Môn học khác Thiên văn học

Ats Nguyễn

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười một 2018
116
81
31
19
Hà Tĩnh
THCS Lam Kiều
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như ta biết Thiên văn học còn là một môn học khá mới mẻ ở VN cũng chinh vì vậy hôm nay mk sẽ giới thiệu cho các bạn biết về 1 chủ đề liên quan tới Thiên văn đó chính là :"HỆ MẶT TRỜI"
Hệ Mặt Trời của chúng ta (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa .Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ, và hai hành tinh nằm ngoài cùng,Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương
Hệ Mặt Trời cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loạiBên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan. Giữa hai vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ,Ceres, Pluto,Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn.Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này tạo ra mộtbong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán.
Trên đây là những kiến thức hết sức cơ bản về hệ mặt trời mà chúng ta cần biết
 
Top Bottom