Thơ Hồ Chí Minh

G

greenstar131

Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ " Chiều tối" ??? TK:-*


Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người cũng để lại một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú.

Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người bị giam giữ ở nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Tập thơ chẳng những cung cấp cho ta những hiểu biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch, mà quan trọng hơn còn giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm hồn của chính bản thân người đã sáng tạo ra nó, nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh.


Ai cũng mong muốn mình có 1 mái ấm gia đình,đó không có gì là xa lạ, khó hiểu nhưng với Bác Hồ, người không chỉ sống vì riêng mình, không vì hạnh phúc của mình mà suốt đời vì nước, vì dân, không 1 chút riêng tư, bài "chiều tối" có lẽ đã hé mở cho chúng ta nhìn thấy 1 thoáng ước mơ thầm kín về 1 mái ấm gia đình,1 chỗ dừng chân trên con đường dài xa vạn dặm. Bài thơ Bác viết trong gông cùm xiềng xích, trên đường chuyển lao đầy cực nhọc, khổ ải.


" Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;"
Chim bay về tổ, chòm mây lững lờ trôi, những hình ảnh xuất hiện vừa tự nhiên, vừa tất nhiên. Cánh chim chiều mệt mỏi sau một ngày bay lượn kiếm ăn đang tìm về chốn ngủ giống như tâm trạng của người tù ngay lúc này. Một bức tranh đẹp, nhưng buồn, ảm đạm, phù hợp với tâm trạng của Bác. Không gian êm ả, trong trẻo của buổi chiều với hình ảnh cánh chim chiều và chòm mây cô đơn làm cho thời gian, không gian như dừng lại.
Người là như thế đó, dù trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn yêu thiên nhiên, tạo vật, lòng nhân ái của bác cảm động cả đất trời. Qua hai câu thơ, hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm vị trí nổi bật, bác nâng niu từng biểu hiện của sự sống, có ai ngờ rằng thiên nhiên lại hiện lên đẹp và sáng đến thế trong thơ của Bác, lúc đang là một người tù ung dung, tự tại.
" Cô em xóm nói xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng"
Bác đã chuyển tầm nhìn, không chỉ ngắm nhìn những cảnh chim, những chòm mây, bác nhìn từ cao xa đến gần thấp, từ những hình ảnh ước lệ đến những hình ảnh thân thuộc hơn, gần gũi hơn- con người. Khung cảnh thiên nhiên buồn bã nặng trĩu nỗi lòng chuyển sang bức tranh sinh hoạt ấm áp tình người, hình ảnh cô thiếu nữ xay ngô tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, cảm xúc dâng trào trong Bác một cách tự nhiên, không hề có sự sắp đặt trước khi bác nhìn thấy ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như cũng ấm lên và niềm khao khát hạnh phúc của sự sống, sự tự do, niềm vui lao động. Hình ảnh lò than rực hồng cũng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, nâng niu tất cả chỉ quên mình là người tù vĩ đại, một tâm hồn tự do, không tù ngục, xích xiềng nào giam giữ nổi của bác.
Chính tình cảm toả ra từ lòng người đã xua tan cái lạnh lẽo, cô đơn của con người và cảnh vật, toả sáng mãi đến ngày hôm nay, đến mai sau.
 
Top Bottom