Thông tin về dân cư, văn hóa vùng Trung du và miền núi phía Bắc

L

lililovely

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 116 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người. Dân số của Vùng là 11 240 918 người (1/4/2011) chiếm khoảng 12,8% số dân cả nước.
Chợ vùng cao, miền núi phía Bắc
- Thông tin về dân cư:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người.
+ Là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường…
Cô gái dân tộc Thái múa sạp ngày hội
+ Thông tin về dân cư, lực lượng lao động, trình độ dân trí của từng khu vực trong vùng là cần thiết trong việc tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là kết hợp với việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
+ Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trồng lúa trong các thung lũng, cánh đồng trước núi, làm ruộng bậc thang.
+ Có các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ nối với Đồng bằng sông Hồng, vùng núi giao thông còn khó khăn.
+ Có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa trung du và miền núi.
- Thông tin về văn hóa vùng miền:
+ Mang những nét đặc trưng sâu sắc không chỉ về thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi nơi đây ẩn chứa những nét văn hoá phong phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản địa:
o Tỉnh Hà Giang, nơi có tới 20 dân tộc sinh sống, với hàng chục lễ hội đầu xuân kéo dài tới hàng tuần mang tính tổng hợp: cầu mưa, cầu con trai, mừng công, mừng nhà mới ... với các trò chơi dân gian (thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném papao, ...)
Hội ném papao ngày Tết của người Mông
o Cao bằng, có truyền thống văn hóa lâu đời, nổi bật là nét văn hóa của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then. Với nhiều đền chùa hấp dẫn như Chùa Viên Minh, đền Xuân Lĩnh...
Hát then của người Tày, Cao Bằng
o Tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang có nhiều di tích cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp như di tích Tân Trào, Đình Hồng Thái.
o Tại Lạng Sơn, nơi có đông người Tày, Nùng, Việt, Dao có nhiều phong tục tập quán, lễ hội phong phú như hát then và điệu giao duyên sli (người Nùng), hát lượn (người Tày), sình ca (người Sán Chay),...
Trang+v1-5-a4+Hat+then+Cao+Bang.jpg

Hát then của người Tày, Cao Bằng
Trang+v1-5-a5+Hat+luom+giao+duyen.jpg

Hát lượn giao duyên của người Tày
Ngoài ra, trong vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, vì vậy kho tàng văn hóa của
dân cư trong vùng khá phong phú.
 
Top Bottom