- 1 Tháng ba 2017
- 3,368
- 2,140
- 524
- Hà Nam
- THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
THƯ CHO EM
Vũ Đình Hoàng
Em thân mến, từng trang tài liệu em đang học này được biên soạn, viết bởi một người không chuyên, từng làm nhiều nghề khác nhau từ - nhỏ bắt cua, bắt tép, bán nước dạo, bán kẹo cao su, bán bóng bay, bán táo, bán kem mút, đồng nát – thu mua phế liệu, anh giáo dạy học, một dược sĩ... Không phải nhà viết sách chuyên nghiệp, không phải một giáo sư hay tiến sĩ vật lý.Dùđã cố gắng nhiều lắm nhưng không thể tránh khỏi hạn chế, biết nó còn lộn xộn, nhiều lỗi lắm, nhưng không làm gì được. Để có được nó thời gian được tính bằng năm tháng. Đặc biệt khi bản update lần cuối này kéo dài vài tháng trong nhiều đêm. Nó ngốn thời gian ghê lắm. Mọi khó khăn, thắc mắc, hỏi bài vui lòng liên lạc với tác giả qua diễn đàn hoặcmail vuhoangbg@gmail.com. Không hỏi bài qua điện thoại, không đùa cợt ác ý.
Em có ước mơ vào đại học, em muốn trở thành doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ... Em không có tiền học thêm, đi lò luyện thì tài liệu đặc biệt hữu ích cho em, Chưa kể hàng chục hàng trăm ngàn lượt download từ nhiều nguồn khác nhau. Các thầy cô trên lò luyện vẫn sử dụng làm tư liệu giảng dạy. Hãy cố gắng lên em nhé. Vì ai ai cũng trải qua gian khó. Thầy cũng nhận được những tin nhắn, e-mail... chia sẻ trong nước mắt, những dòng tâm sự của các bạn sinh viên, đôi khi cả những thầy cô giáo. Biết nói gì đây... Gắng lên em.
Đất nước mình còn nghèo quá, nhân dân mình còn nghèo, lương của công nhân, bố mẹ, thầy cô còn thấp, đôi khi hẻm có việc làm". Chờ mấy đứa lớn lên thay đổi được gì không? Chiến tranh lùi xa, các nước vươn mình đứng dậy giàu có hơn Việt Nam cả chục lần. Làm sao xây dựng đất nước em ơi. Hãy vượt lên tất cả khó khăn phía trước để đạt được ước mơ của mình, hãy học hành nghiên cứu thật giỏi để dựng xây đất nước, giàu có hiện đại như Nhật, Mỹ, Hàn, để công nhân mình có việc làm, để các mẹ các chị các em khỏi phải làm osin xứ người, xứ Đài Loan, Hàn Quốc đâu đó xa nhà đôi khi bị người ta đánh đập. Nghèo khó thua thiệt đủ thứ. Cứ nhìn các giải đấu thể thao sẽ thấy. Trọng tài thiên vị nước mạnh ghê lắm, Indo nó đốn hạ các em mình thảm thương. Họ coi khinh nước nghèo, nghèo sẽ bị người đời khinh rẻ. Nghèo đói sinh đạo tặc. Bần cùng quá phải trộm cướp lấy ăn, vì lúc đói máu có lên não đâu, đấu tranh giữ sinh tử và lương tâm cũng dễ hiểu mà. Mọi thứ bắt đầu từ sự học. Chỉ có học tập, lao động, sản xuất cật lực.. Thời gian đầu sẽ khó khăn vất vả, nhiều khi thất bại, nhưng sẽ có sự đổi thay về sau, 2 năm, 5 năm, 10 năm sẽ khác. Nước mình sẽ có nền công nông nghiệp sản xuất giàu mạnh, nông sản xuất khẩu khắp nơi, nhà máy thứ gì cũng có do Việt Nam sản xuất, không phải mua những thứ độc hại từ nước lân bang. Mọi thứ đang bắt đầu thật rồi, hãy chăm học, chăm đọc, ngoại ngữ tin học là những môn vệ tinh cần thiết, Toán- lý- hóa đủ điểm vào là được rồi, kiến thức chuyên ngành phải giỏi, cộng thêm kỹ năng mềm và kiến thức văn hóa xã hội, hát hay múa giỏi, đàn ca sáo nhị, cầu lông, tenis cái gì cũng biết, lúc ấy giao lưu, làm ăn với bạn bè quốc tế, tự tin hết thảy. Khi viết bài này thày cũng đang học ngoại ngữ vì muốn làm ăn, muốn giỏi thì phải học, trước không chịu học thì giờ phải học, không học mình tụt hậu, mình mù chữ, mất bao nhiêu cơ hội. Cũng một phần do phải mần ăn kiếm sống, chưa có để tâm vào việc học, giờ có điều kiện phải học trở lại, tuy muộn còn hơn không. Mình phải thay đổi, phải làm mới mình, phải làm cho mình thành con người có giá trị, không sống vật vờ qua ngày đoạn tháng được nữa, cứ phải ăn sống thế cho tốn cơm gạo. Học ngoại ngữ, tin học cho giỏi, thể dục thể thao cho người khỏe mạnh, thanh tú, ngời ngời. Thầy tiếc cái tuổi để cải thiện vóc dáng rồi, ngày trước đói ăn giờ còi cọc, gầy nhom, thấy tiếc, lẽ ra mình đẹp trai cao lớn có thể đi làm diễn viên, ca sĩ bây giờ có nhiều fan hâm mộ sướng muốn chét. Thầy sẽ kể về con đường đi học đại học của mình. Em sẽ thấy hết cô đơn buồn tủi, cho mình động lực, cắn môi, nắm chặt tay tự hỏi lại mình đã quyết tâm chưa, mấy cái giấy khen học sinh giỏi, tiến tiến không có ý nghĩa gì khi trượt đại học, thủ khoa không có ý nghĩa gì sau khi ra trường mà không làm được việc, ráng lên.Yêu các bạn học giỏi, làm giỏi, làm nhiều, thầy sẽ đi một lối rẽ riêng. Chào tạm biệt các bạn ở đây thôi.
"Tuổi thơ ...nó sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó đông con, bất hạnh. Bố nó nghiện rượu bỏ vợ con khi thằng bé chưa tròn 3 tuổi. Trôi dạt theo mẹ mà lớn. Những năm tháng tuổi thơ mò cua bắt ốc, làm đủ thứ nghề từ bán kem, đồng nát - ve chai, lông ngan lông vịt, buôn táo, buôn mía...làm đủ thứ vậy mà chẳng đủ ăn. Cái nghèo, cái đói cứ vây lấy quanh năm suốt tháng. Nó đói lắm, ăn cả khoai lang người ta chỉ để nấu cho lợn sao vẫn ngon lành đến thế. Khi đói thì người ta ước mơ thế này em ạh. Ước mong sao có một bữa cơm thật no, được ăn cho thỏa thích chỉ cơm trắng thôi cũng ngon rồi. Những bữa cơm độn ngô, khoai, sắn mùi ngái đến tận cổ. Bao buổi đến trường đi trong cái đói. Có lần mang ngô rang vào túi ăn đỡ đói, vì vội quá mà ngô bỏng thủng túi rơi khắp lớp, được trận cười chê xấu hổ nhớ đời. Nhà thì không có những năm tháng tuổi thơ, ăn nhờ ở đợ nhà cậu mợ buồn tủi vì sự khinh miệt đối xử. Miếng ăn chẳng có, thèm một miếng xơ mít mà mấy đứa hẻm cho. Nhớ những ngày mưa nó thường ra ngôi nhà hoang bộ đội đóng quân bỏ lại ngóng mẹ về chợ, không bán được cua ốc mẹ về muộn lại bị đói. Có lẽ vì thế mà nó còi bé nhất lớp. Biệt danh " Hoàng còi" có từ ngày đó...đến nay mấy đứa bạn phổ thông vẫn còn gọi như thế.
Thế rồi cũng có bãi đất để làm nhà. Gọi là nhà - chứ nhà là bốn bức vách, cắm tre chát rơm trộn với đất chắc nó giống túp lều. Sau version chát vách thì tường nhà được xây bằng những viên cay đất đóng khuôn - chỉ có đất trộn nước vào khuôn phơi nắng. Mỗi mùa mưa bão về là nhà sập. Bão cứ về là nỗi kinh hãi. Trời cứ mưa là trong nhà dột, nước ngập hết cả, bức vách bằng đất chát vách tre mục nhão ra, cơn gió đến với lực đủ mạnh là ập xuống. Đã có lần mưa bão về trong đêm viên cay đất rơi vào bụng nhưng may chưa chết được để hôm nay vẫn ngồi đây gõ những con chữ này. Các anh chị đều học giỏi nhưng lần lượt rời ghế nhà trường từ bé để kiếm sống mưu sinh. Khó khăn chồng chất nỗi khó khăn, nghèo đói sinh bệnh tật. Nhìn mẹ gày gò ốm yếu, lao lực, mẹ ho từng cơn trông thật thảm. Gia cảnh giống như những gia đình trong chương trình "lục lạc vàng" trên ti vi mỗi tối chủ nhật bây giờ.
Đi học giấy bút, sách vở chẳng có, một quyển vở viết chung xuôi ngược. Cô kiểm tra rồi mắng "sao viết thế này’’. Xấu hổ, sợ sệt, ngậm ngùi không dám nói chỉ thấy họng đắng lại, Các bạn mách cô "nhà bạn ấy nghèo lắm cô ạ’’. Đã tự dặn lòng không được khóc, không được khóc mà sao nước mắt cứ rơi, đúng là trẻ con. Cô xin lỗi, vỗ về an ủi, hôm sau cô mua cho tập vở mới, mỗi tháng cô lại mua cho vở theo hình thức thưởng học sinh giỏi. Học toàn sách cũ anh chị khóa trên cho tặng, cô giáo xin cho. Đi học bằng túi bao cám cò.
Tuổi thơ vất vả nghèo khó đã trôi qua. Tuy nghèo khó nhưng vẫn đầy kỷ niệm đáng nhớ. Những buổi săn chuột, bắt dế, đuổi chim. Những buổi trưa trốn nhà đi đá bóng, tắm sông. Những trận đòn roi vì quậy phá... những ký ức lại ùa về.
Những ngày cuối cấp – lớp 12, nhìn các bạn được đi học thêm, được các thầy dạy các dạng này, dạng kia, trên lớp tụi bạn học nhanh thế, giỏi thế nó cũng thèm đi học lắm, cũng muốn vào đại học, muốn lắm nhưng ước mơ xa vời quá. Nó đi bắt cua, cuốc mót, đi bán kem dạo, đi đồng nát, đi bán nước vối dạo ngoài chợ, đi buôn táo, buôn mía, bán kẹo cao su, nó làm tất cả để có cái ăn... để lấy tiền đong gạo, tiền đâu mà đi học, buồn lắm, buồn ơi ...sao nhà mình nghèo thế.
Cũng may nó là thằng học lỏm cũng nhanh, mượn vở học thêm của chúng nó, mượn bài tập, tự xem tự học, anh chị khóa trên thương nó nhiều... cho bao nhiêu sách vở, sách tham khảo gì cũng dồn cho cả, hướng dẫn chỉ bảo. Những buổi đạp xe vài chục cây số để tìm mua sách cũ. Với mọi người nhận giấy báo đại học hẳn là một niềm vui, tự hào lắm, còn nó nhận giấy báo đại học chẳng biết vui hay buồn nữa, mẹ chỉ nhìn bảo: "không có tiền cho mày đi học đâu con ạh. Mày kiếm được tiền ăn học thì mày đi"…Đấu tranh tư tưởng “Mình sẽ đi làm thuê, sẽ rửa bát, bưng bê, sẽ làm bất kể việc gì có thể. Mình sẽ đi học”. Vài ngày sau nó quyết tâm đi học đại học, hành trang là hai bao sách cũ, 300 ngàn tiền bán vội cây xoan góc vườn. Nhập học muộn hai ngày, khoản tiền nhập học 10 ngàn tiền lệ phí, còn lại xin thầy cho em khất nợ đóng sau tất cả. Nó đã đạp xe, dắt bộ, ngày mưa ngày nắng đi kiếm tiền ăn học. Nó đã khóc, khó khăn nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Nơi xa đất khách quê người, vừa kiếm tiền vừa học cũng không dễ chút nào. Ôi những ngày tháng đầu nhập học ăn cháo với một củ hành khô...Nhiều lúc nghĩ không thể vượt qua, có những ngày ăn cháo cầm hơi, có mỗi củ hành làm gia vị, nhiều lúc nghĩ chết đến nơi rồi, bỏ cuộc, nó phải nghỉ học mất thôi. Nó làm thế nào đây!
Thế rồi nó đi gia sư, dạy thêm kiếm tiền ăn học, biên soạn sách để bán online, mọi thứ bắt đầu từ đó, chính thời gian đó nó được trải nghiệm, học hỏi. Chương trình giáo dục đại học không dạy nó nhiều điều. Đạp xe cả chục km để đi dạy thêm lấy tiền ăn học, những ngày trời mưa lầy lội phải ngủ lại nhà học sinh, con đường mới làm lại bụi mù, mưa đến thì chỉ có nước dắt bộ mà nó vẫn đi. Thế rồi phụ huynh học sinh thương lắm cho tôi mượn chiếc xe dream tàu để đi dạy - đó là niềm may mắn, hạnh phúc. Bấy giờ, khi suất cơm giá 3 ngàn đồng. Rồi tiếng lành đồn xa, nó dạy thêm có thu nhập tốt, nó dạy cho cả các trung tâm luyện thi của thành phố, tiền nó kiến được tiền không nhiều như vài người nghĩ, "chắc hănn thầy thu nhập vài chục triệu một tháng là ít, thầy chắc phải bốn mấy năm mươi, mái tóc điểm sương. Đôi khi vì lý do nào đó tôi vẫn phải nói dối mình cũng không còn trẻ nữa. Nhưng không, tôi vẫn còn rất trẻ. Dù nhiều lúc vẫn khó khăn. Nhưng tôi tin mọi thứ sẽ dần tốt đẹp cả thôi. Tôi nghĩ mình không giàu cũng chẳng nghèo nữa. Nó tự trang trải học hành, cuộc sống đắt đỏ nơi thành phố, mua sắm máy tính, về quê tu sửa nhà cửa, thời gian thấm thoắt trôi cũng tới ngày nó tốt nghiệp đại học. Nó còn muốn học nữa. Nhưng cần tạm thời dừng lại. Chờ một cơ hội nữa. Bây giờ thấy đủ, khỏe mạnh, vui sướng là hạnh phúc rồi. Nhìn người tật nguyền, những em nhỏ không được tới trường, những người lang thang hành khất, những gia đình nghèo khó... lại thấy mình còn nhiều may mắn. Thi thoảng lên mạng đọc bài báo viết về tấm gương hiếu học thấy các em học giỏi mà còn khó khăn quá, như thấy mình trong đó, nhìn các em nhỏ miền núi trong những mái tranh lớp học tạm với đôi chân trần, thương các em lắm bao lần tôi đã khóc vì xúc động. Có lẽ tôi đa cảm, yếu lòng hay vì khi đã trải qua người ta sẽ hiểu và cảm thông hơn.
Có rất nhiều tấm gương hiếu học, có rất nhiều tấm gương thành công. Thế hệ sau cần phải giỏi, phát triển hơn thế hệ trước, có thế xã hội, đất nước mới phát triển được. Thấy các em giỏi, thông minh hơn mình ngày trước nhiều. Có những bài toán mình không giải được mà các em làm được, đó là minh chứng. Câu chuyện, ký ức của tuổi thơ thầy kể, là quá khứ đã lùi xa lắm. Vẫn biết đừng sống và ăn mày quá khứ, những ký ức buồn chẳng có ích gì cho sự tự tin, cho ngày hôm nay thì nên quên nó đi đỡ mất thời gian. Quên cái suy nghĩ và tư duy nghèo khó đi, để cho cái mới, cái màu tươi sáng, giàu đẹp đi vào tâm trí. Quá khứ không còn quan trọng, em hãy tập trung vào hiện tại và nhìn về phía tương lai. Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. Em hãy sống có mục tiêu có hoài bão, có ước mơ, hãy viết ra một cách chi tiết quy hoạch cuộc đời mình. Hãy biến ước mơ, mục tiêu thành khát khao cháy bỏng. Hãy bước đi, hãy chặt đứt hết mọi con đường thoái lui, chỉ có tiến lên. Thất bại thì làm lại, ngã rồi đứng dậy đi tiếp, đi mãi rồi sẽ đến đích, chưa từ bỏ là chưa thất bại, nếu có là thất bại tạm thời, em trượt đại học năm nay không có nghĩa em sẽ không vào đại học, năm sau làm lại, chỉ có thiếu kiên trì mà thôi. Thầy viết những dòng này không chỉ cho em mà cho chính thầy nữa, vì thầy cũng là người đang đi học. Người ta vẫn nói mãi rồi con đường dấn thân bao giờ chũng nhiều chông gai, chạm tới thành công thì bàn chân vẫn còn rớm máu. Các nhà tỉ phú, các nhà phát minh, những người thành công đều trải qua trăm nghìn thất bại. Chỉ thất bại khi mình từ bỏ. Mình là ai, là ai trong cuộc đời này. Thà vất vả xông pha một phen còn hơn mãi chìm trong u tối. Cái thiếu nhất trong ta là động lực là nhiệt tâm, là sự kiên trì em àh.
Trên cái đất nước này còn nhiều bất công, vất vả, gian khó, những đứa trẻ mồ côi, bao con người bất hạnh, những em nhỏ vùng cao đi bộ nửa ngày đường hàng chục cây số băng rừng vượt suối để tới lớp. Có những bạn chỉ mơ ước được tới trường. Có những Lê Thanh Thúy vượt lên ung thư, bệnh tật để tới trường. Có hàng ngàn tấm gương vượt khó. Hãy nhìn họ rồi nhìn lại mình để biết thái độ buồn chán, bi quan của mình có xứng đáng không. Nếu mình sinh ra trên đỉnh núi miền dẻo cao, đi bộ nửa ngày tới trường, với một chiếc áo mỏng tang trong những ngày đông 5-7độ. Chỉ mong có một bữa ăn no, thèm chất tanh và muối. Hay mình ở huyện đảo xa xôi quanh năm với nắng và gió, không biết hocmai.vn, thuvienvatly, facebook, Iphone, họ cũng có ước mơ, hãy nghĩ tới họ. Khi sinh ra ta không có một cái gì ngoài tấm thân trần, còn nay ta có nhiều hơn thế."Cuộc sống của chúng ta chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước ra khỏi bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay. Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ và hướng thiện, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua sẽ trở thành dĩ vãng. Chỉ cần bạn thực sự chịu trách nhiệm với bản thân, chịu trách nhiệm với tương lai, tích cực nỗ lực để gia nhập vào đội ngũ những người cầu tiến, ngày mai chắc chắn bạn sẽ thành công. Cố gắng làm những việc mà các em yêu thích nhất trong cuộc đời mình, các em sẽ trở thành những người xuất chúng…"Hãy vươn vai, thẳng lưng lên nào, mỉm cười tự nhủ rằng từ nay ta sẽ là con người mới, hãy mạnh mẽ lên, hãy tự giúp mình trước thì người khác mới có thể giúp em được. Hãy vững vàng chân bước, đừng nản chí - Khó khăn là để vượt qua.
Hãy nói "I can do it".
Vũ Đình Hoàng
Em thân mến, từng trang tài liệu em đang học này được biên soạn, viết bởi một người không chuyên, từng làm nhiều nghề khác nhau từ - nhỏ bắt cua, bắt tép, bán nước dạo, bán kẹo cao su, bán bóng bay, bán táo, bán kem mút, đồng nát – thu mua phế liệu, anh giáo dạy học, một dược sĩ... Không phải nhà viết sách chuyên nghiệp, không phải một giáo sư hay tiến sĩ vật lý.Dùđã cố gắng nhiều lắm nhưng không thể tránh khỏi hạn chế, biết nó còn lộn xộn, nhiều lỗi lắm, nhưng không làm gì được. Để có được nó thời gian được tính bằng năm tháng. Đặc biệt khi bản update lần cuối này kéo dài vài tháng trong nhiều đêm. Nó ngốn thời gian ghê lắm. Mọi khó khăn, thắc mắc, hỏi bài vui lòng liên lạc với tác giả qua diễn đàn hoặcmail vuhoangbg@gmail.com. Không hỏi bài qua điện thoại, không đùa cợt ác ý.
Em có ước mơ vào đại học, em muốn trở thành doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ... Em không có tiền học thêm, đi lò luyện thì tài liệu đặc biệt hữu ích cho em, Chưa kể hàng chục hàng trăm ngàn lượt download từ nhiều nguồn khác nhau. Các thầy cô trên lò luyện vẫn sử dụng làm tư liệu giảng dạy. Hãy cố gắng lên em nhé. Vì ai ai cũng trải qua gian khó. Thầy cũng nhận được những tin nhắn, e-mail... chia sẻ trong nước mắt, những dòng tâm sự của các bạn sinh viên, đôi khi cả những thầy cô giáo. Biết nói gì đây... Gắng lên em.
Đất nước mình còn nghèo quá, nhân dân mình còn nghèo, lương của công nhân, bố mẹ, thầy cô còn thấp, đôi khi hẻm có việc làm". Chờ mấy đứa lớn lên thay đổi được gì không? Chiến tranh lùi xa, các nước vươn mình đứng dậy giàu có hơn Việt Nam cả chục lần. Làm sao xây dựng đất nước em ơi. Hãy vượt lên tất cả khó khăn phía trước để đạt được ước mơ của mình, hãy học hành nghiên cứu thật giỏi để dựng xây đất nước, giàu có hiện đại như Nhật, Mỹ, Hàn, để công nhân mình có việc làm, để các mẹ các chị các em khỏi phải làm osin xứ người, xứ Đài Loan, Hàn Quốc đâu đó xa nhà đôi khi bị người ta đánh đập. Nghèo khó thua thiệt đủ thứ. Cứ nhìn các giải đấu thể thao sẽ thấy. Trọng tài thiên vị nước mạnh ghê lắm, Indo nó đốn hạ các em mình thảm thương. Họ coi khinh nước nghèo, nghèo sẽ bị người đời khinh rẻ. Nghèo đói sinh đạo tặc. Bần cùng quá phải trộm cướp lấy ăn, vì lúc đói máu có lên não đâu, đấu tranh giữ sinh tử và lương tâm cũng dễ hiểu mà. Mọi thứ bắt đầu từ sự học. Chỉ có học tập, lao động, sản xuất cật lực.. Thời gian đầu sẽ khó khăn vất vả, nhiều khi thất bại, nhưng sẽ có sự đổi thay về sau, 2 năm, 5 năm, 10 năm sẽ khác. Nước mình sẽ có nền công nông nghiệp sản xuất giàu mạnh, nông sản xuất khẩu khắp nơi, nhà máy thứ gì cũng có do Việt Nam sản xuất, không phải mua những thứ độc hại từ nước lân bang. Mọi thứ đang bắt đầu thật rồi, hãy chăm học, chăm đọc, ngoại ngữ tin học là những môn vệ tinh cần thiết, Toán- lý- hóa đủ điểm vào là được rồi, kiến thức chuyên ngành phải giỏi, cộng thêm kỹ năng mềm và kiến thức văn hóa xã hội, hát hay múa giỏi, đàn ca sáo nhị, cầu lông, tenis cái gì cũng biết, lúc ấy giao lưu, làm ăn với bạn bè quốc tế, tự tin hết thảy. Khi viết bài này thày cũng đang học ngoại ngữ vì muốn làm ăn, muốn giỏi thì phải học, trước không chịu học thì giờ phải học, không học mình tụt hậu, mình mù chữ, mất bao nhiêu cơ hội. Cũng một phần do phải mần ăn kiếm sống, chưa có để tâm vào việc học, giờ có điều kiện phải học trở lại, tuy muộn còn hơn không. Mình phải thay đổi, phải làm mới mình, phải làm cho mình thành con người có giá trị, không sống vật vờ qua ngày đoạn tháng được nữa, cứ phải ăn sống thế cho tốn cơm gạo. Học ngoại ngữ, tin học cho giỏi, thể dục thể thao cho người khỏe mạnh, thanh tú, ngời ngời. Thầy tiếc cái tuổi để cải thiện vóc dáng rồi, ngày trước đói ăn giờ còi cọc, gầy nhom, thấy tiếc, lẽ ra mình đẹp trai cao lớn có thể đi làm diễn viên, ca sĩ bây giờ có nhiều fan hâm mộ sướng muốn chét. Thầy sẽ kể về con đường đi học đại học của mình. Em sẽ thấy hết cô đơn buồn tủi, cho mình động lực, cắn môi, nắm chặt tay tự hỏi lại mình đã quyết tâm chưa, mấy cái giấy khen học sinh giỏi, tiến tiến không có ý nghĩa gì khi trượt đại học, thủ khoa không có ý nghĩa gì sau khi ra trường mà không làm được việc, ráng lên.Yêu các bạn học giỏi, làm giỏi, làm nhiều, thầy sẽ đi một lối rẽ riêng. Chào tạm biệt các bạn ở đây thôi.
"Tuổi thơ ...nó sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó đông con, bất hạnh. Bố nó nghiện rượu bỏ vợ con khi thằng bé chưa tròn 3 tuổi. Trôi dạt theo mẹ mà lớn. Những năm tháng tuổi thơ mò cua bắt ốc, làm đủ thứ nghề từ bán kem, đồng nát - ve chai, lông ngan lông vịt, buôn táo, buôn mía...làm đủ thứ vậy mà chẳng đủ ăn. Cái nghèo, cái đói cứ vây lấy quanh năm suốt tháng. Nó đói lắm, ăn cả khoai lang người ta chỉ để nấu cho lợn sao vẫn ngon lành đến thế. Khi đói thì người ta ước mơ thế này em ạh. Ước mong sao có một bữa cơm thật no, được ăn cho thỏa thích chỉ cơm trắng thôi cũng ngon rồi. Những bữa cơm độn ngô, khoai, sắn mùi ngái đến tận cổ. Bao buổi đến trường đi trong cái đói. Có lần mang ngô rang vào túi ăn đỡ đói, vì vội quá mà ngô bỏng thủng túi rơi khắp lớp, được trận cười chê xấu hổ nhớ đời. Nhà thì không có những năm tháng tuổi thơ, ăn nhờ ở đợ nhà cậu mợ buồn tủi vì sự khinh miệt đối xử. Miếng ăn chẳng có, thèm một miếng xơ mít mà mấy đứa hẻm cho. Nhớ những ngày mưa nó thường ra ngôi nhà hoang bộ đội đóng quân bỏ lại ngóng mẹ về chợ, không bán được cua ốc mẹ về muộn lại bị đói. Có lẽ vì thế mà nó còi bé nhất lớp. Biệt danh " Hoàng còi" có từ ngày đó...đến nay mấy đứa bạn phổ thông vẫn còn gọi như thế.
Thế rồi cũng có bãi đất để làm nhà. Gọi là nhà - chứ nhà là bốn bức vách, cắm tre chát rơm trộn với đất chắc nó giống túp lều. Sau version chát vách thì tường nhà được xây bằng những viên cay đất đóng khuôn - chỉ có đất trộn nước vào khuôn phơi nắng. Mỗi mùa mưa bão về là nhà sập. Bão cứ về là nỗi kinh hãi. Trời cứ mưa là trong nhà dột, nước ngập hết cả, bức vách bằng đất chát vách tre mục nhão ra, cơn gió đến với lực đủ mạnh là ập xuống. Đã có lần mưa bão về trong đêm viên cay đất rơi vào bụng nhưng may chưa chết được để hôm nay vẫn ngồi đây gõ những con chữ này. Các anh chị đều học giỏi nhưng lần lượt rời ghế nhà trường từ bé để kiếm sống mưu sinh. Khó khăn chồng chất nỗi khó khăn, nghèo đói sinh bệnh tật. Nhìn mẹ gày gò ốm yếu, lao lực, mẹ ho từng cơn trông thật thảm. Gia cảnh giống như những gia đình trong chương trình "lục lạc vàng" trên ti vi mỗi tối chủ nhật bây giờ.
Đi học giấy bút, sách vở chẳng có, một quyển vở viết chung xuôi ngược. Cô kiểm tra rồi mắng "sao viết thế này’’. Xấu hổ, sợ sệt, ngậm ngùi không dám nói chỉ thấy họng đắng lại, Các bạn mách cô "nhà bạn ấy nghèo lắm cô ạ’’. Đã tự dặn lòng không được khóc, không được khóc mà sao nước mắt cứ rơi, đúng là trẻ con. Cô xin lỗi, vỗ về an ủi, hôm sau cô mua cho tập vở mới, mỗi tháng cô lại mua cho vở theo hình thức thưởng học sinh giỏi. Học toàn sách cũ anh chị khóa trên cho tặng, cô giáo xin cho. Đi học bằng túi bao cám cò.
Tuổi thơ vất vả nghèo khó đã trôi qua. Tuy nghèo khó nhưng vẫn đầy kỷ niệm đáng nhớ. Những buổi săn chuột, bắt dế, đuổi chim. Những buổi trưa trốn nhà đi đá bóng, tắm sông. Những trận đòn roi vì quậy phá... những ký ức lại ùa về.
Những ngày cuối cấp – lớp 12, nhìn các bạn được đi học thêm, được các thầy dạy các dạng này, dạng kia, trên lớp tụi bạn học nhanh thế, giỏi thế nó cũng thèm đi học lắm, cũng muốn vào đại học, muốn lắm nhưng ước mơ xa vời quá. Nó đi bắt cua, cuốc mót, đi bán kem dạo, đi đồng nát, đi bán nước vối dạo ngoài chợ, đi buôn táo, buôn mía, bán kẹo cao su, nó làm tất cả để có cái ăn... để lấy tiền đong gạo, tiền đâu mà đi học, buồn lắm, buồn ơi ...sao nhà mình nghèo thế.
Cũng may nó là thằng học lỏm cũng nhanh, mượn vở học thêm của chúng nó, mượn bài tập, tự xem tự học, anh chị khóa trên thương nó nhiều... cho bao nhiêu sách vở, sách tham khảo gì cũng dồn cho cả, hướng dẫn chỉ bảo. Những buổi đạp xe vài chục cây số để tìm mua sách cũ. Với mọi người nhận giấy báo đại học hẳn là một niềm vui, tự hào lắm, còn nó nhận giấy báo đại học chẳng biết vui hay buồn nữa, mẹ chỉ nhìn bảo: "không có tiền cho mày đi học đâu con ạh. Mày kiếm được tiền ăn học thì mày đi"…Đấu tranh tư tưởng “Mình sẽ đi làm thuê, sẽ rửa bát, bưng bê, sẽ làm bất kể việc gì có thể. Mình sẽ đi học”. Vài ngày sau nó quyết tâm đi học đại học, hành trang là hai bao sách cũ, 300 ngàn tiền bán vội cây xoan góc vườn. Nhập học muộn hai ngày, khoản tiền nhập học 10 ngàn tiền lệ phí, còn lại xin thầy cho em khất nợ đóng sau tất cả. Nó đã đạp xe, dắt bộ, ngày mưa ngày nắng đi kiếm tiền ăn học. Nó đã khóc, khó khăn nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Nơi xa đất khách quê người, vừa kiếm tiền vừa học cũng không dễ chút nào. Ôi những ngày tháng đầu nhập học ăn cháo với một củ hành khô...Nhiều lúc nghĩ không thể vượt qua, có những ngày ăn cháo cầm hơi, có mỗi củ hành làm gia vị, nhiều lúc nghĩ chết đến nơi rồi, bỏ cuộc, nó phải nghỉ học mất thôi. Nó làm thế nào đây!
Thế rồi nó đi gia sư, dạy thêm kiếm tiền ăn học, biên soạn sách để bán online, mọi thứ bắt đầu từ đó, chính thời gian đó nó được trải nghiệm, học hỏi. Chương trình giáo dục đại học không dạy nó nhiều điều. Đạp xe cả chục km để đi dạy thêm lấy tiền ăn học, những ngày trời mưa lầy lội phải ngủ lại nhà học sinh, con đường mới làm lại bụi mù, mưa đến thì chỉ có nước dắt bộ mà nó vẫn đi. Thế rồi phụ huynh học sinh thương lắm cho tôi mượn chiếc xe dream tàu để đi dạy - đó là niềm may mắn, hạnh phúc. Bấy giờ, khi suất cơm giá 3 ngàn đồng. Rồi tiếng lành đồn xa, nó dạy thêm có thu nhập tốt, nó dạy cho cả các trung tâm luyện thi của thành phố, tiền nó kiến được tiền không nhiều như vài người nghĩ, "chắc hănn thầy thu nhập vài chục triệu một tháng là ít, thầy chắc phải bốn mấy năm mươi, mái tóc điểm sương. Đôi khi vì lý do nào đó tôi vẫn phải nói dối mình cũng không còn trẻ nữa. Nhưng không, tôi vẫn còn rất trẻ. Dù nhiều lúc vẫn khó khăn. Nhưng tôi tin mọi thứ sẽ dần tốt đẹp cả thôi. Tôi nghĩ mình không giàu cũng chẳng nghèo nữa. Nó tự trang trải học hành, cuộc sống đắt đỏ nơi thành phố, mua sắm máy tính, về quê tu sửa nhà cửa, thời gian thấm thoắt trôi cũng tới ngày nó tốt nghiệp đại học. Nó còn muốn học nữa. Nhưng cần tạm thời dừng lại. Chờ một cơ hội nữa. Bây giờ thấy đủ, khỏe mạnh, vui sướng là hạnh phúc rồi. Nhìn người tật nguyền, những em nhỏ không được tới trường, những người lang thang hành khất, những gia đình nghèo khó... lại thấy mình còn nhiều may mắn. Thi thoảng lên mạng đọc bài báo viết về tấm gương hiếu học thấy các em học giỏi mà còn khó khăn quá, như thấy mình trong đó, nhìn các em nhỏ miền núi trong những mái tranh lớp học tạm với đôi chân trần, thương các em lắm bao lần tôi đã khóc vì xúc động. Có lẽ tôi đa cảm, yếu lòng hay vì khi đã trải qua người ta sẽ hiểu và cảm thông hơn.
Có rất nhiều tấm gương hiếu học, có rất nhiều tấm gương thành công. Thế hệ sau cần phải giỏi, phát triển hơn thế hệ trước, có thế xã hội, đất nước mới phát triển được. Thấy các em giỏi, thông minh hơn mình ngày trước nhiều. Có những bài toán mình không giải được mà các em làm được, đó là minh chứng. Câu chuyện, ký ức của tuổi thơ thầy kể, là quá khứ đã lùi xa lắm. Vẫn biết đừng sống và ăn mày quá khứ, những ký ức buồn chẳng có ích gì cho sự tự tin, cho ngày hôm nay thì nên quên nó đi đỡ mất thời gian. Quên cái suy nghĩ và tư duy nghèo khó đi, để cho cái mới, cái màu tươi sáng, giàu đẹp đi vào tâm trí. Quá khứ không còn quan trọng, em hãy tập trung vào hiện tại và nhìn về phía tương lai. Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. Em hãy sống có mục tiêu có hoài bão, có ước mơ, hãy viết ra một cách chi tiết quy hoạch cuộc đời mình. Hãy biến ước mơ, mục tiêu thành khát khao cháy bỏng. Hãy bước đi, hãy chặt đứt hết mọi con đường thoái lui, chỉ có tiến lên. Thất bại thì làm lại, ngã rồi đứng dậy đi tiếp, đi mãi rồi sẽ đến đích, chưa từ bỏ là chưa thất bại, nếu có là thất bại tạm thời, em trượt đại học năm nay không có nghĩa em sẽ không vào đại học, năm sau làm lại, chỉ có thiếu kiên trì mà thôi. Thầy viết những dòng này không chỉ cho em mà cho chính thầy nữa, vì thầy cũng là người đang đi học. Người ta vẫn nói mãi rồi con đường dấn thân bao giờ chũng nhiều chông gai, chạm tới thành công thì bàn chân vẫn còn rớm máu. Các nhà tỉ phú, các nhà phát minh, những người thành công đều trải qua trăm nghìn thất bại. Chỉ thất bại khi mình từ bỏ. Mình là ai, là ai trong cuộc đời này. Thà vất vả xông pha một phen còn hơn mãi chìm trong u tối. Cái thiếu nhất trong ta là động lực là nhiệt tâm, là sự kiên trì em àh.
Trên cái đất nước này còn nhiều bất công, vất vả, gian khó, những đứa trẻ mồ côi, bao con người bất hạnh, những em nhỏ vùng cao đi bộ nửa ngày đường hàng chục cây số băng rừng vượt suối để tới lớp. Có những bạn chỉ mơ ước được tới trường. Có những Lê Thanh Thúy vượt lên ung thư, bệnh tật để tới trường. Có hàng ngàn tấm gương vượt khó. Hãy nhìn họ rồi nhìn lại mình để biết thái độ buồn chán, bi quan của mình có xứng đáng không. Nếu mình sinh ra trên đỉnh núi miền dẻo cao, đi bộ nửa ngày tới trường, với một chiếc áo mỏng tang trong những ngày đông 5-7độ. Chỉ mong có một bữa ăn no, thèm chất tanh và muối. Hay mình ở huyện đảo xa xôi quanh năm với nắng và gió, không biết hocmai.vn, thuvienvatly, facebook, Iphone, họ cũng có ước mơ, hãy nghĩ tới họ. Khi sinh ra ta không có một cái gì ngoài tấm thân trần, còn nay ta có nhiều hơn thế."Cuộc sống của chúng ta chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước ra khỏi bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay. Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ và hướng thiện, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua sẽ trở thành dĩ vãng. Chỉ cần bạn thực sự chịu trách nhiệm với bản thân, chịu trách nhiệm với tương lai, tích cực nỗ lực để gia nhập vào đội ngũ những người cầu tiến, ngày mai chắc chắn bạn sẽ thành công. Cố gắng làm những việc mà các em yêu thích nhất trong cuộc đời mình, các em sẽ trở thành những người xuất chúng…"Hãy vươn vai, thẳng lưng lên nào, mỉm cười tự nhủ rằng từ nay ta sẽ là con người mới, hãy mạnh mẽ lên, hãy tự giúp mình trước thì người khác mới có thể giúp em được. Hãy vững vàng chân bước, đừng nản chí - Khó khăn là để vượt qua.
Hãy nói "I can do it".