Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
TPO - Kết thúc bài thi tổng hợp môn khoa học xã hội sáng nay 24/6, nhiều thí sinh nhận định đề lịch sử khó còn địa lý và giáo dục công dân dễ thở hơn.
Sáng nay, thí sinh trên cả nước bước vào bài thi cuối cùng là Khoa học xã hội. Do nhiều thí sinh chỉ xét tuyển các khôí A, B, D... nên nhiều điểm thi đã hoàn tất nhiệm vụ coi thi từ chiều hôm qua.
Ghi nhận tại TPHCM, sáng nay có khoảng 22.000 thí sinh dự thi bài thi KHXH trong tổng số 71.000 thí sinh dự thi trên toàn thành phố
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, PGĐ Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, sau khi kết thúc bài thi Ngoại ngữ chiều qua, 23/6, TPHCM có 29 điểm thi đã hoàn tất nhiệm vụ coi thi do không có thí sinh dự thi bài thi KHXH.
Còn lại 95 điểm thi sẽ làm nốt công việc hôm nay. Trong đó, có 1 số điểm thi chỉ có 1 thí sinh dự thi ở 1 phòng. Như điểm thi THCS Võ Trường Toản, quận 1 có 1 thí sinh dự thi môn GDCD.
Danh sách các cụm thi hoàn thành nhiệm vụ sau bài thi môn Ngoại ngữ.
Nhiều phòng thi có 1 thí sinh
Ông Nguyễn Hữu Khương, điểm trưởng điểm thi trường THPT Bất Bạt (Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, bài thi Khoa học xã hội trường có 25 phòng thi, trong khi bài thi Khoa học tự nhiên chỉ có 11 phòng thi.
Trong khi thí sinh thi bài thi Khoa học tự nhiên đều đăng ký dự thi đủ 3 môn thi thì bài thi Khoa học xã hội phải phân ra thành 6 loại phòng thi theo nhu cầu thí sinh đăng ký. Trong đó có 3 phòng thi có 1 thí sinh gồm: 1 thí sinh chỉ thi môn giáo dục công dân, 1 thí sinh thi hai môn Địa lý và Giáo dục công dân, 1 thí sinh thi môn sử. Đồng thời, cũng có 1 phòng thi chỉ có 2 thí sinh thi Địa lý.
Tuy nhiên, trong ngày làm thủ tục dự thi, một thí sinh đăng ký dự thi không có danh sách trong bài thi Khoa học Xã hội nhưng có danh sách trong các môn khác. Chính vì vậy, điểm thi đã bố trí thêm một phòng thi bài thi Khoa học Xã hội cho thí sinh này.
Nhiều điểm thi khá vắng thí sinh. Ảnh Như Ý.
Tại điểm thi trường Thpt Lạng Giang 1, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, cô Nguyễn Thị Mai Hạnh, điểm trưởng cho biết bài thi tổ hợp KHXH có 25 phòng thi. Trong đó có một phòng thi có 3 thí sinh thi môn Lịch Sử.
Sau khi kết thúc bài thi môn Lịch sử, 3 thí sinh được ngồi đợi tại phòng chờ của điểm thi. Hết giờ thi sẽ rời khỏi trường thi như các thí sinh khác.
Lịch sử khó thi sinh, địa lý và giáo dục công dân dễ thở
Sau khi kết thúc môn thi đầu tiên, các thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Nhiều thí sinh đánh giá đề thi Lịch sử năm nay khá mới mẻ với hình thức thi trắc nghiệm.
Các thí sinh tại điểm thi Trường Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Nội. Ảnh Như Ý
Trao đổi với phóng viên, nhiều thí sinh ở điểm thi Lương Sơn, Hòa Bình cho hay "Đề thi trắc nghiệm Lịch sử năm nay cần thí sinh vận dụng tư duy khá nhiều. Với các thí sinh đăng ký môn thi Lịch sử, chắc chắn các bạn sẽ làm được 8-9 điểm. Tuy nhiên, đối với những bạn không theo môn học này thì chỉ làm được vài câu đầu và đủ điểm tốt nghiệp thôi. Càng về sau, các câu hỏi trong đề thi càng khó, có tính phân loại rõ rệt".
Các học sinh khẳng định các câu về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mỹ La tinh hay châu Á đòi hỏi học sinh phải ôn bài kỹ chứ không thể học tủ.
"Em cho rằng đề thi chính thức khó hơn nhiều so với các đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đưa ra trước đó. Đề thi Lịch sử năm nay thật sự đã làm khó những thí sinh như em. Em mong mình đạt 6-7 điểm vì điểm số môn này sẽ tính vào điểm ở trường ĐH mà em đăng ký", một học sinh bày tỏ.
Sau khi ra khỏi phòng thi, một số thí sinh tự do cho biết đề Địa lý có tính vận dụng cao, yêu cầu thí sinh hiểu biết thực tế. Đề thi có câu hỏi tại sao diện tích nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long giảm; việc này đòi hỏi thí sinh phải hiểu tình hình thực tế, vấn đề nhiễm mặn...
Còn nhiều học sinh khác lại nhận định đề thi môn thành phần GDCD rất hay, thú vị. Đề có 40 câu trong đó có nhiều câu yêu cầu xử lý những tình huống từ thực tiễn.
Với ba môn tổ hợp Khoa học xã hội, sĩ tử cả nước chính thức kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia. Chiều nay, bộ GD&ĐT sẽ công bố đáp án chính thức các môn thi, cùng với đó là họp báo để thông tin về toàn bộ kỳ thi.
Sáng nay, thí sinh trên cả nước bước vào bài thi cuối cùng là Khoa học xã hội. Do nhiều thí sinh chỉ xét tuyển các khôí A, B, D... nên nhiều điểm thi đã hoàn tất nhiệm vụ coi thi từ chiều hôm qua.
Ghi nhận tại TPHCM, sáng nay có khoảng 22.000 thí sinh dự thi bài thi KHXH trong tổng số 71.000 thí sinh dự thi trên toàn thành phố
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, PGĐ Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, sau khi kết thúc bài thi Ngoại ngữ chiều qua, 23/6, TPHCM có 29 điểm thi đã hoàn tất nhiệm vụ coi thi do không có thí sinh dự thi bài thi KHXH.
Còn lại 95 điểm thi sẽ làm nốt công việc hôm nay. Trong đó, có 1 số điểm thi chỉ có 1 thí sinh dự thi ở 1 phòng. Như điểm thi THCS Võ Trường Toản, quận 1 có 1 thí sinh dự thi môn GDCD.
Danh sách các cụm thi hoàn thành nhiệm vụ sau bài thi môn Ngoại ngữ.
Nhiều phòng thi có 1 thí sinh
Ông Nguyễn Hữu Khương, điểm trưởng điểm thi trường THPT Bất Bạt (Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, bài thi Khoa học xã hội trường có 25 phòng thi, trong khi bài thi Khoa học tự nhiên chỉ có 11 phòng thi.
Trong khi thí sinh thi bài thi Khoa học tự nhiên đều đăng ký dự thi đủ 3 môn thi thì bài thi Khoa học xã hội phải phân ra thành 6 loại phòng thi theo nhu cầu thí sinh đăng ký. Trong đó có 3 phòng thi có 1 thí sinh gồm: 1 thí sinh chỉ thi môn giáo dục công dân, 1 thí sinh thi hai môn Địa lý và Giáo dục công dân, 1 thí sinh thi môn sử. Đồng thời, cũng có 1 phòng thi chỉ có 2 thí sinh thi Địa lý.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có hơn 430.000 thí sinh chọn thi môn giáo dục công dân, gần 500.000 thí sinh chọn môn địa lý, 513.000 thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử.
Tại Điểm thi ĐH Công nghiệp Hà Nội nhà A7, ông Nguyễn Đình Vinh, Điểm trưởng Điểm thi, phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam cho biết, điểm thi có 22 phòng thi bài thi Khoa học xã hội, 30 phòng thi khoa học tự nhiên. Điểm thi không có phòng chờ cho thí sinh. Đến giờ thi môn nào đăng ký thì thí sinh đến dự thi.Tuy nhiên, trong ngày làm thủ tục dự thi, một thí sinh đăng ký dự thi không có danh sách trong bài thi Khoa học Xã hội nhưng có danh sách trong các môn khác. Chính vì vậy, điểm thi đã bố trí thêm một phòng thi bài thi Khoa học Xã hội cho thí sinh này.
Nhiều điểm thi khá vắng thí sinh. Ảnh Như Ý.
Tại điểm thi trường Thpt Lạng Giang 1, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, cô Nguyễn Thị Mai Hạnh, điểm trưởng cho biết bài thi tổ hợp KHXH có 25 phòng thi. Trong đó có một phòng thi có 3 thí sinh thi môn Lịch Sử.
Sau khi kết thúc bài thi môn Lịch sử, 3 thí sinh được ngồi đợi tại phòng chờ của điểm thi. Hết giờ thi sẽ rời khỏi trường thi như các thí sinh khác.
Lịch sử khó thi sinh, địa lý và giáo dục công dân dễ thở
Sau khi kết thúc môn thi đầu tiên, các thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Nhiều thí sinh đánh giá đề thi Lịch sử năm nay khá mới mẻ với hình thức thi trắc nghiệm.
Các thí sinh tại điểm thi Trường Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Nội. Ảnh Như Ý
Trao đổi với phóng viên, nhiều thí sinh ở điểm thi Lương Sơn, Hòa Bình cho hay "Đề thi trắc nghiệm Lịch sử năm nay cần thí sinh vận dụng tư duy khá nhiều. Với các thí sinh đăng ký môn thi Lịch sử, chắc chắn các bạn sẽ làm được 8-9 điểm. Tuy nhiên, đối với những bạn không theo môn học này thì chỉ làm được vài câu đầu và đủ điểm tốt nghiệp thôi. Càng về sau, các câu hỏi trong đề thi càng khó, có tính phân loại rõ rệt".
Các học sinh khẳng định các câu về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mỹ La tinh hay châu Á đòi hỏi học sinh phải ôn bài kỹ chứ không thể học tủ.
"Em cho rằng đề thi chính thức khó hơn nhiều so với các đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đưa ra trước đó. Đề thi Lịch sử năm nay thật sự đã làm khó những thí sinh như em. Em mong mình đạt 6-7 điểm vì điểm số môn này sẽ tính vào điểm ở trường ĐH mà em đăng ký", một học sinh bày tỏ.
Bắc Giang có 1 thí sinh bị đình chỉ do mang tài liệu vào phòng thi môn Sử. Đó là thí sinh mang số báo danh 1800 2695 tại điểm thi trường THPT Lục Ngạn 3.
Trong khi đó, các thí sinh đăng ký thi môn Địa lý và giáo dục công dân lại đánh giá đề thi khá dễ.Sau khi ra khỏi phòng thi, một số thí sinh tự do cho biết đề Địa lý có tính vận dụng cao, yêu cầu thí sinh hiểu biết thực tế. Đề thi có câu hỏi tại sao diện tích nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long giảm; việc này đòi hỏi thí sinh phải hiểu tình hình thực tế, vấn đề nhiễm mặn...
Còn nhiều học sinh khác lại nhận định đề thi môn thành phần GDCD rất hay, thú vị. Đề có 40 câu trong đó có nhiều câu yêu cầu xử lý những tình huống từ thực tiễn.
Với ba môn tổ hợp Khoa học xã hội, sĩ tử cả nước chính thức kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia. Chiều nay, bộ GD&ĐT sẽ công bố đáp án chính thức các môn thi, cùng với đó là họp báo để thông tin về toàn bộ kỳ thi.