Thích nghi Thực vật

S

songthuong_2535

Thích nghi Thực vật
Tại sao cây trên núi cao thường thấp và có màu sặc sỡ?

Trả lời:

* Cây trên núi cao thường thấp vì:

+ Trong các màu cơ bản của ánh sán, ánh sáng màu đỏ làm cây phát triển nhanh nhất, ánh sáng màu tím cản trở sự phát triển của cây. Trên núi cao tia tím và tia ngoại tím rất ít bị hấp thụ, nên nó ức chế sự phát triển của cây.

+ Trên núi, không khí loãng, đất mỏng và bị rửa trôi nên không màu mỡ, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước. Hơn nữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau quá nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

* Cây trên núi cao thường có màu sắc sặc sỡ vì:

+ Điều kiện không khí trên núi cao trong lành, ít bụi.

+ Nguyên do là tia tử ngoại trên núi cao chiếu rất mạnh, làm cho nhiễm sắc thể của tế bào thực vật bị phá huỷ, gây trở ngại cho sự tổng hợp chất nucleotid, phá hoại phản ứng trao đổi chất của tế bào, rất bất lợi cho sự sống của cây. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài với môi trường sống khắc nghiệt đó, cây trên núi cao đã tạo ra nhiều chất dạng caroten (trong đó có carotin và carotinol) để chống đỡ, vì hai chất đó hấp thụ nhiều tia tử ngoại, làm cho tế bào dần thích ứng với môi trường.

+ Việc tạo ra nhiều chất dạng caroten và antocyan đồng thời cũng khiến màu hoa vô cùng sặc sỡ, bởi vì các caroten làm cho hoa hiện màu da cam, màu vàng tươi rực rỡ, còn antocyan làm cho hoa có màu đỏ, lam, tím… Trong hoa có nhiều sắc tố như vậy, dưới ánh sáng càng trở nên rực rỡ hơn.
 
M

mrtori

Bổ xung

Ý thứ nhất của bạn chưa hợp lý:
Không thuyết phục, ánh sáng và không khí ảnh như thế nào tới chiều cao cây?

Ý thứ hai bạn trả lời đúng một phần nhưng chưa thuyết phục, Câu hỏi là hỏi màu sắc của toàn cây chứ không phải chỉ có hoa
 
K

kool_boy_98

Tham khảo câu 1:

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú lùn". Tại sao vậy nhỉ? Thì ra, thừa ánh sáng, thừa gió nhưng lại thiếu chất đã khiến chúng khó mà phổng phao được.

Một là, do ánh sáng mặt trời gồm 7 mầu thành phần là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tác động khác nhau đến sự phát triển của cây, trong đó ánh sáng đỏ ít gây trở ngại nhất, ánh sáng lam tím gây trở ngại nhiều nhất. Sống trong môi trường không có ánh sáng tím, cây sẽ vươn dài rất nhanh. Trên núi cao, do không khí loãng, ít bụi, lại tương đối trong suốt nên tia tím và tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời rất ít bị hấp thụ. Chính chúng đã khống chế sinh trưởng của cây mạnh hơn ở đồng bằng nhiều.

Hai là, trên núi cao không khí loãng, đất cũng rất mỏng, thậm chí không có lớp đất màu, vì thế nước và chất dinh dưỡng rất dễ bị rữa trôi. Nhiệt độ về đêm trên núi lại xuống rất thấp, ban ngày cũng thấp hơn ở đồng bằng nên có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng của cây.

Ngoài ra, trên núi cao gió thổi cũng mạnh hơn ở đồng bằng làm cho cây phải mọc nghiêng hoặc nằm rạp xuống. Nếu có dịp đi qua Hoàng Sơn ở An Huy (Trung Quốc), bạn sẽ thấy những cây tùng Hoàng Sơn nổi tiếng: thân cây rất thấp, uốn ngược chiều gió như chào đón khách tới thăm vì thế được gọi là “tùng đón khách”. Gió trên núi đã tạo cho cây tùng có dáng như vậy.

Do tác động tổng hợp của các điều kiện trên, nên cây trên núi cao có dáng thấp hơn cây ở đồng bằng.

Còn câu 2, xin đính chính là Hoa chứ, sao lại là cây được? :-S Cây thì chỉ có cái màu đen đen thâm thâm hay xanh xanh là chủ yếu thôi mà bạn, lấy đâu mà sặc sỡ? :-S

:)
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

@kool_boy_98: Cảm ơn anh ạ :D Tại câu hỏi yêu cầu là "cây" nên là bạn ấy cũng sẽ trả lời là "cây", em cũng không để ý :D

@mrtori: Bạn muốn thuyết phục ? Vậy thì mình sẽ giải thích cho bạn nhé ! :p

Chắc bạn cũng biết ánh sáng và không khí là những yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Nếu không có ánh sáng và không khí thì cây sẽ không thể quang hợp, từ đó không sinh được ra tinh bột và các chất hữu cơ để nuôi sống cây. Từ không thể sinh ra thì lượng tinh bột và chất hữu cơ trong cây sẽ cạn kiệt dần vì cây cứ sử dụng lượng dinh dưỡng đó mà không sản sinh thêm chất dinh dưỡng mới để mà bù đắp vào cái chỗ dinh dưỡng đã bị mất. Dùng mãi rồi cũng sẽ hết. Mà hết thì cây sẽ phát triển chậm, còi cọc... dần dần dẫn đến cây chết

Tức là: phải cần có ánh sáng và không khí để cây tồn tại

Bây giờ ta sinh ra hai trường hợp (đơn giản, cùng hướng thôi) là:

TH1: Lượng ánh sáng và không khí có chất lượng tốt (ánh sáng mạnh nhưng không quá gay gắt, không khí trong lành)
TH2: Lượng ánh sáng và không khí ô nhiễm, không đảm bảo được cho cây sinh trưởng bình thường (ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh, không khí bị ô nhiễm)

Bạn cứ đơn giản hóa nó đi, đừng nghĩ nó là cây mà hãy nghĩ đó là người, nhé ! :D

Nếu bạn sống trong một môi trường thiếu ánh sáng, không khí bị ô nhiễm, liệu bạn có thể phát triển bình thường được hay không ? Sống trong một môi trường thiếu ánh sáng, bạn sẽ bị thiếu đi Vitamin D (có trong ánh nắng), chưa kể tới việc bạn sẽ khó lòng mà hoạt động được trong một tầm nhìn bị hạn chế (tối om rồi còn đâu, đúng không ? Mà có thấy thì cũng chỉ lờ mờ...) Không khí bị ô nhiễm, bạn sẽ thấy rất khó thở đúng không ? Do lượng CO2 trong không khí lúc này nhiều hơn lượng O2, mà khi đó, bạn hít không khí vào thì lượng CO2 bạn nhận được sẽ nhiều hơn lượng O2, đúng không ? Khi lượng O2 cung cấp cho cơ thể không đủ thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi do lượng máu lưu thông cơ thể không tốt, từ đó sẽ sinh ra nhiều thứ khác.... (thứ gì thì chắc bạn biết, mình khỏi nói nha :p)

Bạn đã bao giờ đi rừng chưa ? :D

Lên rừng, bạn sẽ thấy không khí rất là thoáng đãng, trong lành. Bạn thấy dễ thở, sảng khoái hơn là ở thành phố chật chội toàn khói xe, đúng không ? Kể cả khi bạn ngồi điều hòa thì phòng vẫn bí, phải không ? :D

Do ở trên vùng rừng núi, khí hậu trong lành và cân bằng hơn so với ở thành phố. Lượng CO2 và O2 lúc này cân bằng hoặc là O2 nhiều hơn CO2 một chút. Khi bạn hít vào thi cơ thể sẽ được nhận được một lượng đủ O2, máu lưu thông tốt, dẫn đến bạn sẽ cảm thấy rất sảng khoái. Ánh nắng nhiều mà không quá gay gắt, khiến cho bạn có thể dễ dàng vui chơi, hoạt động, đúng không ? Trong những lúc hoạt động như thế bạn còn được tiếp thêm một lượng Vitamin D vào trong cơ thể do da tiếp nhận ánh nắng nữa, đúng không ? :D

Đấy là đối với người thì ánh nắng nó mang ý nghĩa tưởng chừng rất nhỏ nhoi thế thôi. Có lẽ bạn chưa từng biết một cuộc sống thiếu ánh sáng nó sẽ như thế nào đâu :D (cái này mình đoán thôi đấy nhé! Đừng bảo là mình nói rằng bạn chưa biết ! :p)

Đối với thực vật thì ánh sáng còn góp phần quan trọng hơn lắm lắm đó! :D

Như mình đã đề cập ở trên, do ở trên vùng núi cao (như bạn đề cập ở câu hỏi) không khí trong lành hơn, ảnh hưởng tốt đến thực vật, khiến cho chúng phát triển tốt hơn. Nếu cây cối phát triển tốt hơn thì chắc chắn rằng trong cây có nhiều dưỡng chất. Lại áp dụng vào người nhé: bây giờ đem một người một tuần không được ăn, không được uống gì, so sánh với một người được ăn uống đầy đủ, bạn thấy sắc mặt người nào hồng hào hơn ? :D

Do trong tế bào cây (và cả hoa) có các tế bào sắc tố, khi dưỡng chất đầy đủ chúng sẽ hoạt động tốt, còn khi dưỡng chất không đầy đủ (và cả thiếu ánh sáng) thì chúng sẽ dần dần bị triệt tiêu khỏi các tế bào, các tế bào dần dần mất các sắc tố màu đó trở nên nhợt nhạt, không đậm sắc

Do trong cây có nhiều dưỡng chất, đồng thời như hai người ở trên nói: trong ánh sáng mặt trời có các sắc tố (thuộc 7 màu của cầu vồng), khi cây phát triển tốt sẽ tiếp nhận tốt được những sắc tố và dưỡng chất đó, các tế bào sắc tố trong cây hoạt động tốt, cây sẽ mang màu sặc sỡ....

Tới đây bạn hiểu rồi chứ ? Nếu có gì chưa hiểu thì bạn tiếp tục post câu hỏi lên đây nhé ! :D

Chúc bạn học tốt :D
 
Last edited by a moderator:
M

mrtori

Các bạn thân mến! Tất cả chỉ là sự thích ứng với điều kiện môi trường thôi.

Cây trên núi thấp là do trên núi Gió rất mạnh và lạnh nên cây phải thấp và cành lá khẳn khiu để chống chọi với gió. Lá phải nhỏ, dày thuôn dài.
cây thường bò sát mặt đất để tận dụng lượng nhiệt của mặt đất .Khi ta mang cây này về trồng ở đồng bằng thì cây sẽ cao trở lại.

Do trên núi ánh sáng mạnh nên lá có lông hoặc phủ sáp để chống nóng. Tia cực tím chiếu mạnh nên cây tổng hơp thêm Caroten để hấp thu tia cực tím và ánh sáng xanh tăng cường khả năng quang hợp và tăng lượng nhiệt cho cơ thể để chống lạnh, do đó Không những hoa mà thân lá đều có màu sặc sở.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom