thơ mới thường buồn, chứng minh thế nào hả mấy a c?

N

niemkieuloveahbu

Bạn tham khảo mấy kinh này,:)

Link 1

Link 2

Kể từ lúc khai sinh đến nay, Thơ mới đã có ngót 80 năm hiện hữu trong lịch sử văn học hiện đại. Thời gian đã đủ để biến những chàng thanh niên với mốt y phục tân kì (ý của Hoài Thanh khi viết về Xuân Diệu trong Thi nhân Việt Nam) từng góp mặt làm nên Thơ mới thành những ông già lụ khụ hoặc thành người thiên cổ. Trong ngót tám mươi năm đó, Thơ mới cũng đã nếm trải số phận hết sức thăng trầm. Khi được cưng chiều, âu yếm bởi những vòng tay đón nhận tất hữu; nhưng cũng có khi bị hắt hủi, bầm dập bởi đòn roi từ những cơn thịnh nộ thất thường. Nhưng rút cục, Thơ mới vẫn không cũ bởi những phẩm chất cách tân của chính nó. Sinh thời, trong khi xiển dương công trạng của Thơ mới, Hoài Thanh xác nhận nó đã “phá vỡ những khuôn khổ nghìn năm không di dịch”. Phải chăng khuôn khổ ấy chính là những quy phạm chặt chẽ của Đường thi, Tống thi từng được xem là “khuôn vàng, thước ngọc” trong thi ca Trung đại? Tuy đến nay, nhiều vấn đề của Thơ mới đã tự khoác lên nó tấm áo choàng vẻ như đã sờn cũ, nhưng ý nghĩa cách tân của hiện tượng thi ca lịch sử vừa như khá phổ biến ở các nước trong khu vực Đông và Đông - Nam châu Á; vừa như một sự đột khởi, đột biến trong lịch sử văn học Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX này vẫn luôn luôn đủ sức hấp dẫn, mời gọi đối với những ai không thờ ơ trước sự vận động không ngừng của đời sống văn học.

Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tuy thời gian ngắn nhưng có đời sống thể loại vừa “hoàn chỉnh”, vừa “năng động”. Theo Vũ Tuấn Anh, “Giai đoạn văn học này tồn tại với tư cách và quy mô của một hệ thống văn học hoàn chỉnh và đạt đến những thành tựu đỉnh cao”[2,22].

So với tiểu thuyết, kịch nói, thơ tuy khởi động cách tân hơi chậm, nhưng lại nhanh chóng tạo được vị thế và có một diện mạo độc đáo trong nền văn học hiện đại. Thành tựu của Thơ mới không chỉ là dấu ấn khắc đậm sự biến cải to lớn của thơ ca một thời mà còn đặt nền móng, tạo đà cho thơ phát triển sau này. Bàn về Tinh thần nhận chân các giá trị của thế kỷ XX, sau khi sơ bộ điểm qua lịch sử tiếp nhận và đánh giá Thơ mới trong thế kỷ XX, Phan Trọng Thưởng đã khẳng định giá trị đích thực của Thơ mới: “... những biến chuyển mang tinh thần thế kỷ XX đã trả Thơ mới về vị trí vốn có của nó trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ mới lại được in ra, được đánh giá lại với tinh thần khách quan, khoa học hơn. Những luận điểm bất cập, cực đoan, thái quá đối với mặt này, mặt kia của Thơ mới đã được điều chỉnh. Những người trước đây từng bằng cách này hay cách khác xa lánh Thơ mới thì nay lại công khai nhận lại vinh quang của mình, "công khai thừa nhận ảnh hưởng của Thơ mới”[95,204].

Vấn đề thể loại của Thơ mới đã có nhiều công trình đề cập, song do những mục đích khoa học cụ thể, các tác giả chưa lưu ý đến vấn đề này một cách tập trung và hệ thống. Kế thừa những người đi trước, đặt vấn đề nghiên cứu sự vận động thể loại của Thơ mới trong cái nhìn bao quát cả chặng đường lịch sử, chúng tôi thiết nghĩ vẫn là đề tài khoa học mang tính thời sự, vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa lí luận.

Thơ mới ra đời, phát triển và phân hóa trong thời gian ngắn, nhưng sự vận động ở bình diện thể loại khá đậm nét. Hướng nghiên cứu này cũng giúp nhận diện rõ hơn những yếu tố cấu thành, diện mạo, bước đi, những đặc điểm thơ nói riêng của một hiện tượng thơ ca không lặp lại trong văn học Việt Nam. Gần tám mươi mươi năm qua, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, trong từng chặng đường, việc nhìn nhận, đánh giá thơ trải qua nhiều thăng trầm. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng làm rõ hơn ở từng chặng đường những thành công và giới hạn của nó, góp phần đánh giá Thơ mới khách quan. Đặc biệt, thực tế đời sống thể loại thơ trữ tình hiện nay đang có những bước thử nghiệm mới, đã có ý kiến cho rằng đó là bước đi tiếp cuộc cách tân đang dang dở của Thơ mới những năm 1940 - 1945. Ở đây, chúng tôi không đặt ra mục đích nghiên cứu vấn đề này, nhưng bước đầu ít nhiều có thể cung cấp một cái nhìn khách quan, góp phần lí giải tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Đằng sau cái tôi gắn với những mốc lịch sử văn học là cả một cộng đồng quan hệ, một xã hội cụ thể và sau nữa là cả một thời đại. Cái tôi trong văn học ngoài phong cách cá nhân (tác giả) nó còn có phong cách thời đại.

Thơ trữ tình ở thời nào cũng có cái tôi trữ tình. Sự khác nhau của nó là ở chính quan niệm về cái tôi với nhu cầu thẩm mĩ thời đại. Ở công trình này, chúng tôi chú trọng đến cái tôi cá nhân Thơ mới - tiếng nói của tầng lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản trong xã hội thực dân nửa phong kiến những năm 1930 - 1945.

Nguồn: http://trieuxuan.info
 
Top Bottom