.

:MIM25Chúc các bạn vượt qua thử thách thật tốt nha!
 

nguyenhien1633

Học sinh
Thành viên
26 Tháng bảy 2018
94
58
46
21
Hà Nội
THPT LQD
THCS
a) Ống nghiệm A là khí C2H4 vì C2H4 khoing tác dụng được với nước
Ống nghiệm B là khí SO2 vì SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ là axit yếu và không bền nên bị phân hủy thành SO2 và H2O
Còn lại là khí HCl là ống nghiệm 3
b) - Nếu thay nước cất ở ống nghiệm A và B bằng dung dịch brom thì ta thấy mực nước ở ống nghiệm A dâng lên còn ống nghiệm B vẫn giữ nguyên
- Phương trình hóa học
C2H4 + Br2 -> C2H4Br2
SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4
 

Cool Kid

Học sinh
Thành viên
1 Tháng bảy 2018
35
40
21
21
Hải Dương
THPT Hưng Đạo
b,Khi thai đổi nước cất thành brôm thì ống nghiệm A sẽ thu được chất Br-CH2-CH2-Br.Ống nghiệm B sẽ không có qhan ứng
 

Sở Huyền Anh

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười hai 2017
432
283
89
21
Nghệ An
THPT Tân Kỳ 1
a) Ống nghiệm A là khí C2H4 vì C2H4 không tác dụng với H2O
Ống nghiệm B là khí SO2 vì SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch H2SO3 là axit yếu, các liên kết không bền vững nên bị phân hủy thành SO2,H2O
Cuối cùng ống nghiệm 3 là khí HCl
b) - Nếu đổi nước cất ở ống nghiệm A và B bằng dung dịch brom thì ta thấy mực nước ở ống nghiệm A dâng lên còn ống nghiệm B vẫn giữ nguyên
- Các phương trình hóa học
CH2+ Br2 => C2H4Br2
SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4
 

Phạm Ngọc Thảo Vân

Cựu Phụ trách BP Cộng Đồng
Thành viên
TMod xuất sắc nhất 2017
17 Tháng ba 2017
3,529
10,494
1,054
23
Thông báo kết quả của Thử thách cuối tuần số 17:
* Đáp án:
Đề THCS:

a) Khí trong ống nghiệm A là C2H4, vì C2H4 không tan trong nước nên khí trong ống nghiệm đẩy hết nước ra ngoài ống nghiệm.
Khí trong ống nghiệm B là SO2, SO2 tan ít trong nước nên một phần nhỏ lượng khí tan trong nước tạo thành dung dịch, vì vậy trong ống nghiệm xuất hiện một lượng nước nhưng mực nước không cao.
Khí trong ống nghiệm C là HCl, HCl tan tốt trong nước nên hầu như nước có thể dễ dàng tràn vào ống nghiệm, vì vậy mực nước trong ống nghiệm rất cao.
b) Nếu thay nước cất bằng dung dịch brom
Mực nước trong ống nghiệm A và B đều tăng lên đáng kể, vì C2H4 và SO2 đều tan rất tốt trong dung dịch brom.
C2H4 + Br2 ---> C2H4Br2
SO2 + Br2 + 2H2O ---> H2SO4 + 2HBr
Đề THPT:
Đưa nam châm lại gần hỗn hợp, bột sắt sẽ tự nhiên bị hút lên hết.
Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH lấy dư, lượng nhôm sẽ tan hết. Đồng thời có khí H2 thoát ra.
2Al + 2H2O + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + 3H2
Lọc phần hỗn hợp còn lại, sục khí CO2 dư vào dung dịch, để thu lại kết tủa Al(OH)3
CO2 + 2H2O + NaAlO2 ---> NaHCO3 + Al(OH)3
Lọc kết tủa, đem nung trong không khí để thu được Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 để thu Al nguyên chất.
Còn hỗn hợp gồm Mg và Cu, cho vào dung dịch HCl lấy dư, phần không tan là Cu lấy ra.
Mg + 2HCl ---> MgCl2 + H2
Cô cạn muối rồi đem điện phân nóng chảy để thu được Mg nguyên chất.
* Phần thưởng:
Mỗi phần thưởng là 500 HMCoin dành cho 7 bạn tham gia, cụ thể:
- 02 bạn có câu trả lời chính xác và nhanh nhất (1 bạn giải đề THCS, 1 bạn giải đề THPT):
Đề THCS: @nguyenhien1633
Đề THPT: không có

- 02 bạn có câu trả lời ấn tượng nhất (1 bạn giải đề THCS, 1 bạn giải đề THPT):
Đề THCS: @Cool Kid
Đề THPT: không có

- 03 bạn có câu trả lời chính xác được chọn ngẫu nhiên trong danh sách tham gia chinh phục thử thách: @Nguyễn Thành Nghĩa @Sở Huyền Anh
Cảm ơn các bạn đã tham gia!
----------------------------------------------------------------------------------

@Lê Thanh Quang giúp em với ạ!

Đã xong em nhé!
Lê Thanh Quang
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom