thi HSG văn 11

S

socola01

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Còn khoảng 2 tuần nữa là em thi HSG văn cấp tỉnh rồi, hum nay lên mạng thấy có nhiều đề thi khá hay và khó từ các trường khác. Các anh chị giúp em lập dàn ý một vài đề nhé. Em cảm ơn :)

Đề 1: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Trong khoảng một trang giấy thi hãy phát biểu những suy tưởng của Anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.

Đề 2:
Theo Lê-ô-nốp: "Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện về hình thức và khám phá về nội dung".
Theo anh chị có thể xem truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm như thế được không? Từ những hiểu biết về tác phẩm này. Anh chị hãy chứng minh cho ý kiến của mình.

Đề 3
Khác biệt trong cảm nhận về sự chia lìa của Xuân Diệu ở đoạn thơ:
“...Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa?”
(Vội vàng)
Và Hàn Mặc Tử trong đoạn thơ:
“...gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thui, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
 
F

freakie_fuckie

Đề 1: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Trong khoảng một trang giấy thi hãy phát biểu những suy tưởng của Anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.



~> Hoàn cảnh không chi phối con người, ngược lại, ý chí con người mới là sức mạnh để quy phục hoàn cảnh. Đó là lý do mà "vùng sỏi đá khô cằn" vẫn có những "cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp". Hoàn cảnh sống dù có chuối củ như thế nào thì vẫn sẽ những con người vươn lên và tỏa sáng.
Khi ấy thì vẻ đẹp của con người ta càng đáng được trân trọng hơn. Vẻ đẹp hiếm hoi của nhưng bông hoa đẹp nơi vùng đất khô cằn không còn sinh khí là vẻ đẹp đáng được ngợi ca nhất.







Đề 2:
Theo Lê-ô-nốp: "Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện về hình thức và khám phá về nội dung".
Theo anh chị có thể xem truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm như thế được không? Từ những hiểu biết về tác phẩm này. Anh chị hãy chứng minh cho ý kiến của mình.




Đề này tớ chưa đọc bao giờ :)) Chí Phèo thì kể cũng có đọc qua nhưng chưa bao giờ đọc với mục đích cảm thụ sâu về nội dung hay nghệ thuật.
Nhưng có lẽ là nó vẫn đi theo hướng thế này (chẳng biết lên học 11 cao thế rồi văn bản có đi theo hướng này nữa hay không :-SS )


1. Giải thích nhỏ
2. Chứng minh:
1. Nghệ thuật: cái "phát hiện" trong nghệ thuật ở đây có lẽ là cách sắp xếp, xây dựng bối cảnh một sơ đồ không gian chặt chẽ bao hàm ý nghĩa. Đọc truyện thì tạm thời tớ phát hiện ra một sơ đồ không gian thế này, chẳng biết có thiếu sót chỗ nào không :D:


Lò gạch bỏ không: cuộc đời bị bỏ rơi, bị xa lánh, hắt hủi ~~> Nhà tù: thế giới của bọn lưu manh, nơi tha hóa những con người lương thiện ~~> Túp lều ở vườn chuối của Chí Phèo : đây là địa ngục trần ai do Bá Kiến tạo ra, nơi giam cầm linh hồn của quỷ giữ, đồng thời đây cũng là nơi Chí Phèo gặp gỡ một con người lương thiện chịu chấp nhận hắn, nơi cho hắn tình yêu thương và đánh thức cái thiện trong con người hắn ~~> Cái lò gạch bỏ không: lặp lại tuần hoàn, đời của một thằng khốn cha truyền con nối quẩnh quanh bế tắc.

Tức kết cấu nghệ thuật tình huống truyện và địa điểm nghệ thuật ở đây là một kết cấu vòng tròn có dụng ý


2. Nội dung : Thì chắc là giá trị nhân sinh.


Đề này tớ làm theo cảm tính, đúng thì đúng chẳng đúng thì sai :)) :D



Đề 3 thì cứ...từ từ đã ;) Tối về nghiên cứu thử xem :))
 
Top Bottom