Từ năm 255 đến 222 trước công nguyên là thời kỳ Chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời kỳ cuối của xã hội nô lệ ở Trung Quốc. Lúc đó có rất nhiều nước nhỏ độc lập, giữa các nước này luôn xảy ra thôn tính lẫn nhau và cuối cùng chỉ còn lại 7 nước tương đối lớn gọi là “thất hùng”, tức Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy, Triệu, Tần. Trong 7 nước này thì nước Tân nằm ở phía tây bắc tiến hành cải cách quân sự và nông nghiệp sớm nhất, quốc lực được tăng cường nhanh chóng. Năm 247 trước công nguyên, Doanh Chính mới 13 tuổi kế vi vua Tần, năm 22 tuổi chính thức nhiệp chính và bắt đầu thực thi chiến lược hùng vĩ thôn tính 6 nước kia thống nhất thiên hạ. Ông thu hút nhân tài bốn phương, miễn ai có tài đều được trọng dụng. Chẳng hạn như ông từng trọng dụng Trịnh Quốc Hưng là gián điệp của nước Hàn để xây dựng kênh Trịnh Quốc, làm cho hơn 40 nghìn ha đồng ruộng chua mặn của nước Tần trở thành đồng ruộng phì nhiêu không bao giờ mất mùa, tạo điều kiện vật chất đầy đủ cho nước Tần thống nhất Trung Quốc. Năm 230 đến 221 trước công nguyên, trong vòng không đầy 10 năm Doanh Chính lần lượt tiêu diệt được 6 nước Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy và Triệu, hoàn thành đại nghiệp thống nhất. Lịch sử Trung Quốc kết thúc cục diện cát cứ, xuất hiện triều đại Nhà Tần tập quyền trung ương thống nhất và chuyên chế, Doanh Chính trở thành hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nên mới gọi là “Tần Thủy Hoàng”.