Đọc thơ Bác Hoàng Trung Thông có nhận xét:
"Vần thơ Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Bằng hiểu biết của em về " Nhật ký trong tù" của HCM hãy làm sáng tỏ "Cái tình" trong thơ Bác (giúp mình nha)
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ, một nghệ sĩ lớn. Và đôi lúc, Bác còn thể hiện là một người rất đa tình mỗi khi tâm hồn thanh thản, cảm xúc thăng hoa. Chính những lúc như thế, tình thơ trỗi dậy, ý thơ chào dâng. Nhưng lúc nào cũng vậy, Bác vẫn luôn giữ cho mình một phẩm chất, một nhân cách thanh cao và giản dị. Trải mình ra với muôn nơi, với muôn người cùng khổ để tìm hiểu vàđộng viên, để cảm thông và chia sẻ, để trải nghiệm và để cứu dỗi...vốn là bản ngã cố hữu của tâm hồn Người. Chúng ta vẫn thường thấy trong những vần thơ Bác viết một vẻ đẹp khỏe khoắn, lạc quan dù có phải trải qua bao nhiêu hiểm nguy, gian khổ. Ánh sáng của niềm tin ấy, của nhân cách ấy đã tạo nên những sáng tác văn chương để đời. Cảm hứng lên cao của Hồ Chí Minh là một trong những suối nguồn đã tạo nên những sáng tạo nghệ thuật làm rung động bao nhiêu trái tim con người (ở đây chọn khảo sát tác phẩm
“Thượng sơn” - sáng tác năm 1942).
Thi sĩ phải là người đa tình, nhưng điều đó lại phụ thuộc vàocốt cách riêng của từng người. Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lớn đồng thời là một kho thơ sôi nổi, phong phú vô cùng. Cốt cách của một nhà cách mạng quy định Bác là con người thi nhân, con người đa tình.
Nên hiểu đa tình ở đây là giàu tình cảm, một tình cảm lớn mà khát khao không bao giờ thỏa. Vì vậy, đối tượng của tâm hồn thi nhân cũng không ngừng lớn lên cùng với cảm hứng nghệ thuật. Người biến cảm hứng đó thành thơ, thành tình cảm thẩm mĩ lay động lòng người. Có lẽ, lúc Người đi tìm sự rung động của tâm hồn trong những cử chỉ đẹp hay hành động đẹp, trong một khung cảnh nên thơ hay một tình huống động lòng... thì cũng là lúc. Người tự họa chính mình, khám phá những thang bậc cảm xúc của mình một cách hết sức tự nhiên. Ta tìm thấy trong thơ của Người những rung động khác nhau được thể hiện trên nhiều bình diện nhưng chung quy đều khởi nguồn từ một chủ thể, một nhân cách là nhân cách Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là một thi nhân có thể làm chủ được mọi sáng tạo nhưng luôn khiêm tốn với những sáng tác nghệ thuật của mình. Trong thơ của Người, thiên nhiên và nhân quần luôn được nhìn bằng một trái tim chân thành, tự nhiên và lạc quan đến lạ kì. Trong giới nghệ thuật ấy đôi khi chứa chan tình cảm đồng bào, đồng loại, hoặc có khi lại là những rung cảm chân thành về một thiên nhiên đậm chất thơ hay một khung cảnh gợi tình nào đó. Tất cả đều mang vẻ đẹp hồn nhiên và đắm đuối.
Vì thế cho nên, khám phá thế giới nghệ thuật thơ của Hồ Chí
Minh vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì cảm xúc nghệ thuật được bày tỏ chân thành trên bề mặt câu chữ mà không cần nhọc công khám phá. Cảm xúc ấy được dẫn dắt bởi một tư tưởng kiên định và
nhất quán. Nhưng chính vì thế mà rất khó cho những người
muốn hiểu hết cái hay, cái đẹp trong thơ của Người nên rất dễ đi theo lối mòn của người đi trước. Hình ảnh trong thơ của Người cũng khiến ta đôi khi rất khó phân tích cho thật thấu đáo, bởi vì có những hình ảnh giản dị, hàm súc đến không ngờ nhưng
lại vô cùng tinh tế, sâu sắc, ngôn từ đơn giản mà ý thì thăm thẳm.
Ở bài thơ Thượng sơn nghệ thuật thể hiện thật là tinh diệu.
Hồ Chí Minh làm thơ điêu luyện đến mức tự nhiên:
Lục nguyệt nhị thập tứ Thượng đáo thử sơn lai Cử đầu hồng nhật cận Đối ngạn nhất chi mai.
Trong hai câu đầu của bài thơ này, giá trị của kể lại thiên nhiên nhiều hơn giá trị đích thực của thơ. Thời gian được xác định đến từng ngày, tháng và cả địa điểm cũng được nói tới (thử - này). Tính hiện thực trong văn xuôi dường như là chủ ở đây về cả nhịp, giọng và nghĩa. Đó cũng là điều ta thường hay thấy trong một số bài thơ của Người. Cái trong sáng bình dị của ngôn ngữ đời thường đã đi vào trong thơ Bác hồn nhiên đến mức không cần nhiều nghệ thuật. Hồ Chí Minh là thế, đơn giản như lòng mình. Lấy cái tâm sáng để nhìn cuộc đời phức tạp, chính là hành động bộc lộ khí độ, bất phàm của bậc vĩ nhân.
Bác không định tâm làm thế nhưng ta vẫn thường thấy cái phong thái ấy của Người thấp thoáng ở trong văn chương và trong đời sống hằng ngày.
Hồ Chí Minh vẫn làm thơ tứ tuyệt nhưng trong bài thơ này tình điệu rất tự do, bình dị và trong sáng. Trong hai câu đầu bài Thượng sơn, ý thơ thực sự chưa có. Đây thực chất là lời kể của một “hành nhân” tự nhiên, tự tại đến vô tư. Bác không trọng ước lệ mà luôn muốn tìm đến một cách thể hiện đơn giản nhất có thể. Và chính vì thế mà cảm xúc nghệ thuật mới đạt tới sự thăng hoa cao độ. Kết tinh của chất thơ.
Từ đó mà hiện. Và từ “hành nhân” Người bỗng chốc trở thành “thi nhân”. Cái tình mộc mạc ấy đã chiếm lấy một nửa số câu chữ của bài thơ và cơ hồ nó còn cùng với niềm rung cảm của Người để tràn sang đôi câu còn lại. Với một phong thái tự nhiên, đĩnh đạc, thơ Người đã làm mê đắm biết bao thế hệ,và giá trị của nó còn mãi nguyên vẹn tới mai sau!