[Thông tin tuyển sinh]-Liên tục cập nhật các thông tin mới nhất

Status
Không mở trả lời sau này.
M

Moderator

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đổi mới trong thi tốt nghiệp THPT và đại học 2009

4.jpg

Tiếp tục thông tin về chủ trương bỏ thi cao đẳng năm 2009, tính đến chiều 3/12 đã có 37 trường CĐ có ý kiến, trong đó có hơn 70% trong số này đồng ý với chủ trương này.

Bên cạnh đó nhiều phương án đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2009 cũng đang được bàn bạc. Theo đó, dự kiến sẽ có một số thay đổi như: các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phải công bố mức học phí trước khi tuyển sinh; học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề có thể sẽ không được dự thi ĐH, CĐ.

Tuy nhiên, chủ trương không cho phép học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề không được dự thi ĐH, CĐ đang gặp không ít ý kiến phản đối của dư luận. Và nếu chủ trương này được phê chuẩn và áp dụng thì sẽ rất thiệt thòi cho các bạn học sinh trung cấp nghề.

Bộ GD-ĐT cũng tính đến phương án tổ chức thi và chấm thi tốt nghiệp THPT theo cụm. Dự kiến, mỗi cụm thi tập trung tuyển sinh khoảng 3 đơn vị. Cả nước sẽ có từ 10 - 12 khu vực chấm thi, mỗi khu vực chấm thi cho 5 - 6 tỉnh, thành phố.

Hocmai.vn​
 
Last edited by a moderator:
M

Moderator

Tốt nghiệp THPT 2009: Thí điểm lắp camera quan sát phòng thi

2.jpg

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục dự kiến sẽ thí điểm việc lắp camera tại một số phòng thi tại ở 5 thành phố lớn là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu để đảm bảo kỷ luật phòng thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc năm 2009. Dự kiến, sẽ lắp camera quan sát phòng thi tại một số hội đồng coi thi của đơn vị là trưởng vùng thi đua. Hiện Bộ GD-ĐT đang chia 63 tỉnh, thành phố thành 7 vùng thi đua, trong đó, 5 thành phố gồm: TP Hồ Chí Minh (trưởng vùng), Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ thuộc vùng 7.

Bên cạnh đó, với việc tổ chức thi tốt nghiệp theo cụm (liên trường), Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ tập trung thí sinh về thi tại nơi có điều kiện thuận lợi như thành phố, thị xã, thị trấn… tối thiểu 3 trường (trung tâm)/cụm thi.

Theo SGGP​
 
T

tranquang

Chỉ tiêu tuyển sinh 2009 tăng 10-12%

Chỉ tiêu tuyển sinh 2009 tăng 10-12%

4.jpg

“So với năm 2008, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ của cả nước tăng khoảng 10-12%” - Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ GD-ĐT đã cho biết thông tin trên.

* Thưa ông, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ được xác định trên cơ sở nào và có khác gì so với năm trước?


- Khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ hằng năm phải dựa trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của trường ĐH, CĐ và nhu cầu của xã hội, như: số lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên; chương trình đào tạo; diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Từ năm 2007 đến nay, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các trường ĐH-CĐ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào các điều kiện trên, trong đó tỷ lệ sinh viên/giảng viên là căn cứ để tính số sinh viên được tuyển mới hằng năm theo đúng quy định. So với năm 2008, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ của cả nước tăng khoảng 10-12%.

* Bộ GD-ĐT sẽ làm gì để người học yên tâm rằng mình được học ngành học mà xã hội đang cần?

- Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp. Bộ đã cùng các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo tổ chức nhiều hội thảo quốc gia, để cùng bàn về những định hướng và giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.

Các trường và các doanh nghiệp đã ký kết hàng trăm hợp đồng, thỏa thuận về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Năm 2008 vừa qua, các doanh nghiệp đã hỗ trợ các trường hơn 10 triệu USD về thiết bị, tài liệu giảng dạy, hỗ trợ học bổng... và đặt hàng đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ ĐH, CĐ. Bộ GD-ĐT đã đưa ra các giải pháp, trong đó chủ yếu tập trung vào việc các trường cần phải dự báo nhu cầu nhân lực, công khai năng lực đào tạo của các cơ sở, công bố các chuẩn đào tạo, công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp ĐH, CĐ... Với những giải pháp này sẽ giúp người học tự xác định khả năng đầu tư, khả năng tìm việc trước khi đăng ký ngành học.

Theo Thanh niên​
 
T

tranquang

Gộp hai kỳ thi? 5/2009 sẽ trả lời!

Gộp hai kỳ thi? 5/2009 sẽ trả lời!

32.jpg

Chủ trương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để thay thế cho hai kỳ thi: Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ được công bố vào 5/2009.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị Thi và tuyển sinh năm 2009 do Bộ GD-ĐT tổ chức qua 6 điểm cầu truyền hình: Thái Nguyên, Cần Thơ, Vinh, Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng sáng 17/1.

Hiện tại, Bộ GD-ĐT đang xây dựng khung chính sách xét tuyển vào ĐH, CĐ. Những chủ trương liên quan đến việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia sẽ được công bố chính thức trong tháng 5 hoặc tháng 6.

Như vậy, đến thời điểm này, trong khi teens 12 đã an tâm được phần nào về hình thức, cấu trúc, quy định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thì teens 11 vẫn phải “chờ xem”. Mong rằng Bộ GD-ĐT sẽ sớm có quyết định cuối cùng để teens sớm có định hướng ôn tập phù hợp!
 
T

tranquang

Thi và tuyển sinh 2009: Những quyết định cuối cùng

Thi và tuyển sinh 2009: Những quyết định cuối cùng

Những quyết định sau hội nghị thi và tuyển sinh ngày 17/1 đã giúp teens 12 yên tâm phần nào về hai kỳ thi trước mắt.

29.jpg

Chỉ cách đây vài ngày, teens 12 đang “cuống cà kê” vì thông tin bỏ thi CĐ, giảm điểm ưu tiên, học sinh nghề không khỏi lo lắng và cả bất bình về việc cấm học sinh trung cấp nghề dự thi ĐH, CĐ… Thì nay, sau hội nghị bàn về thi và tuyển sinh 2009 của Bộ GD-ĐT (diễn ra vào 17/1), teens đã có thể yên tâm đôi phần.

Theo thống nhất của Hội nghị thì kì thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức thi theo cụm, chấm thi theo giữa các đơn vị. Đối với kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì giữ ổn định như năm 2008. Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức kì thi CĐ và các thí sinh trường trung cấp nghề vẫn được phép dự thi ĐH. Bên cạnh đó, các trường (ngoài công lập) phải công khai học phí trước khi tuyển sinh để thí sinh có sự lựa chọn khi ĐKDT.

1. 2009, vẫn tổ chức kỳ thi cao đẳng


Sau khi đưa ra chủ trương bỏ kỳ thi cao đẳng vào tháng 11 và lấy ý kiến các trường, Bộ GD-ĐT đã quyết định vẫn tiếp tục tổ chức thi CĐ vào các ngày 15 và 16/7/2009. Thí sinh dự thi CĐ sẽ thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi, nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu theo quy định đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) được trường CĐ tổ chức thi cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi CĐ (số 1 và số 2).

23.jpg

Tổ chức thi cao đẳng, thêm cơ hội cho thí sinh

Thí sinh dùng Giấy chứng nhận kết quả thi này để tham gia đăng ký xét tuyển (đợt 2 hoặc đợt 3) vào các trường CĐ khác hoặc hệ cao đẳng của các trường ĐH còn chỉ tiêu, khối thi và trong vùng tuyển quy định của trường. Bộ GD-ĐT cũng lưu ý, thí sinh đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm Giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.

Đồng thời, thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển khi có tổng điểm 3 môn thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên. Các trường CĐ quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn mức điểm tối thiểu quy định.

2. Học sinh nghề vẫn được tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2009

Bộ GD-ĐT quy định: Các đối tượng đã tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề và tương đương được phép tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2009. Như vậy dự kiến không cho phép học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề không được dự thi ĐH, CĐ đã được gỡ bỏ.


3. Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ: Môn Ngoại ngữ bỏ phần thi riêng


Đề thi tuyển sinh ĐH được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu trong chương trình lớp 12. Đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đề thi mỗi môn gồm 2 phần: Phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần riêng ra theo từng chương trình: Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm; thí sinh nào làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi phạm quy và không được tính điểm, chỉ chấm điểm phần chung.

Đối với các môn Ngoại ngữ, đề thi chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, nội dung đề giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Lưu ý: Thi tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình nào làm phần đề riêng của chương trình đó. Thi đại học, cao đẳng, thí sinh được tự chọn một trong hai phần riêng phù hợp. Tuy nhiên, ở cả hai kỳ thi, thí sinh chỉ được làm một phần riêng, làm cả hai phần sẽ không được chấm điểm phần đề riêng.

4. Các trường ĐH ngoài công lập công khai học phí trước khi tuyển sinh

2008, không ít tân sinh viên cùng các bậc phụ huynh mãi đến khi khăn gói lên thành phố nhập học mới “té ngửa”, quá sốc vì mức học phí cao ngất ngưỡng của các trường dân lập. Chủ trương công khai học phí trước khi tuyển sinh đối với các trường ĐH ngoài công lập sẽ giúp thí sinh chủ động hơn trong quyết định chọn trường.

Thông tin học phí của các trường này cũng sẽ được đưa vào cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2009” cho học sinh tham khảo.

5. Thi theo cụm và chấm thi chéo giữa các tỉnh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009 sẽ thi theo cụm, mỗi cụm có ít nhất 3 trường THPT (hoặc 3 trung tâm GDTX), tập trung về TP, thị xã nơi có điều kiện. Trường hợp đặc biệt, những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo đi lại khó khăn không thể tổ chức thi theo cụm hoặc chỉ tổ chức được 2 cụm trường - Sở GD-ĐT phải có báo cáo xin ý kiến Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT sẽ đổi chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh để chấm thi. Với những tỉnh lớn có nhiều thí sinh dự thi có thể sẽ chấm thi cho một số tỉnh nhỏ có ít thí sinh.

Tham khảo thêm:

>> Tiếp tục xem xét một số quy định
 
T

tranquang

Dự đoán độ "hot" của Tài chính - ngân hàng

Dự đoán độ "hot" của Tài chính - ngân hàng

ngan_hang.jpg


Thông tin dành riêng cho teens 12 đang ngấp nghé bước chân vào ngành Tài chính ngân hàng trong kỳ tuyển sinh 2009.

- TS. Phan Công Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhận định, năm 2009, xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh vẫn không có thay đổi lớn so với năm trước, các ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng vẫn là lựa chọn số 1 của các thí sinh.

- TS. Phạm Văn Liên, Trưởng ban Đào tạo của Học viện Tài chính cũng nhận định, cuộc khủng hoảng kinh tế tuy có tác động đến tâm lý chọn ngành nghề đăng ký dự thi của thí sinh nhưng không lớn. “Nếu thí sinh lựa chọn ngành nghề đúng đắn thì sẽ không phải lo lắng nhiều, vì cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ có hồi kết và thường chỉ kéo dài 2 - 3 năm; trong khi 4 năm sau người học mới ra trường, chắc chắn nhu cầu xã hội vẫn rất cần. Vì vậy, tài chính – ngân hàng vẫn là ngành “hot” trong mùa tuyển sinh 2009" – ông Phạm Văn Liên nhận định. Trong kỳ thi tuyển sinh 2009 vẫn tiếp tục có nhiều trường ĐH đào tạo chuyên ngành nói trên như: Học viện Tài chính, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Lạc Hồng, ĐH quốc tế Bắc Hà...

- Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng Lê Mẫn cũng cho biết, trong số 2.600 chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của trường năm 2009 thì có tới 1.700 chỉ tiêu dành cho ngành tài chính – ngân hàng (tăng hơn 20% chỉ tiêu so với năm 2008). Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2009, nhiều trường ĐH cũng dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển mới từ 5% - 10%.

- Tham khảo nhận định đánh giá trên, xem ra, ngành Tài chính - ngân hàng vẫn giữ được sức hút đối với các sĩ tử. Ý kiến của bạn về ngành học được mệnh danh là “Phù thủy đồng vàng” này như thế nào?

BẤM VÀO ĐÂY để trao đổi, bình luận và được giải đáp những thắc mắc về ngành học này.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom