thi học kì văn lớp 8 thì viết văn bài gì ? giúp mình làm luôn đề bạn đưa ra nhá !

H

heroineladung

Ấn đúng giúp mình nha! Thanks nhiều!

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8
(Thời gian làm bài 90 phỳt)
I. Trắc nghiệm khỏch quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời cỏc cõu hỏi bằng cỏch khoanh trũn vào một chữ cỏi trước câu trả lời đúng.
1. Thể văn nghị luận cổ nào dướí đây thường dùng để cụng bố kết quả một sự nghiệp ?
A. Chiếu B. Hịch C. Cỏo D. Tấu
2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tỏc giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện điều gỡ ?
A. Nỗi nhớ về quỏ khứ vàng son B. Khỏt vọng làm chủ thế giới
C. Tỡnh yờu nước nồng nàn D. Khỏt vọng tự do mónh liệt
3. Văn bản nào dưới đây khụng phải là văn bản nhật dụng ?
A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 B. Đi bộ ngao du
C. Bài toỏn dõn số D. ễn dịch, thuốc lỏ
4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong cõu:“Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ……”
A. Bố cục chặt chẽ B. Giọng điệu hùng hồn
C. Cỏc biện phỏp tu từ D. Tỡnh cảm chõn thành
5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ?
A. Khi trời trong, giú nhẹ, sớm mai hồng
B. Thẻ của nó, người ta giữ; hỡnh của nú, người ta đó chụp rồi
C. Bạc phơ mái tóc người cha
D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập.
6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường” ?
A. Điệp từ B. Nhõn hoỏ C. So sỏnh D. Hoỏn dụ
7. Cỏc cõu:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đó lõu,” thuộc kiểu cõu gỡ ?
A. Cõu nghi vấn B. Cõu cầu khiến C. Cõu trần thuật D. Cõu cảm thỏn
8. “Lượt lời” là gỡ ?
A. Là việc cỏc nhõn vật nói năng trong hội thoại
B. Là lời núi của cỏc nhõn vật tham gia hội thoại
C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại
D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau
9. Bộ phận nào được thay đổi trật tự trong câu: “Những cuộc vui ấy chị cũn nhớ rất rừ.”
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Định ngữ D. Bổ ngữ
10. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt ?
A. Học sinh lớp Một là một trỡnh độ phát triển, có những đặc trưng riêng.
B. Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.
D. Sầu riờng là loại trỏi quý của miền Nam.
11. Cỏc từ cầu khiến: “hóy, đừng, chớ, nên, cần, phải…” thuộc từ loại gỡ ?
A. Phú từ B. Đại từ C. Quan hệ từ D. Tỡnh thỏi từ
12. Cõu“Xin đảm bảo mỡnh sẽ trả sỏch cho cậu đúng hẹn” thể hiện mục đích nói gỡ?
A. Xin lỗi B. Hứa hẹn C. Cam đoan D. Cảm ơn
II. Tự luận (7 điểm).
Câu 1 (1 điểm). Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pỏc Bú” (thơ Hồ Chủ tịch).
Câu 2 (6 điểm). Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiờn, gần đây một số học sinh đó quờn đi điều đó. Em hóy viết bài văn nghị luận để nói rừ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm , 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án tương ứng là C D B D D A C D D A A B

II. Phần tự luận (7 điểm):
Câu 1 (1 điểm): Chép lại chính xác bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” (Thơ Hồ Chủ Tịch)
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
Cuộc đời Cách mạng thật là sang.”
Câu 2 (6 điểm)
Nhân dân ta vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên, gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
Yêu cầu:
- Thể loại: Nghị luận tổng hợp.( Giải thích, chứng minh…)
- Nội dung: Làm rõ : "Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Biết trọng thầy và đạo lý ở đời.
A. Mở bài (1 điểm):
- (0,25 đ) Dẫn dắt.
- (0,5đ) Khái quát nội dung câu tục ngữ “Tôn sư trọng đạo”.
- (0,25 đ) Dẫn trích câu tục ngữ.
B. Thân bài (4 điểm):
a. (1 đ) Giải thích câu tục ngữ .
- “Sư” nghĩa là thầy – “Tôn sư” nghĩa là tôn trọng thầy.
- “Đạo” là đạo đức, lẽ phải.
- “Trọng đạo” là coi trọng đạo đức làm người.
- Nghĩa bao trùm:Người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, quý trọng thầy.
b. ( 1,5đ) Tại sao phải tôn sư trọng đạo ( tại sao phải biết ơn và quý trọng thầy).
- Vì không có thầy thì không có hiểu biết về tri thức “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Một chữ cũng do thầy mà nửa chữ cũng do thầy “Không thầy đố mày làm nên”- không có thầy không có sự nghiệp, không có công danh…
- Người thầy ngoài việc cung cấp kiến thức văn hoá còn giáo dục đạo đức, lễ nghĩa…đạo làm người. Có thể so sánh công lao thầy cô sánh với công ơn của cha mẹ.
c. (1,5 đ) Tình cảm, thái độ với thầy cô như thế nào.
- Tôn trọng, biết ơn, nghe lời.
- Một số biểu hiện sai trái trong xã hội hiện nay.
C. Kết bài (1 điểm)
- (0,5 đ) Khẳng định vai trò của ngưởi thầy trong thời đại hiện nay.
- (0,5 đ) Suy nghĩ bản thân mình.
 
H

heroineladung

Thêm 1 câu nữa nhé!

Đề : Trang phục văn hóa học đường. Hiện nay trong trường chúng ta có rất nhiều bạn ăn mặc không đúng đắn với một học sinh, em hãy khuyên các bạn ấy.
Bài làm:
Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc... thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục...

Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác... của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.

Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn... lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v...

Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).

Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa... hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v...), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.

Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa ... trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.

Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng...) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.

Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.

Trang phục hay hiện tượng nổi của nó - mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội ... Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.

a. Trước hết là những tác động ngoại tại, mang tính xã hội của truyền thống dân tộc, của hệ thống kinh tế văn hóa, của đạo đức, môi trường, tâm sinh lý, giới tính, nghề nghiệp của chủ thể trang phục (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng).

- Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, việc những người nông dân Bắc Bộ mặc bộ quần áo nâu sồng, rộng rãi hay váy, yếm, đi dép cỏ, guốc mộc.... không chỉ là điều ngẫu nhiên. Việc “cấm quần không đáy” làm xuất hiện hiện tượng đàn bà (thời Minh Mệnh) ra đường phải mặc quần cũng là hiện tượng tất yếu (dù bị ép buộc). Rồi ngày xưa, trang phục được quy định tương đối rõ ràng: Long bào của vua, phẩm phục của quan, nhung phục của binh, lễ phục, thường phục của dân... Đó là chưa kể đến sự đa dạng của hiếu phục, hỉ phục, trang phục ngày lễ, ngày hội... Có thể nói, dù tiến bộ hay không tiến bộ, song những yếu tố truyền thống ấy tác động, chi phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và đổi mới trang phục mạnh mẽ, song, dù thế, nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại, phải dựa vững chắc trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định hình trong xã hội. Và để trở thành một phương thức, một biểu trưng, thì trang phục hiện thời phải đáp ứng được chí ít hai điều kiện: 1, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại và 2, phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn về trang phục của truyền thống dân tộc.

- Yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho mốt trang phục cũng như thị hiếu trang phục hình thành, vận động, biến đổi và thích ứng cuộc sống. Chính xác hơn, trang phục phải phù hợp định hướng giá trị của xã hội, nhóm xã hội theo những tiêu chuẩn chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, chuẩn mực xã hội.... Cho đến nay ở ta chưa có một thể chế hóa mang tính nhà nước về trang phục, song, rõ ràng sự ảnh hưởng của truyền thống trang phục và dư luận xã hội cũng đã đảm bảo một định hướng khá rõ ràng về phương thức trang phục có tính xã hội.

- Yếu tố văn hóa và một số yếu tố khác của chủ thể biểu hiện trang phục (trình độ văn hóa, hình thể, tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi...) của cá nhân hay nhóm xã hội là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến trang phục. Trong thực tiễn đa dạng, phong phú của chủ thể trang phục cũng như kiểu dáng.

Trang phục thể hiện trình độc văn hóa của mỗi con người, vì vậy háy biết ăn mặc sao cho phù hợp để thể hiện mình là ngưòi có văn hóa.
 
Top Bottom