thơ lục bát

N

nguyenhanhnt2012

Tham khảo

Đôi điều về thể thơ Lục Bát




Nói đến thơ Lục Bát là nói đến một sản phẩm văn hoá tinh thần độc đáo của dân tộc Việt. Hầu hết những người làm thơ đều đã ít nhất một lần làm thơ Lục Bát. Đã có nhiều tác giả trở thành nổi tiếng với những tác phẩm thơ lục bát mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều, sau này có Nguyễn Bính, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn… cũng đã gặt hái được thành công từ thể thơ Lục Bát.
Thiết nghĩ tìm hiểu đôi điều về thể thơ Lục Bát cũng là điều cần thiết cho cả người làm thơ và công chúng yêu thơ.

1- Thơ Lục Bát là gì?
Thơ Lục Bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.
Một bài thơ Lục Bát thường không bị giới hạn bởi số câu, có thể gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài tới hàng ngàn câu như Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3254 câu (1627 câu lục và 1627 câu bát).

2- Thơ Lục Bát có tự bao giờ?
Người ta đã cất công đi tìm lời giải cho câu hỏi này. Song đáp án vẫn chỉ là những giả thuyết. Bởi Lục Bát xa xưa được lưu truyền tới ngày nay thông qua hình thức truyền miệng nên thật khó có được văn bản Lục Bát đầu tiên.
Nhưng có điều chắc chắn rằng: "Lục Bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn Lục Bát; đồng thời chính Lục Bát cũng đã góp phần làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn".

3- Luật thanh trong thơ Lục Bát:
Cũng như thơ Đường luật, thơ Lục Bát tuân thủ quy tắc “nhất, tam, ngũ bất luận; tứ, nhị, lục phân minh”. Nghĩa là các tiếng 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ.
- Câu lục: theo thứ tự tiếng 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng
- Câu bát: theo thứ tự tiếng 2-4-6-8 là B TB B

Ví dụ 1:
Tôi nghe nẫu cả những chiều
B T B
Câu thơ ngã xuống đổ xiêu mái chùa.

B T B B

(Cuốc kêu – Đồng Đức Bốn)

Ví dụ 2:
Nắng chia nửa bãi chiều rồi
B T B

Vườn hoang trinh nữ khép đôirầu.

B T B B

(Ngậm ngùi – Huy Cận)

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên, còn câu bát lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ như thế này người ta gọi là Lục Bát biến thể.
Ví dụ:

sáo thì sáo nước trong

T T B
Đừng sáo nước đục đau lòngcon.

T T B B
(Ca dao)

hay:
Con lặn lội bờ sông
B T B
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
T B T B
(Ca dao)

4- Cách gieo vần trong thơ Lục Bát:
* Về vần: Có hai loại vần là vần chính và vần thông.
- Vần chính còn gọi là “vần giầu” hoặc “vần sát” gồm những tiếng cùng một khuôn âm như “ao” với “sao”, “mờ” với “tơ”, “tơ” với “chờ”…

Ví dụ:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
(Ca dao)

- Vần thông còn gọi là “vần nghèo” hoặc “vần gượng”, gồm những tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm như “đình” với “cành”, “sen” với “xin”…

Ví dụ:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà…

(Ca dao)
* Gieo vần trong thể thơ Lục Bát như sau:
- Chữ cuối của câu lục phải vần với chữ thứ sáu của câu bát tiếp theo.
- Chữ cuối của câu bát phải cùng vần với chữ cuối của câu lục kế tiếp.

Ví dụ:
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.
(Nụ hôn đầu – Trần Dạ Từ)

Trong thể thơ Lục Bát biến thể cách gieo vần cũng không thay đổi, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là TBTB thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
(Ca dao)

5- Tiểu đối trong thơ Lục Bát:
Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu bát với tiếng thứ tám câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đèo cao con suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều.

(Rừng chiều – Nguyễn Bính)
hay:
Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ.

(Đồng Đức Bốn)
6- Cách ngắt nhịp trong thơ Lục Bát:
Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ, khổ thơ, thậm chí đoạn thơ.
Nhịp thơ giúp người nghe, người đọc cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn. Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn là 2/4 (2/2/2, 4/2) hoặc 4/4 (2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2).

Ví dụ:
Trời mưa ướt bụi/ ướt bờ
Ướt cây/ ướt lá/ ai ngờ ướt em
.

(Ca dao)

Này chồng/ này mẹ/ này cha
Này là em ruột/ này là em dâu.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Nhưng đôi khi để nhấn mạnh hay diễn tả những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột, tâm trạng khác thường, bất định… thì người ta đổi thành nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5…
Ví dụ:
Người quốc sắc/ kẻ thiên tài
Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Buồng không/ lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa/ đã rêu lờ mờ xanh.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
7- Những khuyết điểm thường gặp ở một số bài Lục Bát và cách khắc phục:
Làm một bài thơ Lục Bát thì dễ, nhưng làm một bài thơ Lục Bát hay thì khó vô cùng. Nguyên nhân:
- Thơ Lục Bát là thể thơ có nhiều vần bằng. Theo luật trên thì trong mười bốn chữ của một cặp thơ thì chỉ có 5 chữ là tiếng trắc. Vì vậy, nếu không khéo, bài thơ dễ trở nên nghèo nàn về giai điệu và mang vẻ ê a của những bài vè.
- Diện tích của một cặp thơ quá rộng, trong phạm vi 14 chữ nhà thơ dễ có khuynh hướng kể lể dài dòng. Do đó dẫn tới việc lạm dụng vai trò đẩy đưa của câu lục khiến câu thơ trở thành thừa thãi và bài thơ bị loãng hoặc sử dụng vá víu bốn chữ cuối của câu bát.
Ngoài hai nguyên nhân trên, do đòi hỏi phải gieo cùng vần ở chữ cuối câu bát, chữ cuối câu lục kế tiếp, rồi chữ thứ sáu của câu bát tiếp theo khiến nhiều lúc nhà thơ bị lúng túng trong lúc chọn chữ nên dễ phải chọn chữ gượng gạo để đáp ứng quy luật. Chỉ cần vài ba chữ gượng gạo cũng đủ làm hỏng bài thơ.
Để khắc phục những khuyết điểm trên người làm thơ cần:
- Cố gắng biến câu lục thành một câu độc lập để tránh nguy cơ câu thơ bị thừa thãi.
- Thỉnh thoảng nên dùng tiểu đối trong cả hai câu, đặc biệt là câu bát. Tiểu đối là hình thức đối xứng trong một câu thơ. Theo hình thức này, câu thơ được chia thành hai vế bằng nhau, 3/3 cho câu lục và 4/4 cho câu bát.

Ví dụ:
Mai cốt cách/ tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ/ mười phân vẹn mười.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
hoặc:
Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm trường.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Cố gắng cô đọng bài thơ, tránh khuynh hướng kéo dài lê thê.
- Không nên câu nệ quá đáng về vần, vần chính cũng hay mà vần thông cũng tốt miễn là câu thơ trôi chảy tự nhiên không bị gò bó.
- Bài thơ phải gây được cảm xúc cho người đọc.


Sưu tầm và biên soạn
Đinh Thường
 
T

taitutungtien

Bổ sung về cách phối thanh cho bạn nhé :p~:>:)
Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.


Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả

Theo: vanmauvn.net
 
Top Bottom