Thử sức cùng đề thi thử này nha

M

minhthuy1707

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ trong (Oxyz) cho 2 đường thẳng
d1:
[tex]\frac{x + 7}{\3}[/tex] = [tex]\frac{y-5}{\ -1}[/tex] = [tex]\frac{z-9}{\4}[/tex]
d2:
[tex]\frac{x}{\3}[/tex] = [tex]\frac{y+4}{\ -1}[/tex] =[tex]\frac{z+18}{\4}[/tex]
lập phương trình mặt cầu có tâm thuộc đường thẳng
d:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} x = 3+2t \\ y=-3-t \\ z=1-t \end{array} \right.[/tex]tiếp xúc với d1 và d2

2) trong (Oxy) cho tam giác ABC với đường cao kẻ từ đỉnh B và đường phân giác trong của góc A lần lượt có phương trình là : 3x+4y+10=0 và x-y+1=. Điểm M(0;2) thược đường thẳng AB đồng thới cách C 1 khoảng bằng căn 2
Tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC


Các bạn giải gấp dùm mình nha!!! Thanks





 
C

chomottinhyeu

I thuoc d nên I có tọa độ I(3+2t:-3-t:1-t).Lại có d(I:d1)=(đI:d2) .bạn tính kc đó bằng cách d(i:d1)=độ dài đại số của tích co huong giữa 2vetto IM vàUd1 sau đó chia cho độ dài đại số của Ud1.Với M là điểm bất kì trên d Mcos toạ độ càng đơn giản càng tốt(
 
Last edited by a moderator:
T

thanhgenin

I thuoc d nên I có tọa độ I(3+2t:-3-t:1-t).Lại có d(I:d1)=(đI:d2) .bạn tính kc đó bằng cách d(i:d1)=độ dài đại số của tích co huong giữa 2vetto IM vàUd1 sau đó chia cho độ dài đại số của Ud1.Với M là điểm bất kì trên d Mcos toạ độ càng đơn giản càng tốt(

Bài này cần có thêm đk thỏa mãn tiếp xúc là d(I; d1) và d(I;d2) bằng R với R là bán kính mặt cầu
 
T

thehung08064

bài 1 thì không thành vấn đề rồi.mình làm bài 2:
đầu tiên gọi d1 là đường cao góc B,d2 làđường phân giác góc A.
Tìm điểm A: Ta viết pt đường thẳng d3 đi qua M và vuông góc với d2 (nhận vtcp của d2 làm vtpt).ta tính được d2 giao với d3 tại E.=> E là trung điểm của M và M' (M' thuộc AC và thuộc d3)=>tọa độ M'.sau đó ta tiếp tục viết pt dt AC là đường thẳng đi qua M' và vuông góc với d1 (nhận vtcp của d1 làm vtpt) => pt dt AC. dt AC giao với d2 tại A => tọa độ điểm A.
Tiếp theo ta tìm tọa độ điểm C: Ta viết pt đường thẳng AC theo pt tham số, C thuộc AC => tọa độ điểm C theo 1 ẩn t,dùng khoảng cách từ MC=căn 2 => ta tìm được 2 điểm C=>chọn C sao cho thỏa mãn A và C nằm về 2 phía của d1=> C cần tìm.
Còn điểm B ta tìm bằng cách này: viết pt dt AM (cái này có 2 điểm là viết được rồi) , AM giao d1 tại B => tọa độ B.
Có tọa độ 3 điểm A,B,C rồi ta viết pt đường trung trực của AC và AB (hoăc BC ) , giao của 2 đường đó là điểm cần tìm.(điểm đó chính là tâm đường tròn ngoại tiếp ABC) vì giao của 2 đường trung trực là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.xong.
 
Last edited by a moderator:
T

thanhgenin

2) trong (Oxy) cho tam giác ABC với đường cao kẻ từ đỉnh B và đường phân giác trong của góc A lần lượt có phương trình là : 3x+4y+10=0 và x-y+1=. Điểm M(0;2) thược đường thẳng AB đồng thới cách C 1 khoảng bằng căn 2
Tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Bài này hướng làm là:
Tìm M' đối xứng với M qua đường phân giác.
Viết pt đường thẳng AC \Rightarrow Biểu diễn tọa độ của C theo một ẩn.
Sd dữ kiện khoảng cách sẽ tìm C
A là giao của đường thẳng AC và đường phân giác kẻ từ A
Tìm điểm đói xứng với C qua đường phân giác thì điểm đó thuộc AB
\Rightarrow Viết được pt AB \Rightarrow B là giao của AB và đường cao xuất phát từ B
Tìm ra 3 điểm A, B, C rồi đó bạn. Vì cái này là trong Oxy nên việc còn lại đơn giản hơn trong không gian
 
0

0vietsang0

Bài này cần có thêm đk thỏa mãn tiếp xúc là d(I; d1) và d(I;d2) bằng R với R là bán kính mặt cầu
bạn ấy ơi mình chưa hiểu chỗ này ... tại sao phải có thêm đk d1=d2=R??
R đã có đâu nếu d1=d2 thì lấy đó làm R chứ đâu phải đặt đk. mình sai chỗ nào thì chỉ mình với náh.
 
T

thanhgenin

bạn ấy ơi mình chưa hiểu chỗ này ... tại sao phải có thêm đk d1=d2=R??
R đã có đâu nếu d1=d2 thì lấy đó làm R chứ đâu phải đặt đk. mình sai chỗ nào thì chỉ mình với náh.

Uhm, mình nhầm. Tại lúc đó đang làm dở 1 bài về mặt cầu nên nhìn gà hóa con lạc đà... Hì , sr mọi người nha!
 
0

0vietsang0

có cái này hơi ngoài chút, mà kệ giúp mình ha! tâm đường tròn ngoại tiếp là giao của 3 đường cao, thế tâm đường tròn nội tiếp có gì đặc biệt ???
 
N

nguoimaytinh

có cái này hơi ngoài chút, mà kệ giúp mình ha! tâm đường tròn ngoại tiếp là giao của 3 đường cao, thế tâm đường tròn nội tiếp có gì đặc biệt ???

Nhầm nghe bạn. Tâm đường tròn nội tiếp của một tam giác là giao điểm ba đường phân giác trong của tam giác.
Tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác là giao điểm ba đường TRUNG TRỰC của ba cạnh tam giác.
 
Top Bottom