Thơ mới

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Thơ mới là để phân biệt với thơ cũ (Đường thi) thời phong kiến.
- Thơ mới để chỉ một trào lưu thơ ca xuất hiện đầu những năm 30 của thế kỷ XX (1930 - 1945).
- Thơ mới nằm trong trào lưu văn học lãng mạn với sự cách tân cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
- Đặc biệt là sự giải phóng cái tôi cá nhân. Đây là sáng tác của một lớp trí thức tiểu tư sản.
Các bạn có thể trao đổi và nêu tên những nhà thơ thuộc trào lưu văn học này. Cùng bình luận về thơ mới. :D
 
K

kimxuyen

mỉnh thấy thơ mới rất hay !

mỉnh thích nhất thơ Xuân Diệu ,đặc biệt là mảng thơ tình của ông ,các bạn thì thế nào ?
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vi mấy khi yêu mà chắc dc yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳngbao nhiêu
Người ta phụ hay thờ ơ chẳng bít .....
 
N

nguoibaydongian

conu said:
- Thơ mới là để phân biệt với thơ cũ (Đường thi) thời phong kiến.

Gọi Đường thi là không chính xác, vì thơ Mới là của Việt Nam còn Đường thi là của Trung Quốc. Thơ mới mà là để phân biệt với thơ cũ thì phải hiểu mới/cũ ở đây là phương pháp sáng tác chứ không chỉ là thời gian. (Nên hỏi lại các bé lớp 7 học sách cải cách xem thơ Đường và thơ Đường luật khác nhau như thế nào lol)

conu said:
- Thơ mới để chỉ một trào lưu thơ ca xuất hiện đầu những năm 30 của thế kỷ XX (1930 - 1945).

Để chỉ một trào lưu thơ ca thì phải là Mới chứ không phải là mới và nếu đã viện năm chính xác thì là 1932 chứ không phải 1930.

conu said:
- Thơ mới nằm trong trào lưu văn học lãng mạn với sự cách tân cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

Thơ Mới không nằm trong trào lưu văn học lãng mạn mà nói đúng phải là trong thơ Mới, có lãng mạn, và dĩ nhiên có cả những cái không phải là lãng mạn. (Nên đọc thêm Mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, chứ đừng chết chìm ở trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh.)
 
D

ducdung.com

Mình thấy Chế Lan Viên cũng hay. Một cậu thanh niên mới 17 tuổi đã nói:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Ai mang xuân đến gửi thêm sầu"
Đây là một cách nghĩ chỉ có ở một nhà thơ mới.
 
W

wnht

Xuân Diệu có câu này:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
---> Quả là một ước muốn rất ngông cuồng, táo bạo.
 
V

visaosang

Mình thích bài Vội vàng của Xuân Diệu, bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Đặc biệt là rất thích thơ Chế Lan Viên
 
A

anhpu

tho hàn mặc tử là thơ điên.Một cái điên rất táo bạo và hấp dẫn...Mình cũng thích thơ hàn mạc tử ^^!
 
H

hanhle

Thơ của Hàn Mặc Tử quả thật là rất "điên" nhưng cái điên đó chính là nghệ thuật . Thật là hay khi đọc thơ của ông có một cảm giác như hòa mình vào những vần thơ vậy
 
A

amaranth

Thơ Hàn không phải lúc nào cũng điên :)
Thơ Xuân Diệu thì lúc nào cũng tình :)
Amaranth thích nhất thơ Nguyễn Nhược Pháp, kế là Nguyễn Bính. Thơ của hai ông này mới mà không làm người đọc bỡ ngỡ.
Ví dụ Ở Nguyễn Nhược Pháp:
"Khăn nhỏ đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh áo theo mới
Tay cầm nón quai thao"
Không có gì xa lạ, không có gì đột ngột để khó chấp nhận… nhưng sau một loạt tình tiết đại loại như
"…
Thuyền nan vừa lẹ bước
Em thấy một văn nhân
Người đâu thanh lạ nhường
Tướng mạo trông phi thường (!)
Lưng cao dài, trán rộng :)-/)
Hỏi ai nhìn không thương (8-})

Đêm hôm ấy em mừng
Mùi trầm hương bay lừng
Em nằm nghe tiếng mõ
Rồi chim kêu trong rừng

Me bảo: «đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
Quan Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau»
Em ư, em không cầu
Đường vẫn thấy đi mau
Chàng cũng cho như thế
Ra, ta hợp tâm đầu (;)))
…"
thì một cô bé "Em tuy mới mười lăm" cuối cùng cũng đến mức…
"Nghi ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng"
Ai có thể bảo tiếng thơ này không "mới" :)
 
A

amaranth

Còn như ở Nguyễn Bính, thử xem bài Lỡ bước sang ngang (1940)
Vẫn là lối thơ lục bát thân thương, vẫn là những làn điệu, những câu từ, những hình ảnh quen thuộc trong tiềm thức mỗi con người Việt Nam
"…
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa

Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng

Cách mấy mươi con sông sâu
Cùng trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh

Một đi bảy nổi ba chìm,
Trăm cay ngàn đắng con tim héo dần

Chị tôi (nước mắt đầm đìa)
Chào hai họ, để đi về nhà ai
…"
Vẫn là những cảnh ngộ đau thương chung của những cô gái nông thôn
"…
Dù em thương chị mười phần
Cũng không ngăn được một lần chị đi

Mẹ trông theo, mẹ thở dài

Tôi ra đứng tận đầu làng
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa
Trời mưa ướt áo làm gì
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng

Ở nhà em nhớ mẹ thương

Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời giông bão, giữa tràng giang lật thuyền

Mười năm gối hận bên giường
Mười năm nước mắt bữa thường chan canh
Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Mười năm lòng lạnh như tiền
…"
Vâng, đại loại là thế, những cảnh vật, những con người… thảy đều rất gần gũi, rất thân quen với làng quê Việt Nam…
Thế nhưng đằng sau đó là một đột phá rất chi là mới mẻ, và, ở một chừng mực nào đó, đã mang tinh thần cách mạng
"Nhưng em ơi, một đêm hè
Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn

Chị từ dan díu với tình
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng
Tim ai khắc một chữ «nàng»
Mà tim chị, một chữ «chàng» khắc theo
…"
Dẫu thế, thơ Mới vẫn có những hạn chế nhất định… và Lỡ bước sang ngang cũng không ngoại lệ… cái "cách mạng" của nó cũng chỉ dừng ở mức tự phát, và rồi cũng chóng lụi tàn
"…
Nhưng yêu chỉ để mà yêu
Chị còn dám ước một điều gì hơn

Rồi đêm kia lệ ròng ròng
Tiễn đưa người ấy sang sông, chị về

Em về thương lấy mẹ già
Đừng trông ngóng chị nữa mà uổng công
Chị giờ sống cũng bằng không
…"

Thế đấy, cả một bi kịch trào ra đầu ngòi bút, với những trăn trở, những bối rối từ một góc nhìn mới, những loay hoay tìm kiếm giải pháp mới… tất cả những thứ ấy, được khéo léo truyền tải bên trong một lớp vỏ quen thuộc và dễ chấp nhận với mọi người. Đó mới là cái thơ Mới mà Amaranth yêu thích.
(Còn thơ kiểu muốn viết gì viết như văn xuôi ngắt dòng thì… xin lỗi, đây cảm không vào)
 
1

123konica

Thơ Nguyễn Nhược Pháp trong trẻo, Nguyễn Bính giản dị...
Nhưng tớ thì ko khoái thơ mới lắm. Mấy "anh" thi sĩ thơ mới, lúc nào cũng nhìn đời theo cái kiểu... quái quái, lằng nhà lằng nhằng, đau hết cả đầu. Tớ cũng ko nói là tất cả đều thế, như Nguyễn Nhược Pháp hay Nguyễn Bính trên kia chẳng hạn. Ờ thì bới móc mãi, cũng thấy các ông í "mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí", rồi thì" yêu nước, đứng giữa quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương"...
Thơ mới có 3 trường phái( xu hướng, gì gì đó) chính: Trường phái ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp, tiêu biểu là ông Xuân Diệu; trường phái tìm về tinh hoa thơ Đường, đại diện là sếp Huy Cận; trường phái tìm về hồn thơ dân tộc( ca dao dân ca đấy), tiêu biểu là ông Nguyễn Bính.
Nhưng, phải nói là,đọc thơ sau 75 của mấy ông thi sĩ thơ mới này, thấy...cứ thế nào ấy!
Quan trọng là tớ chưa tìm hiểu nhiều về thơ mới, mà cũng chẳng muốn tìm hiểu mấy. :)
Ai yêu thơ mới thì cứ yêu, ai thích thơ mới thì cứ thích, tớ ko khoái, phải học thì cứ học thôi.
Have a good day!
 
Y

yankante

Em thik thơ chứ hem thik nhà thơ mấy, như pài "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư í, em thik nhất đóa
 
H

huongdiep

Tiếng thu - Lưu Trọng Lư

Em không nghe mùa thu
Tiếng trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
 
H

hoankc

tui thích thơ Hàn Mặc Tử
nhất là 2 bài "Em đi rùi" và "còn chi nữa bạn hiền"
 
H

huongdiep

(tác giả: Nguyễn Quý Đại)

Từ năm 1917 trên Nam Phong Tạp Chí học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) nhận xét về thi ca Việt Nam “phiền phức luật lệ ràng buộc ...”, năm 1928 báo Trung Bắc Tân Văn xuất hiện bài thơ đầu tiên không niêm luật hoàn toàn mới lạ, La cigale et la fourmi / Con ve sầu của La Fontaine nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) dịch. Mãi cho đến năm 1932 sinh hoạt văn nghệ được đổi mới khởi đầu phong trào thơ mới, chống lại khuôn sáo cũ của Đường thi gò bó, chật hẹp, niêm luật trở ngại nhiều cho thi nhân với ý thơ đang bay vào cõi mộng.

Tờ Phụ Nữ Tân Văn ngày 10.3.1932 trình làng bài Tình Già của nhà văn Phan Khôi (1887-1959) là một nhà cách mạng trong nền thi ca Việt Nam, thể mới tự do, không theo lối thơ đường luật, đã ảnh hưởng lâu đời của các thi nhân lão thành. Phan Khôi đã can đảm như Kha Luân Bố đi tìm miền đất hưá cho thế hệ mai sau.

Tình Già của Phan Khôi là một làn gió mới, xô ngã bức tường thành khép kín dưới thời phong kiến, thơ mới ra đời thật phong phú, mang tinh tuý của dân tộc Việt Nam, thơ không bị gò bó, bị phái cựu học chống đối ,nhưng được sự đón nhận và hoà nhịp cổ động cho phong trào thơ mới như: Lưu Trọng Lưu, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Huy Thông, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ, Tế Hanh, Nguyễn Vỹ ... Thơ mới là một di sản vô giá, xóa bỏ được ngăn cách giữa con người và thiên nhiên, thi sĩ làm thơ theo rung động của con tim, không phải ngồi ôm đầu tìm niêm luật điển tích ước lệ theo khuôn vàng thước ngọc ... Từ năm 1933 ảnh hưởng văn học Tây phương mở đầu một nền thi ca thi nhân với sinh khí mới .

Kỷ niệm ngày giỗ thứ 46 của nhà văn Phan Khôi mất ngày 16.01.1956, tôi trích lại một vài giai thọai và bài Tình Già của nhà văn Phan Khôi để tưởng nhờ người có công đóng góp cho văn học Việt Nam.

Học giả Nguyễn Tấn Long đã viết “Phan Khôi đem đến làng thơ Việt Nam bầu không khí khác lạ, một thể thơ mới hoàn toàn từ hình thức đến nội dung. Nó đã phá cái cổ lệ để chính thức cho chào đời một lối thơ mới, mở màn cuộc thay đồi quan trọng của thi ca dân tộc ...” (VN thi nhân tiền chiến trang 87).

Tình già tiêu biểu cho thể thơ mới từ hình thức đến nội dung và âm điệu, tình yêu thời ấy ảnh hưởng Nho giáo “Nam nử thụ thụ bất thân”, Nhưng Phan Khôi đã đưa tự do luyến ái, hai người “dám” ngồi bên nhau trong gian nhà nhỏ than thở chuyện tình ,tình yêu “thì vẫn nặng”, nhưng có thể hoàn cảnh gia đình hay xã hội để rồi “lấy nhau thi hẳn là không đặng” nên phải chia tay nhau …

Tình già của Phan Khôi cũng như mối tình của thế hệ chúng ta sau 1975. Tình yêu bị chi phối bởi biến cố đất nước, nhiều người phải đi vào tại tập trung cải tạo, hay đi vượt biên tìm tự do, đành bỏ người yêu ở lại, thời gian đi mãi không thể đợi chờ, nên mỗi người phải chọn cho mình một mái ấm gia đình. Đến giai đoạn lúc chính quyền Việt Nam đổi mới mở cửa cho Việt kiều về thăm Quê hương, tìm thăm lại cố nhân mái tóc đã đổi màu “nếu chẳng quen lung chớ nhìn ra được”! Dù tình cũ nghiã xưa có trở về trong lòng của hai người, nhưng phải dừng lại trong giới hạn “ôn chuyện cũ mà thôi, Liếc mắt đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi.”

Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong tập Nhà Văn Hiện Đại “Phan Khôi là một trong nhưng nhà văn xuất sắc nhất trong phái nho học ở một nhà cựu học như ông, người ta đã thấy nhiều cái mới quá, nhiều cái mà nhiều nhà tân học cũng cho là 'mới quá'. Đó thật là một bất ngờ.”

Phan Khôi với bút hiệu “Tout seul / một mình” có lẽ đúng với đời ông, sống cô đơn, chết cũng trong cô đơn ở Hà Nội. Tuổi già bị bệnh mất ngày 16.01.1956 không người thân bạn bè đưa tiễn đến nơi an nghỉ cuối cùng (!!) bởi vì kẹt trong vụ án Nhân Văn (mời độc giả vào trang www.phanchautrinhdanang.com số tháng giêng năm 2005 tôi viết rõ về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Khôi). Phan Khôi từng lưu lạc ở Cà Mau, rừng núi thưọng du Bắc Việt trong thời gian kháng chiến chống Tây, không viết báo nhưng đã để lại những vần thơ thương cảm.

Phan Khôi nổi tiếng trong thi đàn Việt Nam, ông còn là nhà viết báo, lý luận hay, thường bút chiến với nhiều nhà văn thuộc giới nho học, như Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, ông dám kết án Phạm Quỳnh là “học phiệt” phê bình bộ Nho Giáo của sử gia Trần Trọng Kim. Ông xuất thân từ Quảng Nam “Quảng Nam hay cãi …”, nhưng cãi để đưa những đề tài trong sáng và xây dựng, không ác ý vì nghề nghiệp. Phan Khôi với đức tính muốn phục vụ chân lý, và lẽ phải. Phan Khôi lúc 18 tuổi đậu tú tài Hán văn, sau nầy học thêm chữ Quóc ngữ Pháp văn. từng dịch bộ Kinh thánh Tin Lành đầu tiên tại Việt Nam. Ông không ngại sửa văn của những người thuộc giới cựu trào nho học, “không phải tôi chê các cụ đã viết sai, nhưng tôi chê các cụ chưa viết đúng theo lề lối và tinh thần của người Tàu. Nên nhớ chữ Nho là chữ Tàu ...”

Nhà văn Lại Nguyên Ân đã sưu tầm những bài báo in thành sách (Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1928, do nhà xuất bản Đà Nẳng phát hành năm 2003).

Phan Khôi còn nhiều giai thoại khá hấp dẫn như “lý luận Phan Khôi”, “Khoai nhạc ngựa”, “Con gà xã hội chủ nghiã”, nhưng tôi trích lại câu chuyện! châm biếm giới quan lại dốt nát (ngày xưa gọi là quan còn ngày nay là Huyện, Tỉnh, Bí thư, Giám đốc ...) giữ việc trị dân

“Đọc lệch giết người” để độc giả đọc thêm cho vui

Thừa đêm mưa gió, một tên đạo chích lén trộm chiếc chuông của chùa làng, và bị bắt. Nội vụ giải đến huyện quan. Ai cũng tưởng tên trộm sẽ bị tù, nào ngờ Quan huyện (ngày nay trong nước thường gọi là “Thủ Trưởng / hay Thủ Tướng” tha ngay hắn về.

Không bao lâu, làng lại bắt được một tên trộm chiếu và cũng giải nạp lên huyện đường. Nhưng lạ thay, quan Huyện (Thủ trưởng) dạy đem chém đầu tên trộm chiếu.

Hội đồng làng chẳng hiểu ra sao cả, trộm chuông là trọng tội mà được tha, còn trộm chiếu coi như cắp vặt lại bị giết, Thế là cả hội đồng làng kéo nhau lên huyện đường để nhờ quan chỉ dạy.

Huyện quan tỏ ra là bậc “dân chi phụ mẫu” dạy rằng:

“Các ngươi làm sao hiểu thấu phương cách chăn dân trị nước của bậc Thánh hiền. Ta đây xét xử mọi việc đều theo sách vở nghìn xưa để lại, bởi sách có câu: Phu tử chi đạo kỳ chung thứ giả, nghiã là Đức Phu tử dạy, trộm chuông thì hãy tha. Lại có câu: Triều văn đạo tịch tử khả hỉ, nghiã Triều đình truyền ăn trộm chiếu thì phải tội chết, Bởi các ngươi còn tối sách vở thánh hiền thì làm sao thông đạt nghiã lý.”

Hội đồng làng gật gù, tỏ vẻ khâm phục xá dài nói:

“Bẩm quan ngài, Ngài qủa là người thông đạt thiên kinh vạn sử, lũ chúng con sao sánh bằng.”

Vì bị chết oan, hồn tên trộm chiếu vất vưởng xuống Diêm đình đầu cáo Diêm Vương cho qủi sứ lên bắt hồn quan huyện xuống đối chất.

Diêm vương phán hỏi:

“Nhà ngươi xét xử thế nào mà tên nầy xuống đây kêu oan?”

Huyện quan thưa:

“Bẩm Diêm chuá, chúng con đứng ra chăn dân, cầm cân nẩy mực lẻ nào không hiểu lời Thành hiền dạy , Sách có câu “Phu tử chi đạo kỳ chung thứ giả” và “Triều văn đại tịch tử khả hỉ”. Con đã theo đúng sách vở mà tha cho tên trộm chuông và giết tên trộm chiếu để răn dạy kẻ khác.”

Nghe xong Diêm vương vổ án:

“Thôi rồi, Nhà ngươi làm đến chức Huyện quan mà hiểu sai bét cả sách vở Thánh hiền thì làm sao sao không giết oan uổng mạng người “Phu tử chi đạo kỳ trung (không phải chung) thứ giả”, nghiã là Đạo của Phu tử chi đạo kỳ trung thứ giả. chữ trung là trung dung, tức cái đạo không thiên về mặt nào mà mi đọc lệch chung ra cái chuông. Còn câu kia Triêu (không phải là triều là chữ đồng tự dị âm), văn đạo tịch tử khả hỉ, nguyên văn câu cuả thầy Nhan Hồi, học trò đức Khổng Tử viết để tỏ nhiệt tình với đạo của thấy có nghiã “sáng mà nghe được mùi đạo trung thứ chiều chết cũng cam”.

Triêu mà mi đọc là lệch là “triều” là triều đình, còn tịch là “buổi chiều” tịch dương mà mi đọc là “chiếu”. Để rồi giết oan một mạng người. cái dốt của nhà ngươi sẽ còn gây thêm nhiều oan khổ cho dân lành. Vậy ta bắt nhà ngươi đầu thai làm chó để bù tội lỗi.”

Quan lại sợ hãi, khúm núm thưa van xin:

“Thưa Ngài, Ngài có cho con đầu thai làm chó xin Ngài thương tình cho con làm con chó nái.”

Diêm vương ngạc nhiên hỏi:

“Chó đực hay chó cái đều là kiếp chó. Tại sao nhà ngươi xin đầu thai làm chó nái?”

“Bẩm Ngài, sách có câu “Lâm tài mẫu cẩu đắc, lâm nạn mẫu cẩu miễn”, con muốn đầu thai làm chó nái để “Gặp tiền thì chó mẹ được hưởng, gặp nạn thì chó mẹ được miễn.” Xin Ngài cho con làm chó nái.”

Diêm vương lắc đầu, chán nản:

“Thôi lại là cái dốt đặc cán mai của nhà ngươi. Lâm tài mẫu (mẫu đây có nghiã là không nên chứ không phải mẫu là mẹ) cẩu đắc, lâm nạn mẫu cẩu miễn nghiã là: gặp tiền tài không nên lấy bửa bãi, gặp nạn chớ bỏ qua. Thế mà nha ngươi hiểu ra “Chó nái dễ được tiền, tránh được tai nạn”. Thôi ta không cho ngươi đầu thai làm chó nái mà phải chôn sống nhà ngươi.”

Huyện quan than khóc: “con đập đầu trăm lạy nếu Ngài chôn sống con xin ngài rộng lượng chôn từ cổ trở xuống”.

Diêm Vương hỏi chứ đầu cho mi thở:

“Thưa sách có câu: Thiên niên mai cốt bất mai tu (tu đây có nghiã là xấu hổ, giống như cọp chết để da người ta chết để tiếng) tu ở đây không phải là râu nhưng Huyện quan hiểu rằng ngàn năm chôn xác chứ không chôn râu …” (VN thi nhân tiền chiến trang 85)

Xã hội thời phong kiến, không phát triển về tự do ngôn luận hay nhân quyền, bởi vì đời sống dân trí còn thấp, nhưng ngày nay cũng nhiều nơi trên thế giới dù đất nước phát triển, thống nhất, hoà bình nhưng vẫn còn dung túng bọn quan lại dốt nát, không học nhưng mua bằng cấp ăn trên ngổi trốc có điạ vị cai trị dân độc tài bóc lột làm đất nước thêm khổ đau, người dân luôn sống trong trình trạng thấp cổ bé miệng! Chúng tôi xin đốt nén nhang tuởng nhớ cụ Phan Khôi mong Cụ chia sẻ với thế hệ chúng tôi, dù ngày nay là thế kỷ thứ 21!! vẫn còn như ngày Cụ còn tại thế!!
 
H

huongdiep

TÌNH GIÀ- Phan Khôi - Bài Thơ đầu tiên của phong trào thơ mới


Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
hai cái đầu xanh kề nhau than thở;
- "Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi bằng sớm liệu mà buông nhau!"
- "Hay nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính chuyên thủy chung!"

Hai mươi bốn năm sau,
tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
đố có nhìn ra được ?
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
con mắt còn có đuôi.

Tình già được đăng trên tờ Phụ nữ tân văn ra ngày 10-3-1932, đánh dấu sự ra đời của phong trào Thơ mới.
 
Top Bottom