Đây là một dạng bài tương đối khó trong chường trình học, đòi hòi có kiến thức văn học tương đối vững
Để làm được bài này, trước hết cần hiểu thế nào là duyên,. thế nào là cái "duyên" trong thi ca. Thơ Xuân diệu duyên là vì nó tinh tế, nó bắt nguồn từ những rung động cực kỳ nhạy cảm. Nó là nơi giao thoa thứ nhất giữa những cảm xúc nội tâm với ngoại cảnh bên ngoài.
Đó là sự bột phát khi tâm hồn đa cảm của thi nhân va chạm với cảnh vật:
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn
Cái “duyên” trong thơ Xuân diệu có lẽ đã học từ thơ Pháp. Trong thơ cổ khồng có cái duyên ấy. Cảnh trong thơ cổ phần lớn là cảnh tĩnh. Ta thấy cảnh đẹp, là vì ta, vì tâm trạng ta tự cảm thấy như vậy, chứ ít khi thi nhân để cho cảnh vật tự cất tiếng, cất lời. Đây là 2 câu thơ trong bài của Thế lữ
Trời xanh đẹp quá ! Ô kìa
Đôi con hạc trắng bay về bồng lai
Và
Tiếng địch thổi nao nao trong vắt
Trời đầy mây xanh ngắt màu lơ
Ta không có được cái rung động da diết, cái buồn rợn rợn, cái “ngúng nguẩy”, làm duyên của cảnh vật. Cảnh trong thơ Xuân diệu không poahỉu cảnh tĩnh, không phải cảnh mông; nó là một cảnh rất thực, rất tinh tế. Nó vui theo thời gian vui, buồn theo thời gian buồn. Trong Xuân diệu, cảnh vật, mọi đó hoa, cánh bướm, cánh chim, cơn gió, chiếc lá trên cành đều như đang cùng một lượt lên tiếng đuổi theo thời gian đang trôi vuột mất. Lòng ta bất giác phải xốn xang
Cái duyên sau là cái duyên trong tình yêu. Có lẽ phải đến Xuân diệu, tình yêu, và nhất là người yêu mới có cái vẻ dễ thương ấy. Nhìn một cô gái từ xa, Thế lữ chỉ ngần ngại:
Cô em đứng bên hồ
Nghiêng tựa mình cây dáng thẩn thơ
Đến Xuân diệu
Em sợ lắm, giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
Tioếc nuối khi oà tan một cuộc ái ân:
Người giai nhân bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
Những rung động cực kỳ tinh vi chừng như bắt nguồn từ một tâm trạng bị kiềm nén sâu sắc, một tâm hồn cần yêu thương và khát khao được yêu thương. Xuân diệu luôn luôn mở sẵn cửa tâm hồn mình để chờ đón một người yêu tưởng tượng. Cho nên vừa nghe thấy một thoáng chút vị ái ân vọng tới bên ngoài, là nhà thơ đã có những rung động thiết tha
Mau lên chứ ! Vôụi vàng lên với chứ
Em ! Em ơi !Tình non đã già rồi
(còn nữa)