Văn thơ ca giai đoạn 1930-1945

tạ khánh linhh

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười 2017
118
110
69
20
Hà Nội
THCS CHu Văn An

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
cho biết sự giống và khác nhau giữa hai bài thơ "nhớ rừng" của thế lữ và "khi con tu hú" của tố hữu.(làm thành bài văn, không chép mạng...xin cảm ơn)
gợi ý : Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
Cảm thụ và phân tích tác phẩm thơ hiện đại cũng có những nguyên tắc chung trong việc tìm hiểu tác phẩm thơ trữ tình, nhưng cần chú ý đến những đặc điểm của thơ hiện đại trong sự phân biệt với đặc điểm của thơ trung đại.
Sự khác biệt bộc lộ trên nhiều phương diện, từ hệ thống đề tài, cảm hứng đến cách tổ chức kết cấu; từ cách xây dựng hình ảnh, cái tôi trữ tình đến thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu.
Thơ hiện đại vẫn có sự kế thừa nhất định những yếu tố nghệ thuật và cả nội dung của di sản thơ ca trung đại, nhưng bao giờ cũng là sự kế thừa có chọn lọc và biến đổi.
+Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
+Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
cho biết sự giống và khác nhau giữa hai bài thơ "nhớ rừng" của thế lữ và "khi con tu hú" của tố hữu.(làm thành bài văn, không chép mạng...xin cảm ơn)
Hướng dẫn:
I, Mở bài:
-Dẫn, giới thiệu về hai bài thơ có sự giống và khác nhau.
Ví dụ: Đất nước Việt Nam từ xa xưa đến nay luôn phải đấu tranh giành lại độc lập và tự do từ tay những kẻ cướp nước. Lấy từ tâm trạng căm phẫn đó, Thế Lữ đã viết bài "Nhớ rùng" và Tố Hữu đã viết "Khi con tu hú". Các tác phẩm đó đã làm tăng thêm máu lửa cho nền thơ, văn Cách mạng Việt Nam mặc dù hai tác phẩm còn nhiều điều khác biệt.
II, Thân bài:
1, Điểm chung của hai tác phẩm: được ra đời vào nhưng năm 30 của thế kỉ 20, khi nước ta còn phải chịu nhiều đau thương mất mát, mất tự do, chịu khổ sai dưới chế độ một cổ hai tròng.
-Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước, đặc biệt là khá vọng giành được tự do và độc lập.
2, Điểm khác nhau giữa hai tác phẩm:
a, Bài thơ Khi con tu hú:
-Người chiến sĩ Cách mạng thiết tha với cuộc sống tư do.
-Trong cảnh tù túng => Người chiến sĩ muốn đạp tan nhà tù để được ra ngoài tự do=> tinh thần phản kháng quyết liệt.
-Người chiến sĩ muốn bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
=> Hoàn cảnh tù túng đã làm tăng lên tinh thần phản kháng và đấu tranh.
b, Nhớ rừng của Thế Lữ:
-Thể hiện gián tiếp khát vọng độc lập tự do.
-Sự uất hận, khát vọng tự do.
-Nhân vật chính ở đây chịu hoàn cảnh trái ngược với quá khứ.
-Thái độ phản kháng chưa được bộc lộ, nhân vật chính chỉ biết hồi tưởng về quá khứ để quên đi hiện tại.
3, Đánh giá, nhận xét:
-Sự giống và khá nhau không làm mất đi giá trị của tác phẩm mà góp phần tạo nên nét riêng biệt của thơ ca cách mạng và trữ tình, tăng lên tinh thần dân tộc.
III, Kết bài:
-Khẳng định lại giá trị của hai tác phẩm đôi với nền thơ ca Cách Mạng Việt Nam.
Chúc bạn học tốt với dàn ý mình triển khai!!! :D
 
  • Like
Reactions: tạ khánh linhh
Top Bottom